CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2. Phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp
Phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp là tạo ra, duy trì và gia tăng đầu tư vào hoạt động R&D của doanh nghiệp. Phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp gồm phát triển các nguồn lực cho R&D (chỉ số đầu vào), thực hiện hoạt động R&D (phần khái niệm đã đề cập ba loại hoạt động: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai) và phát triển kết quả R&D (chỉ số đầu ra).
Doanh nghiệp có thể huy động mọi nguồn lực có thể, cả bên trong và bên ngoài để đầu tư, tăng đầu tư vào phát triển R&D của mình. Các nguồn lực R&D của doanh nghiệp gồm: tài chính, nhân lực, cơ sở-vật chất, thông tin và nguồn lực khác phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D dưới
nhiều hình thức khác nhau như tự thực hiện hoạt động R&D ngay tại doanh nghiệp (in-house R&D) và/ hoặc là hợp tác/ hợp đồng/ thuê khoán cá nhân, tổ chức (viện R&D, trường đại học và doanh nghiệp khác) trong và ngoài nước để thực hiện hoạt động R&D. Doanh nghiệp có thể thành lập, phối hợp thành lập một hoặc nhiều đơn vị R&D (dạng tổ chức cứng), hình thành mạng lưới, liên minh R&D hoặc nhóm R&D linh hoạt (dạng mềm) theo từng đề tài, dự án R&D, từng giai đoạn cụ thể.
2.2.1. Phát triển nguồn lực R&D của doanh nghiệp
1) Phát triển nhân lực R&D
Nhân lực R&D là yếu tố quan trọng nhất trong các nguồn lực của doanh nghiệp để phát triển hoạt động R&D, vì nhân lực R&D là người triển khai, là chủ thể đổi mới của doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực R&D thông qua đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng (kể cả lưu chuyển) và quản lý. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động R&D của doanh nghiệp có thể từ nội bộ doanh nghiệp hoặc từ huy động, hợp tác với các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp.
2) Phát triển tài chính cho hoạt động R&D
Tài chính là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển hoạt động R&D. Việc tuân theo quy luật phát triển R&D và quy luật phát triển kinh tế để tăng cường quản lý có hiệu quả đối với tài chính cho hoạt động R&D, phát huy đầy đủ tác dụng của nó là vấn đề có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Phát triển tài chính cho R&D của doanh nghiệp bằng cách huy động nguồn vốn tự có của doanh nghiệp; vốn vay; từ nguồn NSNN và nguồn hợp tác với các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp.
3) Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và thông tin cho hoạt động R&D
Cùng với nhân lực và tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và thơng tin phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp là các nguồn lực cần thiết. KH&CN càng phát triển đòi hỏi phương tiện nghiên cứu càng tiên tiến và hiện đại. Thông tin cho hoạt động R&D của doanh nghiệp thể hiện khả năng tiếp cận, khai thác, phổ biến, v.v. hoạt động R&D của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và thông tin phụ thuộc vào nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận KH&CN của nhân lực R&D và mức độ phát triển của doanh nghiệp. Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và thông tin cho hoạt động R&D của doanh nghiệp bằng cách đầu tư
mới, nâng cấp, cải tiến nhà xưởng, phịng thí nghiệm, thiết bị,…của doanh nghiệp kết hợp với sử dụng phịng thí nghiệm, thiết bị, thơng tin của các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp bên ngoài để phục vụ cho hoạt động R&D của doanh nghiệp.
2.2.2. Thực hiện hoạt động R&D của doanh nghiệp
1) Tự thực hiện hoạt động R&D
Một số thuật ngữ tiếng Anh hay được sử dụng để chỉ hoạt động R&D ngay tại doanh nghiệp hay phương thức tự tạo cơng nghệ bên trong doanh nghiệp đó là hoạt động nghiên cứu và triển khai nội tại (in-house R&D), phát triển công nghệ nội tại (in-house development), ―tự tạo‖ công nghệ nội doanh nghiệp (internal technology
sourcing) hoặc nghiên cứu và triển khai nội doanh nghiệp (internal R&D). Hoạt động
R&D nội tại là việc nghiên cứu và triển khai, tạo cơng nghệ mới, cải tiến cơng nghệ đang có hay phát triển các đổi mới khác cần thiết cho doanh nghiệp ngay tại doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp tổ chức thực hiện hoạt động R&D dưới các hình thức như viện/ trung tâm/ phịng/ đơn vị R&D độc lập, có thể là nhóm cá nhân cùng nhau tiến hành hoạt động R&D theo từng chủ đề/ dự án R&D cụ thể.
