Tác động đến môi trường của khai thác than ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 82 - 92)

Trong khi đó, GDP của ngành dịch vụ tăng từ 34% lên 44,2%.

3.1.2.2. Tác động đến môi trường của khai thác than ở Quảng Ninh

Khai thác than ở Quảng Ninh đã góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH của đất nước nói chung, của Quảng Ninh nói riêng. Tuy vậy, HĐKT than ở Quảng Ninh cũng đã tác động tiêu cực đến môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và đến nhiều lĩnh vực khác.

Thứ nhất, biến đổi địa hình, cảnh quan, chiếm dụng diện tích đất canh tác

và đất rùng.

Với tốc độ tăng trưởng của sản lượng than trong thời gian qua trung bình hàng năm là 15% (năm 2005 là 34,9 triệu tấn, năm 2006 là 40 triệu tấn,…), (theo cách tính của ngành than, để sản xuất một 01 tấn than theo phương pháp lộ thiên cần bóc tách 8-10m3 đất, thải ra từ 1-3m3 nước thải mỏ). Như vậy, việc khai thác

than phát sinh lượng lớn đất đá và nước thải mỏ, theo đó, sản lượng đất đá thải hàng năm của các mỏ lộ thiên cũng khơng ngừng tăng lên (thí dụ, khối lượng đất bóc của TKV năm 2005 là 165 triệu m3, năm 2006 là 182,6 triệu m3,…). Chỉ riêng 5 mỏ lớn là Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo đã có khối lượng đất đá thải từ 21,30 triệu m3/năm. Ngồi ra cịn có 15 mỏ lộ thiên vừa và nhỏ, cơng suất năm từ 100.000 tấn đến 700.000 tấn than nguyên khai và một số điểm khai thác lộ vỉa có sản lượng hàng năm dưới 100.000 tấn/năm với khối lượng đất đá thải từ 1,5 triệu m3/năm. Tổng khối lượng đất đá đổ thải còn lại của các mỏ lộ thiên giai đoạn 2005 - 2010 là 824.438 triệu m3. Trong đó, khu vực Cẩm Phả là 544.153 triệu m3, Hòn Gai là 198.030 triệu m3. Giai đoạn 2011-2015 các con số tương ứng: 751.412 triệu, 552.612 triệu và 136,0 triệu [54, 55].

Bảng 3.1: Tổng khối lƣợng đất đá đổ thải của các mỏ than lộ thiên theo từng khu vực và giai đoạn

ĐVT: 103 m3 Tên khu vực Khối lƣợng đất đá thải Tổng số 2011 2012-2015 Tổng toàn ngành 1564428 237103 1327325 Vùng ng Bí 70602 9979 60623 Vùng Hòn Gai 332167 58300 273867 Vùng Cẩm Phả 1082756 159165 923591 Vùng Nội địa 78904 9660 69244

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh [55].

Tại vùng Hòn Gai - Cẩm Phả, khai thác than tác động trực tiếp đến một vùng rộng khoảng 5.750 ha. Trong đó các mỏ lộ thiên chiếm 1.008 ha, các mỏ hầm lò chiếm khoảng 2.300 ha, các cơng trình phụ trợ chiếm diện tích khoảng 1.550 ha. Diện tích các bãi thải đất đá không ngừng tăng nhanh. Hiện nay, tại diện tích bãi thải khu vực Cẩm Phả là gần 900 ha, khu Hòn Gai là 750 ha [33].

Tác động chủ yếu của đất đá thải gây ra:

thác than lộ thiên, các bãi thải tạo lên những quả đồi cao từ 100 - 280m như ở Cọc Sáu (cao 280m), Nam Đèo Lai (cao 200m), Đông Cao Sơn (cao 250m), Đông Bắc Bàng Nâu (cao 150m) và Núi Béo (cao 140m)… và còn nhiều bãi thải trên các sườn đồi dốc thác. Bãi thải thường có sườn dốc tới 350

Nhiều mỏ khai khác lộ thiên tạo nên địa hình âm có độ sâu từ -50m đến - 150m dưới mực nước biển trung bình (các mỏ Cọc Sáu, Hà Tu, Núi Béo), gọi là các moong sâu.

Tại khu vực khai thác hầm lị: sự biến động địa hình khơng đáng kể và chủ yếu liên quan đến việc mở tuyến đường, khai thác đầu lộ vỉa, bãi thải không được quy hoạch và lịng sơng bị san lấp.

