Quan niệm về bảo vệ môi trường trong khai thác than

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 47 - 48)

Theo Điều 3, điểm 3, Chương I, Luật BVMT (2014) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: "Hoạt động BVMT là hoạt động gìn giữ phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành" [52].

Để BVMT, Luật BVMT của Việt Nam năm 2014, Điều 7, chương I, đã nêu 16 hành vi bị nghiêm cấm, trong đó, những điều cấm liên quan đến khai thác than:

- Đốt phá rừng, KTKS một cách bừa bãi, gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái (trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống).

- Thải khói, bụi, khí độc, mùi hơi gây hại vào khơng khí, phát phóng xạ, bức xạ q giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá giới hạn quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Phá hoại xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. Như vậy, BVMT chính là giúp cho sự PTKT cũng như xã hội được bền vững. BVMT là việc làm khơng chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại nhưng lợi ích kinh tế trước mắt, mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường làm cho các thế hệ sau khơng cịn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về KT-XH, thể chất, trí tuệ con người…) thì sự phát triển đó khơng có ý nghĩa, có ích gì. Nếu hơm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt công tác BVMT, làm cho mơi trường bị hủy hoại, thì trong tương lai, con cháu chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

(2) Theo Điều 30, chương VI, Luật Khống sản 2010 của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về BVMT trong HĐKS có 3 nội dung:

1/ Tổ chức, cá nhân HĐKS phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường, thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

2/ Tổ chức, cá nhân HĐKS phải thực hiện các biện pháp và phải chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo phục hồi mơi trường. Giải pháp, chi phí bảo vệ, cải tạo phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo ĐTM, bản cam kết BVMT phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3/ Trước khi tiến hành KTKS, tổ chức cá nhân KTKS phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ.

(3) Để BVMT trong khai thác than, theo Luật BVMT của Việt Nam năm 2014 là nghiêm cấm các hành vi: đốt phá rừng, KTKS (than) một cách bừa bãi gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; thải khói, bụi, khí độc hại vào khơng khí; thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, các chất thải… vào nguồn nước; chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; nhập khẩu thiết bị, công nghệ khơng đáp ứng tiêu chuẩn mơi trường…

Từ sự trình bày ở trên, có thể hiểu bảo vệ mơi trường trong hoạt động khoáng

sản than là những biện pháp, cách thức được các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp

và các cá nhân tiến hành khi thực hiện các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến sàng tuyển, vận chuyển than nhằm giữ cho mơi trường trong lành, sạch đẹp; phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối; cải tạo và phục hồi môi trường, môi sinh đất đai; đồng thời khai thác, chế biến sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên than, bảo vệ đa dạng sinh học. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản - than được tiến hành bằng các công cụ kinh tế, kỹ thuật, pháp luật, chiến lược, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản - than.

Hoạt động bảo vệ tài nguyên và mơi trường trong KTKS - than ở nước ta cịn đòi hỏi phải quan tâm đến vấn đề hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến mơi trường trong q trình thăm dị, khai thác, chế biến, điều tra quy hoạch và chế biến khoáng sản…

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)