2) Hợp tác, hợp đồng thực hiện hoạt động R&D
Hầu hết các doanh nghiệp không thể hồn tồn tự mình thực hiện tồn bộ hoạt động R&D mà trong một số dự án hay một số công đoạn của dự án R&D doanh nghiệp phải liên kết, hợp tác, hợp đồng với đối tác bên ngoài thực hiện một số hoạt động R&D. Đối tác có thể là viện R&D, trường đại học hoặc thậm chí doanh nghiệp.
a) Với viện R&D, trường đại học hoặc doanh nghiệp khác
Hợp tác, thuê ngoài R&D được xác định đơn giản là các hoạt động liên kết, hợp tác (chính thức hoặc phi chính thức), th ngồi các tổ chức (chủ yếu là viện R&D, trường đại học hoặc doanh nghiệp bên ngoài) tiến hành các hoạt động R&D dựa vào thỏa thuận chính thức hoặc phi chính thức. Trong hợp tác R&D, có thể một hoặc một số doanh nghiệp và viện R&D/ trường đại học cùng nhau cam kết thực hiện những nỗ lực R&D của doanh nghiệp để dành được mục tiêu chung.
b) Với khách hàng và/ hoặc nhà cung cấp của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hợp tác với khách hàng để phát triển công nghệ nhằm dành được sự tin cậy đối với các sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc cùng với nhà cung cấp
phát triển công nghệ hoặc thuê doanh nghiệp khác phát triển cơng nghệ với mục đích đáp ứng được yêu cầu của khách hàng khác, hoặc chiếm lĩnh thị phần.
Các hoạt động hợp tác R&D có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như cùng nhau thực hiện dự án R&D, lưu chuyển nhân lực R&D, v.v. cụ thể:
- Hợp tác thực hiện dự án R&D (một hoặc một số hoạt động trong dự án R&D); - Lưu chuyển nhân sự R&D (lưu chuyển nghiên cứu viên, nhà khoa học giữa các doanh nghiệp hay doanh nghiệp với viện R&D, trường đại học);
- Hợp tác trong đào tạo nhân sự R&D (nghiên cứu thực tế tại doanh nghiệp, cùng nhau hướng dẫn luận văn);
- Liên hệ khơng chính thức (tư vấn, trao đổi thông tin, tài trợ học bổng, v.v...). Ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp tiến hành hợp tác R&D với các tổ chức khác khơng có nghĩa là doanh nghiệp đó hồn tồn khơng tiến hành hoạt động R&D nội tại doanh nghiệp mình và ngược lại.
Để có cơng nghệ, ngoài thực hiện hoạt động R&D (nội tại, hợp tác R&D), doanh nghiệp có thể thu nạp, nhận chuyển giao từ các nguồn bên ngồi thơng qua nhận phép cơng nghệ (in-licensing), mua trực tiếp, tuyển dụng nhân lực R&D, v.v. Doanh nghiệp thu nạp cơng nghệ từ các nguồn bên ngồi nhằm mục đích ứng dụng các thành tựu của hoạt động R&D vào hoạt động SX-KD của doanh nghiệp đồng thời phát huy thế mạnh R&D nội sinh, sử dụng R&D bên ngồi như một tác nhân kích thích cho phát triển năng lực R&D bên trong, tạo điều kiện học hỏi và nâng cao trình độ nhân lực R&D trong doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng với doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển.
Ở những giai đoạn đầu, R&D của doanh nghiệp với chức năng giúp tìm kiếm, lựa chọn và thích nghi cơng nghệ thích hợp từ bên ngồi vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp bắt kịp với giới hạn trình độ cơng nghệ thế giới và gia tăng năng lực R&D của mình, doanh nghiệp có thể tự thực hiện hoạt động R&D để tạo cơng nghệ lõi cho riêng doanh nghiệp mình.