- Gây sạt lở và bồi lấp hạ nguồn:

Hiện tượng xói mịn rửa trơi và sạt lở đất xảy ra rất phổ biến trên các khai trường khai thác than, trên các tuyến đường vận chuyển và đặc biệt là trên các bãi đổ thải. Các bãi thải trên cao còn là những nguy cơ đe dọa gây lên sạt lở lớn, lũ quét làm nguy hại đến tính mạng, phá hủy nhà cửa, hoa màu của nhân dân và các cơng trình cơng cộng (sự cố vỡ đập Khe Rè, lũ tích gây vỡ đường 337 và sự cố tụt bãi thải xảy ra tại bãi thải mỏ than Cọc Sáu vào ngày 08/09/2010, làm chết 3 người).

Về mùa mưa các bãi thải cao bị xói mịn mạnh do động năng của nước mưa chảy tràn trên các sườn dốc bãi thải, tạo thành các khe rãnh hoặc hố sâu rộng từ 2,5m, đất đá và bùn thải bị cuốn trơi theo nước mưa và di chuyển xuống phía hạ lưu gây bồi lấp các dịng chảy, sơng suối, đất đai canh tác… Trong thời gian trước năm 1998, sự bồi lấp đất đá của các bãi thải Nam Đèo Nai, Nam Cọc Sáu đã xóa sổ 200 ha đất trồng rau hoa màu, làng mạc, nhà cửa chạy dọc phía Bắc đường 18 cũ từ thành phố Cẩm Phả ra tới Cọc Sáu [33].

Các bãi thải ven dòng suối của các đơn vị khai thác than đã chất cao thành núi, gia cố sơ sài không đảm bảo quy chuẩn ĐTM được cấp phép… đã xuất hiện những vết sạt trượt dài trên những bờ than đập. Điều đáng lo ngại là chính những bãi thải này sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành các trận lũ quét, lũ bùn đá gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống của người dân địa phương. Trời mưa đã thế còn trời nắng người dân cũng khơng tránh khỏi tình trạng khói bụi từ hoạt động vận chuyển, khai thác than.

Hiện tượng bồi lấp cũng xảy ra trầm trọng đối với suối Lộ Phong - Hà Tu, sông Diễn Vọng, suối khu Nam Đèo Nai, Cọc Sáu và sông Mơng Dương. Chiều sâu của sơng Mơng Dương về phía hạ lưu chỉ cịn 0,5 - 0,6 m. Dọc bờ biển khu vực Cọc Sáu hình thành các gị bồi lắng lớn có đường kính tới 60-70m với tốc độ phát triển tới 20-25m/năm. Đất đá thải bị xói mịn gây bồi lắng các cửa sông Diễn Vọng về phía eo Cửa Lục, làm ảnh hưởng đến hoạt động Cảng Cái Lân. Trước năm 2001, sông Diễn Vọng với chiều dài 20km, hàng năm cung cấp 360 triệu m3 nước cho thành phố Hạ Long nhưng đến nay trữ lượng nước của nguồn này cịn khơng đáng kể, nên đã phải thay thế bằng nguồn nước khác lấy từ hồ Cao Vân thuộc huyện Hoành Bồ [33].

- Đất đá thải cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về sự phát thải bụi từ các mỏ trong khu vực gây suy giảm mơi trường khơng khí do nhiễm bụi ở khu dân cư đô thị vùng than.

- Đất đá thải còn có tác động làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cảnh quan khu vực. Thành phố Hạ Long với vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, cần được bảo tồn và phát huy giá trị, tuy nhiên với các bãi thải cao vượt cả các dãy đồi tự nhiên, đã làm cảnh quan môi trường bị biến đổi theo hướng xấu đi, như các bãi thải dọc đường 337 (các đoạn đường Hà Khánh, Hà Trung 336); dọc theo đường 18A đoạn đường Hà Phong; các bãi thải Nam Đèo Nai, Nam Cọc Sáu, đoạn đường 18A gần Cửa Ông…

- Ngồi ra, đất đá thải cịn góp phần làm suy thối rừng. Rừng tự nhiên bị tàn phá ở mọi khu vực liên quan đến hoạt động sản xuất than, do đó cần phải chặt phá cây, tạo mặt bằng sản xuất, đổ đất đá thải, làm đường vận chuyển… rừng bị phá mạnh nhất ở các khu vực có khai thác than lộ thiên, nơi có tới 70-80% như phía bắc thành phố Hạ Long và Cẩm Phả. Hiện nay, ở thành phố Hạ Long đất có rừng chỉ chiếm khoảng 15%; Cẩm Phả thì chỉ cịn rừng ngun sinh trên núi đá vôi khu vực Đèo Bụt, núi Giáp Khẩu, khoảng 60% diện tích rừng đã bị tàn phá. Tình trạng tương tự xảy ra với vùng Đông Triều - Mạo Khê - ng Bí là những khu vực trước kia vốn có nhiều rừng nguyên sinh [33].

