Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 149 - 151)

. Để giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động do khai thác than và tạo cảnh

4.2.5.1. Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh tuyên truyền

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tự giác BVMT trong nhân dân. BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân và tồn xã hội.

Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức đạo đức về BVMT đến với mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ

công nhân ngành than, nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật BVMT trong thực hiện HĐKS than để ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật BVMT.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức BVMT cần hướng theo các nội dung: - Tăng dần thời lượng phổ biến thông tin tuyên truyền về BVMT trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong hệ thống trường học trên địa bàn tỉnh. Coi trọng việc nhân rộng điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ BVMT, đồng thời tạo thành dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với việc áp dụng các chế tài, xử phạt nghiêm, đúng mức mọi vi phạm.

- Bên cạnh đó, cần Xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về mơi trường để đánh giá mức độ BVMT của từng xí nghiệp, cơ quan, gia đình, làng bản, khu phố, tập thể, cá nhân, cán bộ, Đảng viên, đồn viên và hội viên. Khơi phục và phát huy truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, gắn bó với mơi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được gắn trực tiếp vào hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường, coi đây là biện pháp hết sức hiệu quả. Trong các cơ quan QLNN về BVMT cần có các chương trình, kế hoạch tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở phường, xã, cơ quan doanh nghiệp. Đặc biệt cần thơng qua các tổ chức chính trị xã hội như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Cơng đồn,… mà tun truyền phổ biến pháp luật về BVMT.

- Đưa yêu cầu BVMT vào công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá thành tích cá nhân, tổ chức; đưa việc BVMT vào hương ước của bản làng, nội quy cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, xã hội.

- Hiện nay, người dân và tổ chức xã hội là "trụ cột" trong việc tham gia quản lý xã hội, trong đó có vấn đề giảm thiểu ONMT. Mỗi người dân cần có nhận thức đúng đắn về vấn đề ONMT và sự tác động của nó đối với cuộc sống của chính mình, từ đó có ý thức về BVMT. Sự liên kết phối hợp từ mỗi người dân, mỗi tổ chức xã hội sẽ tạo thành sức mạnh to lớn trong việc đấu tranh phòng chống ONMT. Để thực hiện được điều đó, người dân phải có quyền được tiếp cận thơng tin, ví dụ như về các dự án đầu tư và một địa phương nào đó cần được cơng khai thời gian

hồn thành, thời gian đi vào sử dụng, các sản phẩm đầu vào, đầu ra cũng như cam kết về xử lý ONMT của doanh nghiệp, nhà đầu tư với chính quyền sở tại để người dân biết và giám sát. Đồng thời cần có cơ chế khuyến khích người dân phát hiện, tố cáo doanh nghiệp, nhà đầu tư… gây ONMT.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)