Những nội dung chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 134 - 139)

. Để giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động do khai thác than và tạo cảnh

4.2.1.2. Những nội dung chủ yếu

Đối với ngành than, quản lý môi trường trong HĐKT than nhằm BVMT cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, quán triệt quan điểm định hướng dưới đây:

- Đổi mới nhận thức và phương pháp quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển KT-XH theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Đảm bảo HĐKS than được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng quy hoạch, đúng phương án được phê duyệt.

Khai thác triệt để, tiết kiệm TNKS than, hạn chế đến mức thấp nhất chất thải, thải ra môi trường và nguy cơ gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường và suy thối các dạng tài nguyên thiên nhiên khác.

- Quản lý nhà nước về BVTN trong HĐKS than phải gắn kết hài hòa giữa yêu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển KT-XH với BVMT. Đồng thời đảm bảo phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa xã hội, lịch sử mỗi khu vực và tồn vùng có HĐKS than, theo từng giai đoạn phát triển. Tạo cơ sở cho việc phát triển các loại hình kinh tế khác sau khi kết thúc KTKS than trên các khai trường.

- Công tác BVMT trong HĐKS than phải được tiến hành thường xuyên, lấy phịng ngừa là chính. Đồng thời, cần phải tích cực đầu tư khắc phục ơ nhiễm, suy thối mơi trường do nhiều năm để lại.

- Tăng cường trách nhiệm QLNN cho các cơ quan trực tiếp thực hiện HĐKS than ở tỉnh Quảng Ninh. Đề cao trách nhiệm quản lý môi trường trong HĐKS than của các đơn vị được Nhà nước giao quản lý, khai thác và sử dụng TNKS than và chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước liên quan.

- Kiên quyết đấu tranh chống các vi phạm pháp luật về BVMT trong HĐKS than. Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp gây tổn thất tài ngun và ơ nhiễm, suy thối mơi trường, quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về BVMT.

Hai là, sử dụng công cụ kinh tế tài chính trong cơng tác BVMT gồm các công cụ:

(1) Thuế môi trường: Là khoản thu vào ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các

hoạt động có ảnh hưởng tới mơi trường và kiểm sốt ONMT.

Mục tiêu của thuế môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ người gây ONMT, gây thiệt hại cho mơi trường đề bù đắp các chi phí xã hội, gây quỹ tài trợ cho các hoạt động để xử lý hoặc đền bù ô nhiễm.

Mức thuế và biểu thuế môi trường phải căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường của quốc gia và các thông lệ quốc tế.

(2) Phí mơi trường:

Phí mơi trường: Là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế. Phí mơi trường có vai trị quan trọng nhất trong kiểm sốt ơ nhiễm cơng nghiệp.

Phí mơi trường được tính dựa vào: lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hóa, lợi nhuận của doanh nghiệp.

(3) Lệ phí mơi trường: Là khoản thu có tổ chức, bắt buộc đối với các cá

nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp, ví dụ lệ phí vệ sinh môi trường, thu gom rác, giám sát thanh tra môi trường, cấp giấy phép môi trường...

(4) Phạt ô nhiễm: Mức phạt hành chính đánh vào các vi phạm môi trường

được quy định cao hơn chi phí ngăn ngừa phát sinh ơ nhiễm, nhằm mục tiêu vừa răn đe đối tượng vi phạm, vừa có kinh phí cho khắc phục ơ nhiễm.

Trong việc xử phạt gây ONMT cần xây dựng chế tài xử lý, xử phạt những vi phạm gây ONMT theo hướng: mức tiền phát đối với mỗi hành vi vi phạm cần đủ cao để có thể răn đe, cảnh cáo các cá nhân, tổ chức vi phạm phải lưu ý và không dám vi

ẩn nguy cơ ô nhiễm. Nếu siết chặt việc xử lý vi phạm ở các khâu này có thể sẽ ngăn chặn được ngay từ đầu, từ gốc các tác động gây nguy hại tới môi trường.

(5) "Trả tiền cho môi trường" - tức là coi môi trường như là một vấn đề kinh

tế. ONMT phải được quy thành những giá trị bằng tiền và người gây ô nhiễm phải trả tiền cho sự ô nhiễm do họ gây ra.

Ba là, hoàn thiện và bổ sung thể chế, pháp luật về bảo vệ và chống ONMT trong HĐKT khoáng sản - than.

(1) Tiếp tục triển khai, hồn thiện Luật BVMT, Luật khống sản và các luật khác liên quan. Để BVMT trong HĐKT than có hiệu quả, Việt Nam đã ban hành và thực thi hàng loạt các Luật và văn bản dưới luật, tạo nên hệ thống văn bản pháp lý từ trung ương đến địa phương nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT, và là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong quản lý, BVMT.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN bằng pháp luật về BVMT trong HĐKS than. Đây là cơ sở vững chắc giúp các chủ thể quản lý xác định rõ nội dung quản lý, đồng thời có đủ căn cứ xác định rõ trách nhiệm của các đối tượng để xảy ra sai phạm và xử lý vi phạm.

