Trong khi đó, GDP của ngành dịch vụ tăng từ 34% lên 44,2%.
3.1.2.1. Vài nét về khai thác than
Quảng Ninh có nguồn TNKS than lớn, chiến 90% trữ lượng than của cả nước. Đây chính là đặc điểm hình thành vùng công nghiệp khai thác than từ rất sớm. Khai thác than thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng và được xếp vào ngành khai khống nói chung. Vùng khai thác, chế biến, tiêu thụ than có phạm vi rộng lớn, trải dài từ Đơng Triều, ng Bí, Hồnh Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả.
Ngành than Quảng Ninh hiện đang khai thác bằng 2 phương pháp là lộ thiên và hầm lò:
Khai thác lộ thiên: Khai thác lộ thiên ln đóng vai trị chủ đạo, chiếm
khoảng 55-65% tổng sản lượng than khai thác của tồn ngành. Hiện nay, ngành than có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với cơng suất trên 2 triệu tấn/năm (Cao Sơn, Cọc 6, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15 mỏ lộ thiên vừa là công trường lộ thiên (thuộc các Công ty than hầm lị quản lý) sản xuất với cơng suất từ 100 ÷ 700 ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác mỏ nhỏ và lộ vỉa với sản lượng than khai thác nhỏ hơn 100 ngàn tấn/năm. Hiện nay tất cả các mỏ lộ thiên được trang bị đồng bộ thiết bị khoan, xúc bốc, vận tải thuộc loại trung bình (đối với các mỏ và khai trường lộ thiên quy mô vừa và nhỏ), tiên tiến (đối với các mỏ quy mô lớn như Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo).
Khai thác hầm lị: Hiện nay, có trên 30 mỏ hầm lị đang hoạt động. Trong đó
chỉ có 9 mỏ có trữ lượng huy động lớn, có cơng nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, khai thác với sản lượng hầm lò từ 1,0 triệu tấn/năm trở lên bao gồm như mỏ: Mạo Khê (1,6 triệu tấn), mỏ Nam Mẫu (1,5 triệu tấn), mỏ Vàng Danh (3,1 triệu tấn), mỏ Hà Lầm (1,77 triệu tấn), mỏ Ngã Hai (Quang Hanh, 1,05 triệu tấn), mỏ Khe Chàm (1,01 triệu tấn), mỏ Khe Tam (Dương Huy 2,0 triệu tấn), mỏ Lộ Trí (Thống
Các mỏ còn lại sản lượng khai thác dưới 1,0 triệu tấn/năm, kế hoạch thăm dò, dây chuyền công nghệ và cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ ... bao gồm các mỏ: Bắc Cọc Sáu (Công ty TNHH MTV than Hạ Long - TKV), mỏ Tây Bắc Khe Chàm (Tổng Công ty Đông Bắc)...
Một số mỏ cịn q nhỏ, diện tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên khơng có điều kiện để phát triển sản lượng và cơ giới hóa dây chuyền cơng nghệ.
Hiện tại các Cơng ty than Vàng Danh, Mạo Khê, ng Bí, Hà Lầm, Mơng Dương, Dương Huy, Thống Nhất,... đã và đang đưa dây chuyền cơ giới hóa đồng bộ khai thác than vào lò chợ với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khá và đặc biệt là an toàn lao động được cao hơn. Công tác vận tải than cũng được trang bị các hệ thống vận tải liên tục (máng cào + băng tải).
Tuy nhiên, ngồi những tiến bộ nêu trên cơng nghệ khai thác hầm lò các mỏ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển, sản lượng lị chợ cịn thấp, trình độ cơ giới hóa và tự động hóa của tồn bộ các khâu trong hầm lò chưa cao và chưa rộng rãi, kinh nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế...
Kết quả khai thác than [26, 27]
Khai thác than ở Quảng Ninh với quy mô cơng nghiệp đã có đến hơn 100 năm. Kể từ khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khai thác than ở Quảng Ninh đã tăng nhanh về sản lượng và quy mô. Cụ thể:
Từ năm 1976-1988, sản lượng khai thác ổn định ở mức 6 triệu tấn/ năm
(riêng năm 1987 đạt gần 7 triệu tấn)
Trong năm 1990, sản lượng than khai thác đạt 7,3 triệu tấn.
