. Để giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động do khai thác than và tạo cảnh
4.2.4. Thực hiện các biện pháp hồn ngun mơi trƣờng sau khai thác than
Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) đã khẳng định: "Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khi KTKS" [30, tr.142].
Hồn ngun mơi trường hay nói chính xác hơn là cải tạo, phục hồi môi trường sau KTKS than. Cùng với việc hoàn thiện ĐTM, các đơn vị sản xuất kinh doanh than phải quan tâm đến công tác công tác phục hồi môi trường (CTPHMT) nhằm thực thi các quy định về ký quỹ. Việc CTPHMT được thực hiện trước hết chủ yếu tại các mỏ than KTLT, bởi các mỏ KTLT để lại một vùng có địa hình nham nhở với các moong lớn nhỏ (khai trường cũ) sâu tới 300 - 500m, những núi đất đá (bãi thải) cao tới 250 - 350m, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sụt, lún, xói lở gây nguy hiểm đến tính mạng con người, gia súc... và phá vỡ cảnh quan thiên nhiên khu vực...
Yêu cầu của việc cải tạo, phục hồi môi trường là đảm bảo đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực KTKS và khu vực bị ảnh hưởng của HĐKT về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an tồn và mơi trường, đảm bảo an tồn và phục vụ các mục đích có lợi cho con người.
Mục đích của ký quỹ, cải tạo môi trường là để đảm bảo tổ chức, cá nhân KTKS thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. Dưới đây là các phương án CTPHMT cụ thể:
Một là, phương án CTPHMT đối với khai trường.
Đối với khai trường mỏ thuộc dạng biến đổi lớn: CTPHMT ở những mỏ than KTLT mà khai trường sau khi kết thúc khai thác còn lại là những moong lớn với dung tích hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu m3. Những moong lớn như vậy, phương thức phục hồi môi trường khả thi nhất ở đây là cải tạo chúng thành các hồ chứa nước và tái tạo hệ sinh thái dưới nước và vùng xung quanh bờ; hoặc cải tạo các moong khai thác cũ thành hồ chứa nước phục vụ cho hoạt động công nghiệp (phục vụ việc khai thác hầm lị, cơng tác sàng tuyển than... hoặc sinh hoạt của nhân dân).
Đối với khai trường mỏ thuộc dạng có biến đổi: CTPHMT để biến khu mỏ thành đất xây dựng khu công nghiệp, đất định cư, đất canh tác, trồng rừng hoặc cây cơng nghiệp, cơng trình phúc lợi như cơng viên cây xanh, du lịch... Ví dụ, đối với các mỏ than lân cận vùng phát triển du lịch Hạ Long, Bái Tử Long như mỏ Núi Béo, sẽ được lấp đầy bởi đất đá thải của mỏ Hà Tu. Đây là khu vực rộng lớn trên 300 ha, lân cận vùng dân cư tập trung và có tầm nhìn tồn cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao, do đó có thể xem xét định hướng CTPHMT thành khu du lịch công nghiệp, khu công viên và khu đô thị kế cận phục vụ du lịch và dân sinh.
Đối với các moong của khu vực khai thác: Tận dụng đất đá thải lấp đầy, khôi phục đất để trồng rừng hoặc canh tác, trong trường hợp khi để nguyên moong khai thác cũ và tháo đầy nước làm hồ chứa là phải đảm bảo được mục tiêu "an toàn tuyệt đối cho người và gia súc", cụ thể: phải đắp đê bao, làm hàng rào chắn, cắm biển báo xung quanh hồ. Nếu cần thiết, có thể đào thêm hào ngăn chạy dọc phía ngồi hàng rào. Phần bờ mỏ lộ trên mực nước, được cải tạo và trồng cây phủ xanh. Hồ chứa nước cần có hệ thống cống, rãnh để lưu thơng nước trong hồ với bên ngoài nhằm cải thiện chất lượng nước trong hồ.
Hai là, phương án CTPHMT đối với bãi thải đất đá.
Hầu hết các bãi thải của mỏ than KTLT đều có diện tích và khối lượng đất đá thải lớn. Tùy theo vị trí và mục đích sử dụng đất (theo chức năng vùng CTPHMT), mà chúng được tiến hành cải tạo để thành đất xây dựng công nghiệp, đất định cư, đất dùng cho cơng trình phúc lợi, du lịch... hoặc thành đất canh tác, trồng rừng, cây công
Đối với việc CTPHMT bãi thải, cần quan tâm tới một vấn đề lớn, đó là hiện tượng sụt lún bãi thải và sạt lở sườn bãi thải. Nội dung CTPHMT các bãi thải bao gồm:
- Củng cố bãi thải; xây dựng hoặc gia cố hệ thống mương, rãnh thoát nước khu vực thải; xây dựng hoặc gia cố hệ thống kè chân bãi thải; xây đê chắn, chống bùn thải bồi lấp lịng sơng, suối và đất đai canh tác vùng hạ lưu; cải tạo đất, trải đất mầu trồng và chăm bón cây.
