Xu thế phát triển bền vững ngành than và dự báo khả năng khai thác và chế biến than của ngành than Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 126 - 128)

. Để giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động do khai thác than và tạo cảnh

4.1.1.3. Xu thế phát triển bền vững ngành than và dự báo khả năng khai thác và chế biến than của ngành than Việt Nam

thác và chế biến than của ngành than Việt Nam

thành nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển KT-XH của Việt Nam, cũng như các quốc gia trên thế giới.

* Dự báo khả năng sản xuất và chế biến than của TKV [47].

Việt Nam nằm trong top những nước tiêu thụ năng lượng tương đối lớn so với khu vực và trên thế giới. TTKT liên tục với tốc độ khá cao của Việt Nam giúp cải thiện mức sống của người dân và làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng. Dự báo nhu cầu điện của Quy hoạch Điện VII, tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt Nam là 8,1-8,7% giai đoạn (2001-2020), trong đó năm 2010 trên 100 tỷ kWh, năm 2020 là 330-362 tỷ kWh, năm 2030 là 695-834 tỷ kWh. Nhu cầu điện ngày càng lớn, khả năng cân đối tài chính để khai thác và chế biến 55-58 triệu tấn than sau năm 2015 là rất khó khăn. Nhu cầu than riêng cho ngành điện vào năm 2020 với công suất các nhà máy điện than là 36 nghìn MW để sản xuất 154,44 tỷ kWh, sẽ tiêu thụ 67,3 triệu tấn than. Năm 2030, công suất các nhà máy nhiệt điện than là 75.748,8 MW để sản xuất 391,980 tỷ kWh, tiêu thụ tới 171 triệu tấn than.

Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu than trước năm 2020. Nếu không đảm bảo được kế hoạch khai thác hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên than, tình huống phải nhập khẩu than sẽ xuất hiện sớm hơn . Điều đó cho thấy vấn đề đảm bảo nguồn than cho sản xuất điện của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thị trường quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của nó.

Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên than, bao gồm: than anthracite phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn, với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với tài nguyên trữ lượng đạt trên 9 tỷ tấn, trong đó hơn 4 tỷ tấn than đã được thăm dò và đánh giá đảm bảo độ tin cậy. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Việc tiến hành khai thác than đảm bảo cho nhu cầu sản xuất điện hiện nay chủ yếu tập trung ở bể than Đông Bắc (trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh). Theo quyết định Chính phủ phê duyệt theo Quy hoạch Phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược phát triển khống sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. TKV đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than

trong nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2025-2030 cho thấy khả năng khai thác và chế biến than của TKV cũng chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu than cho sản xuất điện, thực chất sản lượng than sẽ chỉ đủ cung cấp cho khoảng 12.000 MW, nghĩa là sản xuất được không quá 72 tỷ kWh mỗi năm, kể cả đến những năm 2025-2030, do đó cho thấy Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia nhập khẩu than trong giai đoạn sau 2020.

Thực tế hiện nay, toàn bộ sản lượng than khai thác bằng 2 phương pháp: lộ thiên và hầm lò, bao gồm 24 mỏ lộ thiên và 49 mỏ hầm lò, được phân bố chủ yếu tại tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc Việt Nam, với tỷ lệ 50/50 và tỷ lệ khai thác than hầm lò tăng lên đến 2020 sẽ chiếm tỷ lệ hơn 70% tổng sản lượng than. Các mỏ đang được đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và các kỹ thuật khai thác mỏ, đặc biệt là cơ giới hóa khai thác hầm lị đã góp phần tăng sản lượng và tiết kiệm chi phí. Điều đó cho thấy, khai thác hầm lò là hướng PTBV của ngành than Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)