Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do khai thác than gây ra đối với sức khỏe con người và kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 92 - 99)

Trong khi đó, GDP của ngành dịch vụ tăng từ 34% lên 44,2%.

3.1.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do khai thác than gây ra đối với sức khỏe con người và kinh tế, xã hộ

với sức khỏe con người và kinh tế, xã hội

Một là, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

* Đối với người lao động trực tiếp trong ngành than

Khai thác than là ngành lao động nặng nhọc, độc hại nguy hiểm chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Hầu hết các mỏ than đều có kiến tạo phức tạp, công nghệ khai thác lạc hậu, thủ công là chủ yếu, điều kiện môi trường lao động rất khắc nghiệt. Những người lao động ở các mỏ than lộ thiên chịu ảnh hưởng nhiều của ơ nhiễm khơng khí, tiếng ồn, bụi…Những người lao động ở các mỏ hầm lò phải làm việc dưới hầm sâu, chật hẹp, gị bó, tối tăm, thường xun tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp như bụi than đá, kim loại (cadinum, mangan…) phóng xạ, bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rung chuyển và các loại khí độc CH4, CO, CO2.

Người lao động khai thác mỏ luôn luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động do lở đất đá, sập hầm, bục nước, nhiễm độc khí Mêtan và mắc các bệnh nghề nghiệp như: bệnh bụi phổi, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh viêm phế quản mãn tính… Thí dụ: cơng nhân khoan có thể cùng một lúc bị mắc bệnh điếc nghề nghiệp và bệnh bụi phổi nghề nghiệp, hoặc vừa mắc bệnh điếc nghề nghiệp lại vừa mắc bệnh rung cục bộ tần số cao; công nhân khai thác và chế biến mỏ kim loại có thể vừa mắc các bệnh bụi phổi nghề nghiệp lại vừa bị nhiễm độc nghề nghiệp do thành phần kim loại của quặng mỏ hoặc kết hợp thêm cả viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

Theo Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, tỷ lệ mắc bệnh phổi - Silic trong công nhân khai thác than từ 3 - 14%, trong đó khai thác than hầm lò là chủ yếu (70%) và bệnh viêm phế quản mãn tính là khoảng 60%, bệnh lao 4%. Ngồi ra, do điều kiện lao động ẩm ướt, tỷ lệ bệnh do nghề nghiệp của công nhân khai thác than là khoảng 40,8%, trong đó, bệnh nấm da có tỷ lệ mắc cao nhất là 27,5%.

* Đối với dân sinh sống trên địa bàn khai thác than

Môi trường nước và mơi trường khơng khí là một trong những thành phần mơi trường có vai trị quan trọng đối với đời sống con người cũng như sức khỏe con người.

Trong giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nguồn nước mặt đã và đang chịu ảnh hưởng xấu từ các hoạt động sản hoạt động khai thác than. Một số nguồn nước mặt bị ô nhiễm như: suối Lán Tháp - Vàng Danh do chịu ảnh hưởng của các hoạt động khai thác than của các mỏ than khu vực Vàng Danh, nên chất lượng nước có hàm lượng chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng cao, không đáp ứng yêu cầu đối với hạng A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích sinh hoạt. Hồ Yên Lập hiện tại bị tác động bởi hoạt động khai thác than hầm lò, chất lượng nước hiện tại đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ. Các nguồn nước mặt trên đều là những nguồn cấp nước sinh hoạt cho dân cư một số khu vực trên địa bàn tỉnh, do đó việc ô nhiễm các nguồn nước này sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống cũng như sức khỏe con người.

Theo kết quả các báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 thì mơi trường khơng khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có dấu hiệu của việc ô nhiễm các hạt bụi. Nồng độ bụi đo được tại nhiều điểm trong tỉnh đã vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh. Việc ơ nhiễm bụi trong khơng khí tác động lớn đến sức khỏe của con người bởi các hạt bụi tồn tại trong khơng khí q lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến q trình hơ hấp, cũng như chức năng hô hấp của con người. Tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với mơi trường khơng khí ơ nhiễm bụi sẽ làm hỏng các mô phổi, làm gia tăng tỷ lệ ung thu, chết trẻ [55, tr.231].

