nước ta về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác than
Trong những năm trước đây, có thời kỳ do buông lỏng công tác quản lý, chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc khai thác than không theo quy hoạch trong khi hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư tương xứng, cũng như tình trạng khai thác than trái phép bừa bãi ở một số nơi nên dã gây ra và để lại hậu quả nặng nề, khơng những làm thất thốt tài ngun than của đất nước mà cịn ảnh hưởng đến mơi trường sống của người dân tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí, diễn ra ở hầu hết các nơi có HĐKS than, những khu dân cư, khu đô thị lân cận…đã tác động ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe của người dân và sự phát triển của các ngành kinh tế khác như du lịch, dịch vụ, thương mại…
Để BVMT, khắc phục, ngăn chặn, hạn chế ONMT, đồng thời cải tạo, hồn ngun mơi trường những khu vực đang bị ô nhiễm do HĐKS than gây ra. Để làm được điều này địi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước
Nhận thức được tầm quan trọng của BVMT trong HĐKT than, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối về BVMT trong HĐKT than nhằm PTBV: Chiến lược PTKT-XH giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ quan điểm ''PTKT-XH phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện mơi trường, chủ động ứng phó với BĐKH" và "nâng cao ý thức BVMT, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ BVMT với PTKT-XH; chú trọng PTKT- XH, thân thiện với môi trường, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng" [29, tr.136-137]; Đại hội XII của Đảng (2016) nhấn mạnh "Phát triển KT-XH phải đi đôi với BVMT, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên" [30, tr.142].
Xuất phát từ mục tiêu, quan điểm của Đảng ta và từ quan điểm về sự phát triển bền vững, từ thực trạng môi trường trong HĐKS than, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XIII (nhiệm kỳ 2010-2015) đã đề ra nhiệm vụ: "Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với BVMT và cải thiện môi trường. Khắc phục suy thối mơi trường ở các khu công nghiệp, nhất là khu khai thác than…tập trung hồn ngun mơi trường, trồng cây xanh tại các bãi đổ thải, xử lý tình trạng bồi lắng sơng suối, hồ chứa nước, ơ nhiễm khơng khí do hoạt động cơng nghiệp, khai thác than gây ra [26, tr.94].
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XIV (nhiệm kỳ 2015-2020) tiếp tục khẳng định: "Phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia… quản lý tốt quy hoạch bảo vệ mơi trường, có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm mơi trường khơng khí, nguồn nước và đất, nhất là vùng có hoạt động khai thác khoáng sản… tiếp tục làm tốt cơng tác hồn ngun mơi trường tại các khu vực đã dừng khai thác khoáng sản…" [27, tr.100].
Như vậy, khai thác khoảng sản than gắn với BVMT là chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Từ quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng về bảo vệ mơi trường, được thể chế hóa vào pháp luật của Nhà nước, mà cụ thể hóa là luật bảo vệ mơi trường và các đạo luật khác có liên quan như luật khống sản, Luật bảo vệ tài nguyên nước, Luật bảo vệ và phát triển rừng… nhằm điều chỉnh hành vi tác động của con người trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, tác động vào môi trường để phục vụ vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ các nhu cầu cuộc sống, nhưng phải bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đảm bảo kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Và đây cũng là cơ sở pháp lý cho hoạt động BVMT trong khai thác than.
Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là điều kiện cần thiết; song chưa đủ. Điều kiện đủ là quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong hoạt động BVMT trong khai thác than. Đó là:
- Quan điểm cần thống nhất, là không đánh đổi môi trường lấy sự tăng trưởng sản lượng và quy mô khai thác than hay là không tăng trưởng sản lượng và
- Phát triển ngành than, nâng cao năng suất lao động, sản lượng khai thác… phải đồng thời BVMT.
- Về hành động, phải kiên quyết xử lý các hoạt động khai thác, vận chuyển và xuất khẩu than trái phép nhằm bảo vệ mơi trường và duy trì trật tự, an ninh xã hội…