Trung, Hà Tu, Hà Phong, Hồng Hà (thành phố Hạ Long) và toàn bộ Cẩm Phả chịu tác động mạnh do các nguồn gây ô nhiễm từ các HĐKS than, trở thành những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân.

Thứ hai, Ơ nhiễm mơi trường nước.

Khai thác, kinh doanh than đã làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế của Quảng Ninh. Tuy nhiên, cũng do ngày càng nâng công suất HĐKT than của các mỏ khiến môi trường nơi đây bị tổn hại nghiêm trọng - ONMT nước.

Việc đào sâu khai thác than tại Quảng Ninh đang tác động tiêu cực lớn tới nguồn nước mặt lẫn nước ngầm. Ngay tại khu vực thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, nơi trữ lượng nước ngầm được đánh giá là dồi dào nhất, cơng suất khai thác cũng đang có dấu hiệu giảm dần. Tổng cơng suất khai thác nước ngầm tại khu vực này chỉ đạt từ 6.000 - 10.000 m3/ngày đêm (ước tính giảm từ 10 - 20% so với những năm trước).

Nước ngầm đã vậy, nước mặt cũng đang trong tình trạng báo động đỏ bởi theo thống kê của UBND thành phố Cẩm Phả, hiện trên địa bàn có 12 đơn vị TKV khai thác than. Các bãi thải của Công ty than Mông Dương, Đèo Nai, Cọc Sáu, Quang Hanh, Dương Huy… đã quá tải, gây nguy cơ sạt lở rất lớn khi trời mưa to. Dân cư các phường Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông thường xuyên có cảm giác nơm nớp lo sợ khi trời nổi cơn giơng. Bởi mỗi khi có mưa là các con phố ở đây đều bị ngập do lượng đất đá thải bồi lấp các sông suối khiến dịng chảy bị tắc nghẽn gây ngập úng nặng.

Mơi trường nước các khu vực có khai thác than bị ơ nhiễm mạnh chủ yếu do vật liệu rửa trơi, khống vật, axit, các chất thải cơng nghiệp từ các khu vực sản xuất mỏ. Nhiều nhánh sông, suối, hồ đập bị bồi lấp mất nguồn sinh thủy và suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước như: nguồn nước Lán Tháp (ng Bí); các sơng Vàng Danh, Diễn Vọng, Mông Dương, hồ Yên Lập, các hồ thủy lợi thuộc Đơng Triều (9/15 hồ)…Ơ nhiễm nguồn nước làm suy thối đất nơng nghiệp, giảm năng suất cây trồng, phát sinh dịch bệnh, tăng chi phí sản xuất nông nghiệp. Chất lượng nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống các sinh vật thủy sinh và đa dạng sinh học các khu vực cửa sông ven biển.

Nước thải mỏ ô nhiễm nguồn nước: Tại vùng than, theo số liệu kê khai, nộp phí BVMT đối với nước thải cơng nghiệp của các đơn vị thuộc ngành than thì tổng lượng nước thải mỏ năm 2009 đã kê khai là 38.914.075 m3. Tuy nhiên, mất nguồn sinh thủy của các hồ khiến việc điều tiết nước của phần lớn hồ thủy lợi bị suy giảm đáng kể".

Hoạt động khai thác và chế biến than là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nước mặt và nước biển ven bờ của tỉnh. Chỉ tính riêng lượng nước thải từ hoạt động khai thác than của TKV năm 2011 (136.712 m3/ngày) đã chiếm 73% tổng lượng nước thải công nghiệp. Năm 2014 tổng khối lượng nước thải mỏ của TKV khoảng 105,9 triệu m3/năm (290.000 m3/ngày đêm) trong đó theo tính tốn, 72% lượng nước thải được xử lý triệt để, 14% được xử lý sơ bộ và 14 % nước thải chưa được xử lý đổ thải ra môi trường.

Bảng 3.2: Thống kê nƣớc thải ngành than

Nội dung Năm

2011 Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Khối lượng nước thải mỏ (Tr.m3)(theo số

liệu đóng phí nước thải) 49,9 73,9 112,2 105,9 110

Số lượng trạm xử lý nước thải (trạm) 21 27 34 38 50

Khối lượng nước thải xử lý triệt để (Tr.m3) 20,1 35,1 58,9 76,5 87,6 Khối lượng nước thải xử lý sơ bộ (Tr.m3) 15,5 23,8 36,3 14,4 12,4 Tổng khối lượng nước thải được xử lý

(Tr.m3)

35,6 58,9 95,2 90,9 100

Số lượng nước thải chưa được xử lý (Tr.m3) 14,3 15 17 15 10

Nguồn: Tập đồn Than và Khống sản Việt Nam - TKV

Nước thải mỏ chưa qua xử lý tại một số khu vực khai thác có độ pH thấp (pH=3,3-3,8), một số kim loại nặng và cặn lơ lửng vượt giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải cơng nghiệp, do đó khi xả thải ra mơi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.