Số liệu thống kê thực tế cũng cho thấy tỷ lệ số người bị các bệnh hô hấp ở Quàng Ninh cao hơn từ 4-5 lần so với các địa phương kém phát triển như Bắc Kạn, Điện Biên [55, tr.235].

Hai là, những thiệt hại KT-XH do ONMT bởi khai thác than ở Quảng Ninh:

Tổn thất kinh tế do ONMT gây ra thường được đánh giá trên các mặt: con người, mùa màng, du lịch, đánh bắt thủy hải sản và sau mỗi vụ thảm họa hoặc sự cố do ONMT.

(1) Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật.

Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm khơng khí ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm các khoản chi phí: chí phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do

tại Quảng Ninh, ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm khơng khí tác động đến sức khỏe trung bình trên đầu người mỗi năm là 325.000 đồng [3] (Dự án "Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ONMT tới sức khỏe cộng đồng" Cục BVMT (2007)).

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010) khi tổng quan môi trường Việt Nam cho biết: Kết quả chụp X quang tim phổi 372 người lao động tại mỏ than Hà Tu cho thấy 115 người bị nghi bụi phổi, 10 người có biểu hiện nhiều vết mờ ở giữa phổi, hai bên phổi hoặc hạ đòn phổi do xơ hóa tổn thương phổi cũ, 23 người bị bệnh viêm phế quản. Kết quả chụp X quang tim phổi của 367 người lao động ở Công ty than Đèo Nai thì có 128 người bị nghi bụi phổi, 19 người có biểu hiện nhiều vết mờ ở giữa phổi, hai bên phổi hoặc hạ địn phổi do xơ hóa tổn thương phổi cũ, 2 người bị quai động mạch chủ giãn. Các bệnh này chủ yếu xuất hiện ở những người lao động có tuổi nghề từ 20 - 30 tuổi và làm việc với các vị trí lao động như lái xe, vận hành máy xúc, vận hành máy gạt và lao động sàng than.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh, từ năm 2009-2013 khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động chỉ bằng khoảng 2-4% so với tổng số người lao động trong ngành than. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp của người lao động ngành than có từ 5-40% trong mỗi đợt khám.

"Qua điều tra, cứ 4.000 người dân Quảng Ninh có 2.500 mắc bệnh, trong đó, có 80% bệnh phổi, bệnh phế quản, tai mũi họng… nếu tính đúng, tính đủ các loại chi phí, kê chi phí để phải giải quyết vấn đề mơi trường (khơng ít hơn 40 - 50 tổng chi phí khai thác than theo kinh nghiệm của Thế giới) thì khai thác than cần được xem xét một cách cẩn trọng" [46, tr.46].

(2) Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến thủy sản, nông nghiệp và sản xuất rừng. + Ảnh hưởng đến thủy sản, nông nghiệp.

Ơ nhiễm mơi trường cũng gây những thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác nuôi trồng thủy hải sản. ONMT nước là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiệt hại đối với ngành thủy sản; ONMT khơng khí, nước mặt, đất gây ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và cây trồng. Những vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống người nơng dân mà cịn gây ra những tổn thất nghiêm trọng tới vấn đề PTKT khu vực nông thôn.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tại khu vực Quảng Ninh đã bị giảm sút nhiều do vấn đề ô nhiễm nước mặt, đặc biệt là nước biển. Chất lượng nước biển suy giảm do ô nhiễm dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của các loài sinh vật gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng ven bờ, đặc biệt là ven Vịnh Bái Tử Long nơi có hệ sinh thái san hơ đỏ bị suy giảm [55].

Thị xã Đông Triều - vùng trọng điểm lúa của tỉnh là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất: gần 7.000 ha lúa và hoa màu đang đối mặt với nạn hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng trong khi nhiều hồ thủy lợi lớn bị ô nhiễm, tài nguyên rừng bị suy thối, gây cạn kiệt dịng sinh thủy, gây ngập úng và hạn hán cục bộ, làm bồi lắng lịng hồ, ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống dân sinh các khu vực lân cận. Trong tổng số 25 hồ chứa nước ở thị xã Đơng Triều đã có gần một nửa bị bồi lấp, nguồn nước bị chua hóa từ q trình sản xuất than gây ra, trong đó có nhiều hồ bị chua hóa nặng, độ pH đều ở mức dưới 3,5 (pH tiểu chuẩn từ 5 - 5,5). Tình trạng ơ nhiễm nguồn nước đang âm thầm hủy hoại năng suất cây trồng, vật nuôi và nguy cơ bị cắt đứt toàn bộ nguồn thủy sản trong tương lai gần [72].

