Chủ trương phát triển bền vững của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 60 - 62)

Trong thời đại ngày nay, BVMT và phát triển bền vững khơng cịn là vấn đề của riêng quốc gia, một khu vực, mà đã thực sự trở thành mối quan tâm của tồn cầu. Cùng với sự phát triển nhanh chóng, cùng với những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kỹ thuật, nhân loại đang đứng trước hiểm họa khó lường là tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, môi trường bị ơ nhiễm, suy thối nghiêm trọng. Chính vì vậy BVMT, PTBV đã trở thành vấn đề tồn cầu, địi hỏi phải có sự quản lý của cả cộng đồng quốc tế và của từng quốc gia dân tộc: Cộng đồng thế giới đã tổ chức nhiều Hội nghị thượng đỉnh bàn về phát triển bền vững. Đáng chú ý nhất là Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992, với 70 nguyên thủ quốc gia tham dự; Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV tại Jo Hannesburrg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã thống nhất khẳng định: PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa 3 mặt của sự phát triển là PTKT, phát triển xã hội và BVMT nhằm đáp ứng nhu cầu của thể hệ tương lai.

Cho tới nay, quan niệm về PTBV đã có sự thống nhất chung trên bình diện quốc tế và mục tiêu để thực hiện PTBV đã trở thành mục tiêu thiên niên kỷ.

Hiện nay, nước ta đã tham gia ký kết nhiều điều ước, công ước quốc tế về bảo vệ mơi trường, điều đó địi hỏi phải tăng cường hợp tác để thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế. Cho nên Bảo vệ môi trường của Việt Nam nói chung, trong HĐKS than nói riêng khơng thể tách rời những quy tắc chung của thế giới.

Việc tham gia hội nhập quốc tế giúp chúng ta học tập được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường nhất là trong lĩnh vực cảnh báo, dự báo, phịng ngừa sự cố thiên tai, mơi trường, trao đổi thông tin, công nghệ…

Nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu về PTBV, Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) khẳng định: ''TTKT phải kết hợp hài hịa với phát triển văn hóa,

thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển KT-XH phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường'' [29, tr.98-99]. Đại hội XII của Đảng (2016) nhấn mạnh "Phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên" [30, tr.142]. Việt Nam đã sớm hội nhập vào xu thế PTBV.

Tại Điều 3, mục 4, Luật BVMT của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa TTKT, đảm bảo tiến bộ xã hội và BVMT".

Quan niệm PTBV thường được tiếp cận dưới 2 khía cạnh: Một là, PTBV là phát triển mối quan hệ duy trì những giá trị mơi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành nên những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển. Hai là, PTBV là sự phát triển dài hạn cho hôm nay và cho mai

sau, phát triển hôm nay không làm tổn hại đến mai sau.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu tổng quát sự PTBV của Việt Nam là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các cơng dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được cả 3 mặt là PTKT, phát triển xã hội và BVMT.

Ba mặt này có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, tạo tiền đề, điều kiện và tác động lẫn nhau. PTBV về kinh tế và PTBV về môi trường thực chất là sự phát triển "bình đẳng và cân đối" để duy trì sự phát triển ổn định, lâu dài, để cân bằng giữa lợi ích của các nhóm người trong cũng một thế hệ và giữa các thế hệ. Thực hiện sự phát triển "cân bằng và cân đối" về TTKT và BVMT sẽ chấm dứt tình trạng đi kèm với lợi nhuận là cái giá phải trả bằng tính mạng của người dân bị đe dọa… do ô nhiễm môi trường từ sự tăng trưởng phiến diện một chiều, chạy theo số lượng. Điều dễ nhận thấy và không thể bác bỏ là: hệ thống kinh tế (hệ thống lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội) và hệ thống môi trường sinh thái khơng dung hịa nhau, mà bộc lộ những mâu thuẫn hay nghịch lý ngày càng trở nên rõ rệt trong sự

Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XIV (nhiệm kỳ 2015-2020) xác định mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp; là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực…; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị của Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và các khu danh thắng di tích, lịch sử" [27, tr.77].

Vì vậy, định hướng phát triển của ngành than cần phải chú trọng đến bảo vệ môi trường, đưa ngành than trở thành ngành kinh tế xanh phát triển hài hòa và thân thiện với mơi trường; phịng, tránh nguy cơ và hiểm họa của khai thác than tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến danh thắng cảnh, ảnh hưởng đến phát triển du lịch của tỉnh.

Theo đó, bảo vệ mơi trường trong khai thác than thân thiện với môi trường và cũng là tất yếu khách quan, góp phần vào chiến lược phát triển bền vững của tỉnh, đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)