Lượng nước thải này chưa tính đến nước rửa trôi từ các bãi thải mỏ. Hai thơng số điển hình tác động đến mơi trường nước là tính axit và cặn lơ lửng. Bên

cạnh đó là hàm lượng Fe và Mn. Độ pH của nước thải mỏ dao động từ 3,1 - 6,5, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt TCCP từ 1,7 - 2,4 lần, cá biệt có nơi vượt 8,09 lần. Nước thải mỏ gây nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn sinh thủy, suy giảm chất lượng nước…Do tác động lâu ngày, trong đó có tác động của khai thác than trái phép trong một thời gian dài, một số hồ thủy lợi vùng Đơng Triều bị chua hóa, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước nơng nghiệp [66]. Đây là một trong những nguyên nhân chính "giết chết" những con sông, suối tại Cẩm Phả. Theo số liệu quan trắc của Chi cục BVMT Quảng Ninh: sông Mông Dương, Diễn Vọng và nhiều con kênh khác có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2,68 lần giới hạn cho phép, các hàm lượng BOD5, Pb, lượng dầu đều cao so với ngưỡng cho phép và đặc biệt có dấu hiệu tăng dần qua từng năm [66].

Hồ thủy lợi thành bãi thải: Kết quả quan trắc chất lượng nước các hồ thủy lợi đang ở mức báo động. Cụ thể, kết quả pH đo được tại 9 hồ ô nhiễm đều dưới 5. Nghiêm trọng là hồ Bến Châu 3,75; hồ Cầu Cuốn 3,21; Nội Hoàng 3,02;… Trong khi độ pH để các sinh vật, thực vật phát triển bình thường phải đạt mức 5,5-6.

Vì vậy hồ khơng có nhiều các lồi sinh vật sinh sống. Có hồ khơng thấy sự xuất hiện của cá. Việc lấy nước từ các hồ để nuôi cá khiến cá chết hàng loạt, bị nổ mắt và nếu khơng chết thì năng suất giảm rõ rệt. Có nơi người dân khơng dám lấy nước vào ruộng và ao của mình.

Nghiêm trọng hơn cả là có nhiều hồ đã bị lấp và hồn tồn thành bãi thải. hệ thống các hồ nhỏ bị chia cắt khiến cho nước tập trung tại hồ chính dẫn tới xả tràn ngay trong mùa khô, điều chưa từng xảy ra với hệ thống hồ thủy lợi tại đây trong khi nhu cầu nước tưới ngày càng lớn.

Hiện đã có 9/15 hồ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng gồm: Nội Hoàng, Cầu Cuốn, Cổ Lễ, Khe Ươn 1-2, Rộc Chày, Yên Dưỡng, Tân Yên, Diễn Châu từ hoạt động khai thác than của Xí nghiệp Than Hồng Thái - Cơng ty than ng Bí, Cơng ty Than Mạo Khê và cả các chủ khai thác than trái phép. Tất cả các khai trường đều thuộc lưu vực hướng nước đổ về các hồ thủy lợi nói trên.

nên đã đổ san gạt đất, đá xít lấp hồ và lấp luôn cả suối đầu nguồn của hồ Nội Hồng, hồ Cầu Châu. Bẩy hồ cịn lại đất đá được san gạt lấp mất nguồn sinh thủy.

Thậm chí các đơn vị khai thác than tự ý lấp hồ tạo các đường vận tải, đã chia cắt phần lớn lưu vực hướng nước của các hồ Khe Ươn 1,2 nên nước đã tập trung vào các hồ Nội Hoàng, Cổ Lễ và nguy cơ vỡ đập là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng, vật nuôi và đời sống nhân dân 9 xã trong huyện là các xã Hồng Thái Đơng, Hồng Thái Tây, Hồng Quế, Mạo Khê, Kim Sơn, Xuân Sơn, Xuân Bình, Tràng An, Bình Khê [54].

Sự cố môi trường do mưa lũ cuối tháng 7/2015 đã gây những thiệt hại rất lớn về KT-XH đối với người dân Quảng Ninh, tổng thiệt hại lên đến 2.700 tỷ đồng. Lũ bùn đá đã gây ngập diện rộng khu vực Cẩm Phả, ng bí, Đơng Triều. Hậu quả sau đó là vấn đề ơ nhiễm nước do nước mưa cuốn theo đất đá thải và than. Theo các chun gia mơi trường cảnh báo, than có hàm lượng lưu huỳnh lớn nên việc gây ô nhiễm nước không tránh khỏi. Nước thải chứa axit, lưu huỳnh và các kim loại nặng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)