Thiệt hại về rừng: Quảng Ninh là vùng núi phía Bắc với diện tích xấp xỉ 609.897,94ha (theo số liệu thống kê đất đai năm 2009), bao gồm rừng là 319.980,03 ha và đất sản xuất nông nghiệp khoảng 53.764,02 ha. Hầu hết các mỏ than có trữ lượng lớn đều nằm ở vùng địa hình cao tại tỉnh Quảng Ninh. Theo số liệu thống kê năm 2010, khoáng sản than chiếm 50% tổng diện tích đất, 43% diện tích rừng và 14% khu vực cơng nghiệp và khu dân cư. Diện tích rừng ở Quảng Ninh đã suy giảm từ 42% năm 2.000 xuống 18-20% năm 2009 do các hoạt động trực tiếp khai thác và dịch vụ mỏ trong vùng này. Ví dụ như sự phá hủy rừng do khai thác hầm lò từ khi thăm dò và xây dựng khu mỏ. Vì lý do đó, số lượng sản phẩm từ rừng hàng năm ngày càng suy giảm. Hơn nữa khi khoáng sản than được khai thác đã mang đi bất kỳ khu vực nào của đất trồng rừng, thêm nữa là chi phí cơ hội của đất trồng rừng đã phát sinh do q trình khai thác, HĐKT cịn gây ra thiệt hại cho các sản phẩm rừng khác như củi, gỗ và thịt thú rừng [54].

Trong những năm qua, hoạt động phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân chính làm giảm diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Trong đó, khai thác than là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm thảm thực

vật trên địa bàn tỉnh. Năm 1993, đất dùng cho ngành than của tỉnh Quảng Ninh là 17.220,7ha, trong đó đất cho khai trường là 11.971,9 ha, đất làm bãi thải là 1.868ha, đất làm mặt bằng và vùng đệm là 3.380,8ha. Trong vịng 20 năm (1973 - 1993), diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh bị mất 44.000ha và trữ lượng gỗ giảm 1,3 triệu m3. Rừng bị tàn phá ở mọi khu vực liên quan đến khai thác than. Những vùng có khai thác than lộ thiên như Cẩm Phả, Hịn Gai, Đơng Triều - Mạo Khê có nơi rừng bị phá tới 70-80%. (trích từ "Quy hoạch bảo vệ mơi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020").

Bảng 3.4: Thay đổi diện tích rừng trên địa bàn tỉnh những năm qua

Đơn vị: Ha

Năm

Loại 2005 (ha) 2010 (ha) 2014 (ha) Thay đổi (10-14)

- Diện tích đất có rừng 268.405 310.358 355.767 +45.409

- Rừng tự nhiên 167.502 147.329 131.133 -16.196

- Rừng trồng 100.903 163.029 224.634 +61.605

Nguồn: Định hướng kế hoạch hành động bảo vệ và phát triển lâm nghiệp Tỉnh Quảng ninh 2010 - 2015 tầm nhìn đến 2020; Quyết định 2984/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2014

Từ bảng trên cho thấy diện tích rừng tự nhiên năm 2014 trên địa bàn tỉnh giảm đi 16.196 ha so với năm 2014 (4.049 ha giảm mỗi năm tương đương với 2,7% diện tích rừng tự nhiên).

(3) Thiệt hại đối với hoạt động du lịch.

Ơ nhiễm mơi trường nói chung và ơ nhiễm khơng khí nói riêng đã và đang là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng. Theo số liệu thống kê, có 30% số khách bị suy giảm vì lý do hoạt động của ngành than (nguồn Dự án đánh giá phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long của Trường Đại học quốc gia Hà Nội, 2007).