3) So sánh tự thực hiện với hợp tác thực hiện R&D
Doanh nghiệp hợp tác R&D nhằm tiếp cận với những bí quyết cơng nghệ tốt hơn, bổ sung những kỹ năng cịn thiếu, tiếp cận với những cơng nghệ, máy móc và thiết bị
mới nhằm phát triển những sản phẩm và công nghệ mới. Một số doanh nghiệp nhỏ hợp tác R&D với các doanh nghiệp lớn để tiếp cận với chuỗi cung ứng hay kênh phân phối sản phẩm đã được hình thành của các doanh nghiệp lớn. Đôi khi việc hợp tác R&D với các tổ chức nổi tiếng còn nhằm mục đích nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp. Một lợi thế khác của hợp tác R&D khi so sánh với tự tiến hành R&D chính là ở chỗ hợp tác R&D có thể dẫn đến tác động ―cộng hưởng‖ nếu các bên với thế mạnh khác nhau cùng nhau làm việc. Tuy nhiên, hợp tác R&D cũng có thể gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm đối tác phù hợp và chia sẻ lợi ích khi dự án thành cơng. Hợp tác R&D nên được cân nhắc kỹ bởi vì doanh nghiệp có thể mất thơng tin độc quyền về tay các đối tác của mình, vì vậy doanh nghiệp nên đảm bảo thông tin độc quyền của doanh nghiệp trước khi tham gia vào hợp tác R&D.
Bảng 2.1 so sánh điểm mạnh và điểm yếu giữa tự thực hiện hoạt động R&D và hợp
tác thực hiện hoạt động R&D.
Bảng 2.1. So sánh giữa tự thực hiện R&D và hợp tác thực hiện R&D
Tự thực hiện R&D Hợp tác thực hiện R&D
Điểm mạnh Điểm mạnh
- Độc quyền cơng nghệ
- Có thể triển khai hoạt động R&D trong thời gian ngắn nhất
- Cùng chia sẻ nguồn lực
- Tác động ―cộng hưởng‖ năng lực R&D - Bổ sung tri thức, kỹ năng, hình thành cơ chế học hỏi công nghệ hiệu quả
- Nâng cao uy tín và vị thế doanh nghiệp
Điểm yếu Điểm yếu
- Cần có nguồn lực lớn - Có thể mất thơng tin cơng nghệ - Khơng có được sự học hỏi cơng nghệ từ bên
ngoài
- Khó khăn trong chia sẻ lợi ích, chia sẻ rủi ro
- Có thể xuất hiện hành vi cơ hội, lợi dụng - Khó khăn trong điều phối, quản lý và kiểm soát hoạt động R&D chung
- Chậm trễ trong triển khai hoạt động
Nguồn: NCS, 2016
Cần phải nhấn mạnh rằng cách phân chia hoạt động R&D của doanh nghiệp trên đây (nội tại, hợp tác R&D) chỉ là tương đối, không loại trừ nhau và trong thực tế không phải các hoạt động này diễn ra một cách độc lập. Mặc dầu có những hạn chế nhất định về nguồn lực, rủi ro và một số hạn chế khác nhưng hoạt động R&D do doanh nghiệp tự thực hiện vẫn được xem như kênh tạo nguồn công nghệ quan trọng
2.2.3. Phát triển kết quả R&D của doanh nghiệp
1) Phát triển đối tượng sở hữu công nghiệp và doanh nghiệp công nghệ mới
Số lượng sáng chế, qui trình cơng nghệ mới, v.v. dựa trên các kết quả R&D là thước đo quan trọng cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp tự thực hiện hoạt động R&D, hợp tác hoạt động R&D hay chuyển giao tri thức, CGCN (kể cả doanh nghiệp mới được thành lập dựa trên công nghệ mới từ kết quả R&D của doanh nghiệp).
2) Phát triển kho dự trữ tri thức của doanh nghiệp
Một thước đo khác nói lên sức mạnh R&D của doanh nghiệp đó là kho dự trữ tri thức (tri thức hiện hoặc tri thức ngầm) của doanh nghiệp, có thể được thể hiện dưới hình thức ấn phẩm khoa học (sách, tạp chí khoa học,…) hoặc bí quyết. Chính vì mục đích phát triển kho dự trữ tri thức mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới thậm chí đầu tư nguồn lực và thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản thuần túy.
3) Phát triển liên kết R&D
Liên kết, hợp tác R&D (trong, ngồi doanh nghiệp) có thể được xếp vào các chỉ số đầu vào (nguồn lực R&D) khi sự hợp tác này nhằm tăng cường nhân lực, tài chính cho hoạt động R&D, cũng có thể được xếp vào các chỉ số đầu ra khi sự hợp tác này nhằm vào việc truyền bá, ứng dụng kết quả R&D, cùng tham gia xuất bản các ấn phẩm khoa học, cùng đứng sở hữu trong các đối tượng đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và hơn hết là hình thành mơi trường, văn hóa thân R&D của doanh nghiệp.