Trong 10 năm (1995-2004) đã sản xuất trên 146 triệu tấn than nguyên khai,
tiêu thụ trên 13 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 46 triệu tấn.
Trong giai đoạn 2005-2007 sản lượng than khai thác đạt 115.276 triệu tấn,
tiêu thụ xuất khẩu 52,2 triệu tấn.
Giai đoạn 2010-2015, sản lượng than khai thác là 294,45 triệu tấn, tiêu thụ
là 235,1 triệu tấn.
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Lê Minh Chuẩn năm 2016, sản xuất và tiêu thụ than đạt 35 triệu tấn.
than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, sản lượng và đã góp phần quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh cũng như của cả nước.
Về cơ bản khai thác than ở Quảng Ninh đã cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên liệu cho nền kinh tế quốc dân, như: Nguyên liệu cho ngành điện (nhiệt điện) xi măng, hóa chất, giấy... Đặc biệt là góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Vai trò của khai thác than đối với phát triển kinh tế - xã hội
* Đáp ứng nhu cầu của các hộ tiêu dùng (điện, xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng…) và sự tiêu dùng năng lượng của dân cư.
Than đóng vai trị sống cịn với sản xuất điện và vai trị này sẽ cịn được duy trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0,9% đến 1,5% từ nay đến năm 2030.
Ở nước ta hiện nay có nhiều nhà máy nhiệt điện đốt than đã đi vào hoạt động. Ngành than đang lo đầu vào cho hơn 10.000MW điện của EVN. Theo quy hoạch của ngành điện, đến năm 2020 cả nước cần đầu tư khoảng 52 dự án nhiệt điện chạy than, công suất 36.000MW, chiếm 48% công suất nguồn điện toàn hệ thống. Tổng nhu cầu than cho sản xuất điện năm 2015 là 23 triệu tấn, đến năm 2020 là trên 67,3 triệu tấn và đến năm 2030 cần tới 171 triệu tấn [47]. Đây mới chỉ là nhu cầu than cho sản xuất điện. Nếu tính thêm nhu cầu than cho các ngành khác: xi măng, luyện kim, hóa chất… thì lượng than hàng năm cho các ngành công nghiệp là "khổng lồ". Thật thấm thía bài học từ thời phổ thơng "than là bánh mì cơng nghiệp"; "Tổ quốc cần than như con thơ cần sữa mẹ".
* Đóng góp lớn vào GDP và ngân sách địa phương - tỉnh Quảng Ninh
Ngành than có lịch sử trên trăm năm, đóng góp nhiều cho đất nước, đặc biệt cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh, nơi đồng bào cả nước biết đến là "Đất mỏ". Ngành than đóng góp nhiều vào GDP và ngân sách nhà nước. Cụ thể, năm 2011 đóng góp vào GDP là 24% và ngân sách tỉnh là 67%. Năm 2013, các con số tương ứng: 17% và 51% [56, tr.14].
* Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ngành than
Ngành than Quảng Ninh có vị trí quan trọng trong việc cùng địa phương bảo đảm an sinh xã hội. Tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giảm sức ép lao động và các tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn trật tự xã hội trên địa bàn.
Tồn ngành than có 140 ngàn lao động, trong đó, tại than Quảng Ninh là 120 ngàn. Tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giảm sức ép về việc làm, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn. Thu nhập của người lao động ngành than ở Quảng Ninh trung bình khoảng 7,5-7,8 triệu đồng/tháng. Các đơn vị thuộc ngành than ở Quảng Ninh rất chú trọng đến hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo (hỗ trợ thường xuyên cho 17 xã nghèo thuộc huyện biên giới)… [28].
Tóm lại, than là tài nguyên thiên nhiên, là nguồn năng lượng khơng tái tạo. Vì vậy việc thăm dị, khai thác, chế biến và sử dụng than phải tiết kiệm và hiệu quả. Phát triển ngành than ổn định, đáp ứng nhu cầu về than cho nền kinh tế quốc dân, bảo đảm thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, có một phần hợp lý xuất khẩu để điều hòa về số lượng, chủng loại và tạo nguồn ngoại tệ. Phát triển ngành than phải gắn liền với phát triển KT-XH, du lịch, quốc phòng, an ninh và BVMT trên các địa bàn vùng than Quảng Ninh. Phát triển ngành than đã đóng góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.