Các mỏ than vùng Quảng Ninh (chủ yếu là các mỏ lộ thiên) đang uy hiếp ngày một gia tăng vào vẻ thơ mộng quyến rũ của Bái Tử Long và Hạ Long - nơi được UNESCO xếp hạng. Khai thác khoáng sản than là một trong tác nhân ảnh hưởng

đến chất lượng môi trường nước của vịnh. Trong khi đó hệ sinh thái san hơ rất nhạy cảm với chất lượng môi trường nước làm suy giảm hệ sinh thái rạng san hô gây ảnh hưởng đến tiềm năng du lịch.

(4) Phát sinh xung đột môi trường.

Xung đột mơi trường là xung đột về lợi ích giữa các nhóm xã hội trong khai thác và sử dụng tài nguyên và môi trường. Trong những năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng càng cao thì số các vụ xung đột môi trường ngày càng nhiều. Việc KTKS than vùng Quảng Ninh bừa bãi, xả chất thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý đã gây ONMT nguồn nước sinh hoạt, chất lượng khơng khí bị suy giảm, giảm diện tích đất canh tác… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của người dân trong khu vực. Vấn đề lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khỏe cộng đồng, điều này đã dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột môi trường trong cộng đồng. Tại Quảng Ninh, xung đột mơi trường có thể chia làm hai dạng chính: xung đột lợi ích và xung đột do cơ chế chính sách yếu kém.

Xung đột lợi ích thường xảy ra dưới dạng như cùng một dịng sơng, đối với cộng đồng dân cư địa phương thì đó là nguồn cung cấp thủy sản, nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt. Nhưng đối với các doanh nghiệp mỏ thì đó lại là nơi chứa đựng chất thải trong khai thác như nước thải mỏ, đất đá thải… Điển hình như ngày 25/11/2009, Cục C36 phối hợp cùng thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành công tác kiểm tra BVMT trong hoạt động khai thác của Công ty Vietmindo Energitama (PTVE). Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt các lỗi vi phạm trong công tác BVMT. Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng của doanh nghiệp này là việc đổ chất thải rắn (đất đá thải) không đúng quy định pháp luật. Đất đá thải đã lấp kín thung lũng, nơi có con suối ng Thượng Đông từ thượng nguồn về, làm chặn dòng chảy sinh thủy tạo thành một hồ nước lớn khoảng 2.000m2. Phần còn lại của con suối này chỉ còn dài khoảng 700m và đã bị bồi lấp, nâng cao đáy, thu hẹp dịng suối. Năm 2012, nhân dân thơn Miếu Thán rất bức xúc và có nhiều đơn kiện do nguồn nước suối Uông Thượng Đông bị ô nhiễm nặng, nước tại suối và hồ này

dụng nguồn nước này là nước sinh hoạt mà phải dùng nguồn nước từ giếng đào và giếng khoan. Một số hộ dân sử dụng nguồn nước này bơm vào hồ nuôi cá nhưng do nước bị ô nhiễm dẫn đến cá chết hàng loạt. Mặt khác, do công nghệ khai thác than cần phải nổ mìn đã ảnh hưởng đến nhà ở của người dân xung quanh. Điển hình là những vụ khiếu kiện, khiếu nại của người dân thôn Khe Sim, xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả về việc khai thác than tại mỏ than Dương Huy hơn chục năm qua đã làm cho hiện tượng giếng khô, nhà nứt, đường tan cụ thể như: 100% số hộ dân trong thơn khơng có nước sạch để dùng, trên 50% hộ dân nhà ở bị nứt tường, xô mái, hư hỏng. Mỗi ngày, hàng trăm lượt xe vận tải nặng với sức chở 35 - 40 tấn, cày xới liên tục trên mặt đường, người dân trong thôn luôn phải chịu cảnh "nắng bụi, mưa lầy" mà khơng có cách nào khắc phục được [55].

Xung đột mơi trường cịn do cơ chế chính sách yếu kém. Sự phát triển của KT-XH cũng như sự gia tăng dân số đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên, nhất là tài nguyên năng lượng như than. Kết quả là sự gia tăng khả năng xung đột

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)