(2) Để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật BVMT nói chung trong HĐKS than nói riêng, của cả nước cũng như của tỉnh Quảng Ninh, trước hết, cần tiếp tục đổi mới và hồn thiện cơng tác xây dựng pháp luật về khoáng sản, về BVMT, cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Phải nhận thức được vị trí, vai trị to lớn của luật pháp trong QLNN về bảo vệ TN&MT. Hoàn thiện pháp luật là một chủ trương, biện pháp trong cải cách hành chính Nhà nước là một giải pháp hết sức cơ bản trong bảo đảm QLNN bằng pháp luật về BVMT trong HĐKS, bởi việc đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật BVMT sẽ đảm bảo cho việc kịp thời ban hành những quy phạm pháp luật BVMT phù hợp, có tính khả thi cao, tạo cơ sở pháp lý cho việc QLNN bằng pháp luật về BVMT nói chung, trong HĐKS than ở Quảng Ninh nói riêng

- Văn bản pháp luật cần chặt chẽ, khắc phục sơ hở, loại bỏ những lợi ích cục bộ trong các văn bản pháp luật về TNKS và môi trường. Đặc biệt coi trọng sự tham

gia góp ý của các tầng lớp nhân dân, của các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động BVMT trong HĐKS than.

- Pháp luật BVMT đảm bảo điều chỉnh tốt tất cả các quan hệ phát sinh thuộc lĩnh vực BVMT nói chung, trong HĐKS than ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy KT-XH trên địa bàn phát triển.

Bốn là, tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra về BVMT trong HĐKS than.

Để bảo đảm hoạt động QLNN bằng pháp luật về BVMT có hiệu quả thì việc giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trên lĩnh vực môi trường là khâu hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phải thấu suốt quan điểm rằng quản lý mà không coi trọng công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra thi coi như không quản lý.

Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới cần tập trung: HĐND thực hiện chức năng giám sát việc chấp hành Hiến Pháp, pháp luật và Nghị quyết HĐND về lĩnh vực BVMT. Tăng cường các hình thức như chất vấn tại các kỳ họp của HĐND; thông qua hoạt động của các đại biểu HĐND ở địa bàn dân cư hoặc trong lĩnh vực công tác; thông qua đơn thư phản ánh của công dân. Thường trực HĐND cần thành lập đoàn giám sát, đi về thực tế các điểm nóng về ONMT trong HĐKS than đang gây bức xúc trong nhân dân. Qua đó yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết, xử lý đối với những cơ sở gây ô nhiễm.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên của cơ quan chuyên ngành như Chi cục BVMT thuộc Sở TN&MT tỉnh là hoạt động mang tính "chuyên nghiệp", phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình hoạt động QLNN về BVMT ở địa phương.

Tình hình ONMT trong HĐKS than đã và đang là vấn đề cấp bách ở địa phương, hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra càng phải được tăng cường và tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm như không chấp hành đúng các nội dung theo giấy phép khai thác than được cấp; khai thác than tại các khu vực cấm, khu vực hạn chế HĐKS than trên địa bàn tỉnh...

hành vi vi phạm như: chơn vùi, thải các chất độc hại chất phóng xạ chưa qua xử lý, các loại hóa chất gây ONMT đất...

- Thanh tra việc thực hiện chấp hành pháp luật về BVMT trên lĩnh vực tài nguyên nước nhằm phát hiện, ngăn chặn xử lý các hành vi gây ơ nhiễm, suy thối nước ở các khu vực có HĐKS than.

- Thanh tra việc chấp hành các nghĩa vụ BVMT của các doanh nghiệp trong HĐKT khoáng sản than như việc chấp hành các giấy phép khai thác, việc sử dụng công nghệ, thiết bị và thực hiện các quy định khác của pháp luật về BVMT để hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường; việc phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai; việc chủ động các biện pháp phòng ngừa chống sự cố môi trường trong HĐKS than.

- Thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí. Cơ sở pháp lý để thực hiện thanh tra là tiêu chuẩn Việt Nam 5939:2005 (tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ); tiêu chuẩn Việt Nam 5940:2005 (tiêu chuẩn khí thải cơng nghiệp đối với một số chất hữu cơ); tiêu chuẩn Việt Nam 5438:2001 về tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông.

Hoạt động giám sát, thanh tra, một mặt để hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than thực hiện tốt các quy định của pháp luật về BVMT, mặt khác để bảo đảm sự công bằng xã hội, theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải bị xử lý.

Thực hiện xử lý vi phạm không chỉ dừng lại xử phạt bằng tiền mà còn bắt buộc chủ thể vi phạm phải khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do vi phạm của chính mình gây ra để xử lý bằng trách nhiệm hình sự.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, "làm sạch môi trường" trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm để làm sạch môi trường cho xã hội. Giám sát thanh tra và kiểm tra nếu chỉ có hoạt động của cơ quan có thẩm quyền thi chưa đủ mà cần huy động sự tham gia của cộng đồng, của các cơ quan báo chí trong kiểm sốt ơ nhiễm và chú trọng triển khai việc thực hiện quy định tự giám sát, tự báo cáo định kỳ chất lượng môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)