tiêu chí
Tác giả luận án sử dụng phương pháp trong chương 3 để đánh giá thực trạng bảo vệ trường trong khai thác than.
Đánh giá về BVMT trong khai thác than theo các tiêu chí đánh giá ở chương 2 đã trình bày như: Nhóm tiêu chí về sự phù hợp của quy hoạch khai thác than và quy hoạch BVMT (quy hoạch khai thác than và quy hoạch BVMT); Đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu và hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác than và mục tiêu BVMT, hiệu quả công tác BVMT khai thác than; Đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường.
Căn cứ vào TCMTVN để đánh giá tác động của khai thác than đến môi trường ở Quảng Ninh như: biến đổi địa hình, cảnh quan, chiếm dụng diện tích đất canh tác và đất rừng. Tác động chủ yếu của đất đá thải gây ra như hình thành các núi nhân tạo, các moong sâu; ô nhiễm môi trường nước, trong đó phân tích rõ khai thác than tại Quảng Ninh đang tác động tiêu cực lớn tới nguồn nước mặt lẫn nước ngầm có các số liệu minh chứng về: khối lượng nước thải mỏ, số lượng trạm xử lý nước thải, số lượng nước thải chưa được xử lý, khối lượng nước thải xử lý sơ bộ, tổng khối lượng nước thải được xử lý, khối lượng nước thải xử lý triệt để; ơ nhiễm mơi trường khơng khí, tiếng ồn; nguồn bụi phát sinh từ các khâu sản xuất, từ cơng đoạn nổ mìn, vận chuyển than và đất đá, sàng tuyển chế biến và bến bãi chứa, xuất than.
Đánh giá nồng độ phát sinh bụi từ một số mỏ khai thác than: Hà Tu, Núi
ng Bí, Hịn Gai, Cẩm Phả; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do khai thác than gây ra đối với sức khỏe con người và Thiệt hại kinh tế kinh tế, xã hội.
Đánh giá thực trạng BVMT trong khai thác than theo một số nội dung cụ thể: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các đề án khai thác than và thực hiện việc đánh giá tác động môi trường; đổi mới cơng nghệ góp phần BVMT trong khai thác than; chú trọng cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải (hay hồn ngun mơi trường); cơng tác quản lý hoạt động khai thác than gắn với BVMT.
Đánh giá khái quát thực trạng BVMT trong khai thác than ở Quảng Ninh: Xây dựng phương án BVMT trước khi khai thác; thực hiện nhiều phương thức, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, BVMT; áp dụng và đổi mới công nghệ trong HĐKT than; thực hiện công tác quan trắc môi trường và Báo cáo định kỳ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh; cơng tác hồn ngun mơi trường; cơng tác quản lý HĐKT than gắn liền với BVMT được TKV, tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị sản xuất - kinh doanh than .
Ngoài ra, luận án cũng sử dụng phương pháp tổng kết thực tiễn quá trình phát triển HĐKT than - khống sản và BVMT ở nước ta nói chung, Quảng Ninh nói riêng.