Chương trình bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn từ 2011-2015, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đầu tư phát triển rừng theo chiều sâu, phấn đấu đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 107 - 109)

Quảng Ninh tiếp tục đầu tư phát triển rừng theo chiều sâu, phấn đấu đến năm 2015, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh sẽ đạt 335.500 ha, trong đó có hơn 325.500 ha rừng đủ tiêu chí tính theo độ che phủ, nâng độ che phủ rừng trong toàn tỉnh đạt 53,5%.

Bảng 3.5 : Diện tích trồng rừng mới của tỉnh Quảng Ninh

Năm Tổng diện tích trồng thêm (ha) Trồng vốn ứng trƣớc ngành than và TCT Đông Bắc (ha)

2011 11.950 1.262,5 2012 13.488 1.052,7 2013 12.681 1.282,1 2014 13.362 1.204,5 2015 13.150 1.200,5 Nguồn: BC tổng kết trồng rừng của Sở NN và PTNT, 2015[55]

Đặc biệt là sử dụng đất sau khai thác than thân thiện với môi trường.

Khai thác than đã có những tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường đất, làm suy giảm tài nguyên đất đai… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tái sử dụng lại đất các mỏ than sau khi dừng khai thác để có lợi cho cộng đồng, góp phần vào phát triển KT-XH, phù hợp với môi trường của một vùng giàu tiềm năng du lịch như Quảng Ninh?

Để thực hiện mục tiêu đó, dự án về phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai sau khai thác than đang được triển khai thử nghiệm từ năm 2011 đến nay. Được sự tài trợ của Bộ Liên bang về Giáo dục và Nghiên cứu Cộng Hòa Liên Bang Đức (BMBF), TKV đã hợp tác với Hiệp hội Nghiên cứu khai thác mỏ và Môi trường tại Việt Nam (RAME) đã xây dựng và thực hiện một số dự án về phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai sau khai thác, thử nghiệm áp dụng cho 3 mỏ KTLT lớn tại Hạ Long là Hà Tu, Núi Béo, Suối Lại từ năm 2011. Đây là một trong chuỗi 7 dự án trong chương trình hợp tác TKV - RAME về mơi trường.

Mục tiêu của dự án là xây dựng quy hoạch sử dụng đất sau khai thác thân thiện với môi trường được tích hợp cho 3 mỏ nêu trên, sau khi các mỏ dừng khai thác vào giai đoạn từ năm 2020 với mục tiêu chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất mỏ thành một quần thể các cơng trình thể thao, văn hóa, du lịch, bảo tàng, giáo dục ngành nghề và truyền thống phục vụ cộng đồng dân cư và thợ mỏ, phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh và của Thành phố Hạ Long giai

đoạn 2020 - 2030, đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn BVMT khắt khe theo tiêu chí của một thành phố du lịch được hoạch định trong quy hoạch BVMT của tỉnh Quảng Ninh và hài hòa với cảnh quan của vùng vịnh Hạ Long, một cảnh quan thiên nhiên đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Với mục tiêu trên, các chuyên gia của RAME cùng các chuyên gia của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin, đơn vị được TKV giao nhiệm vụ phối hợp với RAME thực hiện dự án này, xây dựng phương pháp luận cho việc quy hoạch sử dụng đất sau khai thác mỏ, một lĩnh vực công nghệ chưa từng được thực hiện trong lĩnh vực khai thác than nói riêng và khai khống ở Việt Nam nói chung cho đến nay phù hợp với điều kiện Việt Nam (khí hậu, kinh nghiệm, thói quen, hệ thống pháp lý, khả năng tài chính…) và chuyển giao cơng nghệ đó cho TKV để áp dụng cho các mỏ/khu vực khai thác than khác. Nét mới trong phương pháp tiến hành là các chuyên gia Đức rất hạn chế truyền đạt lý thuyết mà chuyên gia hai bên cùng tiến hành xây dựng một dự án thử nghiệm cụ thể cho 3 mỏ lộ thiên ở TP. Hạ Long và thực hiện đào tạo, chuyển giao công nghệ thông qua việc xây dựng dự án thử nghiệm này.

Dự án sẽ lấy bãi thải Chính Bắc thuộc mỏ than Núi Béo làm trung tâm và được thực hiện với mơ hình sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)