Trung Quốc với dân số trên 1,3 tỷ người và một nền kinh tế trỗi dậy năng động từ khi mở cửa cải cách (1978) đến nay, Trung Quốc là một trong các nền kinh tế mới nổi - với hàm ý một tiềm năng to lớn và trong tương lai, có thể có tiếng nói trọng lượng hơn nhiều trong đời sống kinh tế thế giới [78].
Ngay từ khi bắt đầu mở cửa và cải cách Trung Quốc tập trung vào nhiệm vụ trung tâm là PTKT, tạo ra nhiều của cải cho xã hội và coi đây là tiền đề giải quyết các vấn đề xã hội. Kết quả là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và kéo dài nhiều thập kỷ. Từ 1978-2005, Trung Quốc đã duy trì mức tăng trưởng GDP bình quân 9,5%/năm. Thời kỳ 2003-2011 đạt khoảng 8-12%/năm. Năm 2012, tuy có giảm sút, nhưng vẫn đạt 7.8%...
Tốc độ TTKT quá nóng dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn những mất cân đối lớn trong nền kinh tế làm tăng nhu cầu về các nguồn nhiên liệu, năng lượng vượt quá khả năng đảm bảo của Trung Quốc.Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc năm qua đã dẫn đến tình trạng ngày càng khan hiếm tài nguyên.
(+) Vấn đề tài nguyên: Để đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp, mỗi năm Trung Quốc cần một lượng nguyên vật liệu khổng lồ, nhưng một số
năng lượng, nguyên vật liệu thiết yếu đã có dấu hiệu cạn kiệt. Năm 2007, Trung Quốc khai thác 2.536 triệu tấn than (tăng 6,9 % năm trước) [78].
Ở Trung Quốc, hơn 600 mỏ than trực thuộc Chính phủ trung ương và khoảng 1.800 mỏ than quy mơ trung bình thuộc các tỉnh đang được khai thác. Ngồi ra cịn nhiều mỏ than nhỏ do các thành phố, thị xã quản lý. Than chiếm 75% các nguồn năng lượng sơ cấp được sản xuất và tiêu thụ ở Trung Quốc, đồng thời chiếm 80% dự trữ năng lượng đã được thăm dò trong nước. Than cũng chiếm 60% nguyên liệu được sử dụng trong cơng nghiệp hóa chất ở Trung Quốc. Ngành năng lượng than cũng đang đảm bảo đến 95 % nhu cầu năng lượng của quốc gia này.Việc đốt than thải vào khơng khí càng làm gia tăng khối lượng khổng lồ các chất độc hại.Khi khai thác, các mỏ than sử dụng nhiều nước ngầm càng làm trầm trọng thêm vấn đề khan hiếm nước, thậm chí đe dọa mất nguồn nước tại nhiều khu vực.
(+) Về ơ nhiễm khơng khí: 70% năng lượng của Trung Quốc là than (mỗi năm dùng đến 3.000 triệu tấn) cộng thêm khói bụi của hàng vạn nhà máy (chưa qua xử lý), của triệu chiếc ơ tơ, xe có động cơ... đã làm cho Trung Quốc trở thành nước có lượng khí thải CO2 lớn nhất thế giới, gây hiệu ứng nhà kính rất cao.Hậu quả, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi năm Trung Quốc có 750.000 người chết vì ơ nhiễm (chủ yếu là ơ nhiễm khơng khí) [78, tr.53].
(+) Về ô nhiễm và suy giảm tài nguyên nước: Trung Quốc có đến 95% lượng than đều đang sử dụng phương pháp đào mỏ - phương pháp khai mỏ truyền thống. Với phương pháp khai thác này, trung bình mỗi tấn than có thể làm giảm đi 1m3 nước ngầm, trong khi các nguồn nước ngầm khó có thể khơi phục.Một số khu vực mỏ than vốn thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng như: Nội Mơng, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Bắc...Trước tình hình này, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc chỉ cấp phép khai thác các mỏ than mới ở những nơi có đủ nguồn nước. Ngồi ra, cơ quan này cũng khuyến cáo, ngành năng lượng than cần đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ khai thác tiết kiệm nước.Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu năng lượng than không ngừng tăng, việc khai thác than vẫn không thể dừng. Do vậy, hằng năm một khối lượng lớn nước dùng để rửa đất đá và phục vụ hoạt động sản xuất khác cũng đã được sử dụng.