Ba là, giải pháp ổn định bờ mỏ.
Trong giai đoạn kết thúc khai thác tại các vùng có nguy cơ tai biến sạt lở khai trường và bãi thải cao nhằm ngăn chặn hiện tượng trôi lở đất đá từ các tầng trên xuống tầng dưới làm sạt lở bờ mỏ;
Có hệ thống thốt nước hợp lý trên các tầng và xung quanh mỏ than KTLT nhằm mục đích ngăn chặn sự bào mịn, xói lở của các dịng nước mặt làm phá vỡ bờ mỏ và làm yếu độ bền vững của đất đá.
Phủ kín các sườn dốc, bờ mỏ bằng thảm thực vật như lau, sậy, cỏ, cây cối nhằm chống sự phong hóa bờ mỏ do tác động của khơng khí, nhiệt độ, xói lở bờ mỏ do nước mưa, nước mặt.
Bốn là, phương án phục hồi thảm thực vật, bao gồm:
- Gây trồng thảm thực vật bậc thấp, phủ kín các sườn bãi thải và bờ mỏ đã ngừng hoạt động nhằm chống xói lở sườn dốc và dần phục hồi rừng cây gỗ cũng như điều kiện tự nhiên của khu vực, tiến tới gây trồng các khu rừng cây lấy gỗ, cây bản địa, tạo cảnh quan hoặc cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế trên bề mặt khai trường và bãi thải.
- Gây trồng các rừng cây ngăn giữ đất đá thải và vùng kế cận tại chân các bãi thải đang hoạt động nhằm ngăn giữ đất đá, chống bồi lấp phá hoại ra các khu vực xung quanh.
- Xây dựng các đê chắn, mương rãnh tiêu thoát nước xen kẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển.
- Bảo vệ rừng cây sẵn có lân cận mỏ và bãi thải, nhất là các khu vực gần chân bãi thải, không để xảy ra cháy thảm thực vật Lập lại thảm thực vật, phủ xanh bề mặt bằng các loại cây trồng. Đây là biện pháp tốt nhất để làm ổn định khu vực
CTPHMT, ngăn ngừa xói mịn đất, góp phần tạo lại cảnh quan, cải thiện chất lượng môi trường.
Việc lập lại thảm thực vật có thể thực hiện bằng các loại giống cây trồng có nguồn gốc bản địa hoặc có nguồn gốc từ các địa phương khác. Sử dụng các loại giống cây trồng có nguồn gốc bản địa có ưu điểm là dễ thích nghi với các điều kiện tự nhiên của khu mỏ như loại đất, điều kiện khí hậu, các diễn biến của quá trình sinh thái... do đó u cầu của cơng tác CTPHMT là phải nâng cao được độ màu mỡ của đất, đồng thời chống xói mịn và mang lại hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống con người.
Tóm lại, với đặc thù là ngành cơng nghiệp có quỹ cải tạo môi trường, TKV triển khai thực hiện nhiều dự án, xử lý, phòng ngừa ONMT từ HĐKT than. Trong đó, chú trọng đầu tư CTPHMT với nhiều phương án, biện pháp cụ thể để khắc phục hậu quả ONMT do sản xuất, chế biến than như: cải tạo các bãi thải mỏ bằng biện pháp cắt tầng, hạ độ cao, xây đê chắn dưới chân để hạn chế tối đa việc tối đa việc đất đá thải chảy trôi lấp sông, suối hoặc khu dân cư lân cận. San lấp các địa điểm đã khai thác trồng cây xanh: keo, sắn dây dại, lau le... để che phủ những bãi thải mới... Ổn định bãi thải thơng qua việc tạo hình thể, tạo mặt bằng và đê chắn mép tầng, kè chân bãi thải và chân tầng thải, tạo hệ thống thoát nước mặt tầng và sườn tầng...
Để công tác CTPHMT thực sự hiệu quả trong thời gian tới, các cơ quan chức năng của TKV và tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý tổ chức và cá nhân không thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ khi kết thúc khai thác theo đúng quy định của pháp luật.