Chính phủ Trung Quốc, đã cố gắng giảm tỷ lệ than trong cơ cấu năng lượng xuống ít nhất ở mức 70%. Định hướng phát triển công nghiệp là thay thế điện than bằng công nghệ " sạch" hơn. Tuy nhiên, cho đến nay " năng lượng xanh" cũng như điện hạt nhân đều chưa đủ khả năng thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Do vậy, ngành than vẫn là trụ cột năng lượng của đất nước.
Thứ 1, Trung Quốc chú trọng phát triển một "xã hội hài hòa" dựa trên sự
"phát triển khoa học", chiến lược phát triển nhanh và "hy sinh môi trường" phải được từ bỏ, chủ trương bảo tồn năng lượng và BVMT, thi hành chính sách công nghiệp nghiêm ngặt, thi hành các chương trình đặc biệt giải quyết ONMT, xử lý từng bước ô nhiễm nước, khơng khí và đất... những doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ơ nhiễm sẽ bị đóng cửa, doanh nghiệp và cá nhân gây ơ nhiễm nặng thì bị phạt [61].
Thứ 2, chống BĐKH, chủ yếu là giảm, khí thải trong tương lai, Chính phủ
Trung Quốc đã nêu ra hàng loạt mục tiêu nhằm giảm khí thải [1, tr.336-337]. Trong đó, đáng chú ý là:
- Đóng cửa các nhà máy nhiệt điện đốt than và doanh nghiệp công nghiệp không hiệu suất. Năm 2005 chỉ có 333 trong số 6.911 nhà máy điện đốt than của Trung Quốc có cơng suất trên 300 MW.
Thứ 3, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chương trình cải và phục hồi môi trường sau khai thác than như tái tạo trồng rừng và khôi phục lại một số hồ lớn. Chương trình này kéo dài 10 năm với chi phí 12 tỷ USD, với sự tham gia của 300 triệu nông dân. Bộ Lâm nghiệp Trung Quốc cũng đã đưa ra kế hoạch 30 năm nhằm trồng lại 26 triệu ha rừng, ra lệnh cấm khai thác than, từ các khu rừng nguyên sinh trên toàn quốc. Trung Quốc cũng tăng mức chi phí BVMT, hàng năm lên tới 1,5% GDP và thực hiện chính sách "người gây ơ nhiễm phải trả tiền", nhằm hạn chế tình trạng gây ơ nhiễm từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh [1, tr.337].
Trong hai thập niên qua ngành khai thác than Trung Quốc đã được hiện đại hóa nhiều, nhưng vẫn cịn thua kém ngành khai thác than ở các nước phát triển, nhất là về những mặt như hiệu quả khai thác, chất lượng thiết bị, BVMT, an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, hiệu quả sử dụng tài nguyên và hiệu quả kinh tế.
Phần lớn các mỏ than lớn trực thuộc trung ương đang được cơ cấu lại nhằm mục đích cải thiện năng suất lao động, cải thiện tình hình an tồn lao động và hiệu quả sử dụng tài nguyên nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và thiết bị hiện đại.
Trong 5 năm (2011-2015) Trung Quốc đầu tư khoảng 6 tỷ USD vào việc xây dựng và hiện đại hóa các mỏ than với cơng suất và hiệu quả cao, xây dựng các nhà máy nhiệt điện gần các mỏ than. Các mục tiêu chính của chương trình này là: cải thiện hiệu quả và độ an toàn của các giếng mỏ cơ giới hóa, phát triển các lị dọc; áp dụng kỹ thuật và thiết bị mới để tăng sản lượng và hiệu quả; Kiểm soát, ngăn ngừa khí và bụi than để phịng chống cháy nổ; phát triển các hệ thống hỗ trợ vận chuyển kiểu mới cho việc vận chuyển than trong các đường hầm dưới đất; áp dụng công nghệ và thiết bị hiện đại cho các mỏ lộ thiên; xây dựng các nhà máy điện cạnh các mỏ than để tận dụng than chất lượng thấp, giảm thiểu ONMT.
Theo các chuyên gia kinh tế, biện pháp cũng là lối thốt duy nhất của vấn đề mơi trường này chính là Trung Quốc phải tạo ra được nền kinh tế tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc, Trung Quốc phải chuyển nền kinh tế tăng trưởng "nóng" sang phát triển chiều sâu. Tất nhiên, đây là cả một quá trình nên phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện.