Khung xây dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 143 - 185)

4.2.2. Các giải pháp khác

Để chiến lược phát triển R&D của doanh nghiệp có thể được xây dựng và thực hiện hiệu quả, doanh nghiệp Việt Nam nên có những giải pháp cụ thể sau:

- Từ phía lãnh đạo doanh nghiệp: Lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với chính bản thân doanh nghiệp đó là tăng khả năng đổi mới của doanh nghiệp, hình thành cơng nghệ lõi cho doanh nghiệp, tăng vị

Tầm quan trọng của công nghệ In-house R&D Hợp tác R&D Hợp đồng R&D Nhận phép (in-licensing) Mua trực tiếp Tuyển dụng nhân lực R&D

+ - Xác định nhu cầu công nghệ Áp lực thời gian Nhận phép (in-licensing) Mua trọn gói - + Tuyển dụng nhân lực R&D Xem xét năng lực R&D, nguồn tài chính và khả năng

tự chủ công nghệ

Xem xét năng lực R&D, nguồn tài chính và khả năng tự chủ cơng nghệ Hợp đồng R&D + Áp lực thời gian In-house R&D Hợp tác R&D -

Hợp tác R&D In-house R&D

+ - Nguồn lực tài chính Năng lực R&D In-house R&D Hợp tác R&D + - N/A

thế và giá trị của doanh nghiệp, là động lực cho phát triển bền vững của doanh nghiệp45. Khi lãnh đạo doanh nghiệp có nhận thức rõ về tầm quan trọng của R&D đối với doanh nghiệp thì lãnh đạo doanh nghiệp sẽ coi trọng hoạt động R&D và tìm mọi cách để phát triển hoạt động R&D trên cơ sở vừa tự nghiên cứu các công nghệ đặc thù riêng cho doanh nghiệp, vừa hợp tác tiếp cận công nghệ tiên tiến từ nước ngồi, trên cơ sở đó nội địa hố, cải tiến để có cơng nghệ thích hợp, sản phẩm có chất lượng cao và giá thành cạnh tranh.

- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: Xây dựng cơ cấu tổ chức mềm dẻo, linh hoạt, tạo điều kiện phối hợp giữa bộ phận thực hiện hoạt động R&D với các bộ phận khác. Áp dụng đa cơ chế để quản lý hoạt động đa dạng của doanh nghiệp gồm tất cả khâu trọng yếu của quá trình đổi mới, tăng cường hoạt động của tiểu ban điều hòa phối hợp với chức năng tư vấn nhằm dung hịa các lợi ích của các bên tham gia vào quá trình đổi mới với các thành viên từ tất cả các bộ phận của doanh nghiệp. Riêng đối với đơn vị R&D trong doanh nghiệp áp dụng hình thức tổ chức tự quyền nhằm phát huy tối đa yếu tố con người, sử dụng tối đa nguồn nhân lực hoạt động trong môi trường luôn biến động vô định của các vấn đề R&D. Nguồn lực cho hoạt động R&D này (tài chính, nhan lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, thông tin,…) họ có thể nhận được với các điều kiện ưu đãi mà ít bị ràng buộc một cách hành chính.

Riêng đối với một số doanh nghiệp lớn hiện có viện R&D trực thuộc, nhanh chóng điều chỉnh mối quan hệ giữa viện R&D với doanh nghiệp mẹ và các doanh nghiệp thành viên, từ chỗ đóng vai trò như ―người bán hàng có sẵn‖ chuyển sang ―phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp‖, đáp ứng những đòi hỏi thực tế của doanh nghiệp mẹ cũng như các doanh nghiệp thành viên; Tăng cường hoạt động ―đối thoại‖ với ―doanh nghiệp mẹ‖ và các doanh nghiệp thành viên để tìm hiểu nhu cầu thực tế, những vướng mắc của các doanh nghiệp để tháo gỡ, cung cấp những thông tin về R&D và ĐMCN liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà Viện là cơ quan hiễu rõ rất. Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ nhân lực R&D của viện R&D để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi trong tương lai của doanh nghiệp.

45 ―Nếu khơng có R&D, chúng ta mãi mãi là người đi sau, luôn sau đối thủ ít nhất một bước‖ (Giám đốc Cơng ty Phạm Nguyên).

- Tăng nguồn lực tài chính đầu tư cho R&D của doanh nghiệp: Trong các doanh nghiệp đang hoạt động, nguồn tài chính đầu tư cho các dự án R&D, dự án phát triển công nghệ rất thấp và chủ yếu là nguồn tự có. Đa số doanh nghiệp đều cho rằng họ rất khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Lý do là các doanh nghiệp khơng có tài sản cố định để thế chấp, còn thế chấp bằng tài sản vơ hình (cơng nghệ và bí quyết kỹ thuật,…) thì doanh nghiệp hoặc có rất ít hoặc nhà nước chưa có một cơ chế rõ ràng về vấn đề này. Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp hiện có nguồn tài chính đầu tư cho R&D hạn chế, nhanh chóng tiếp cận các chương trình ưu đãi của nhà nước (cả trung ương và địa phương) khuyến khích doanh nghiệp đầu tư R&D và đổi mới cơng nghệ, tích cực hợp tác, xây dựng cơ chế hợp tác công tư với với viện R&D và trường đại học bên ngoài để thực hiện hoạt động R&D và đổi mới.

- Phát triển nhân lực phục vụ R&D của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp xây dựng chính sách riêng để khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân lực R&D của doanh nghiệp chuyên tâm phục vụ cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Không chỉ tạo dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và hòa đồng, doanh nghiệp nên xây dựng một chế độ đãi ngộ thỏa đáng phù hợp với năng lực của từng nhân viên R&D, khuyến khích mọi người phát huy tối đa khả năng của bản thân. Môi trường mềm dẻo linh hoạt, với các quan hệ con người đơn giản và tạo các cơ hội để sử dụng tiềm năng của nhân viên như là những nhân tố thành công then chốt của doanh nghiệp trong các hoạt động R&D và đổi mới. Hình thức văn hóa doanh nghiệp này là rất hiệu quả trong việc giảm thiểu vấn đề cứng nhắc vốn có của nhiều doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên xem ―công nghệ‖ là giá trị cốt lõi và xây dựng các cơ chế để khuyến khích hoạt động chia sẻ cơng nghệ trong tồn bộ doanh nghiệp. Với những giá trị cốt lõi này, lao động có chất lượng và trình độ cao trong doanh nghiệp được trang bị với tinh thần hoạt động nhóm và cởi mở trong hợp tác. Hệ thống trả lương dựa trên những phát kiến trong NCKH và phát triển công nghệ, nhấn mạnh các khuyến khích phi tài chính như khuyến khích đào tạo nâng cao trình độ trong và ngồi nước. Lãnh đạo doanh nghiệp tạo điều kiện tốt nhất có thể để các nhân viên công nghệ, nhân viên R&D yên tâm làm việc. Ngồi ra, doanh nghiệp có thể vận dụng các mức thưởng cụ thể khuyến khích cá nhân thực hiện các đề tài nghiên cứu và

phát triển sản phẩm mới như một số doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện rất hiệu quả trong việc khuyến khích nhân viên R&D: nếu đề tài thực hiện có hiệu quả, cá nhân thực hiện sẽ được hưởng một tỉ lệ phần trăm nhất định (chẳng hạn 30% lợi nhuận thu được của đề tài trong năm đầu và 20% trong năm tiếp theo hoặc khi đề tài được áp dụng vào SX-KD thì được hưởng 20% lợi nhuận, trong đó cá nhân chủ trì hưởng 10% và tập thể đơn vị R&D hưởng 10% trong 02 năm).

- Tăng cường hợp tác trong hoạt động R&D: hợp tác với viện R&D và trường đại học bên ngồi để có thể hình thành những ý tưởng mới, sáng chế mới và quan trọng hơn là bổ sung nguồn lực phục vụ cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Cụ thể:

Đối với viện R&D và trường đại học: Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các giảng viên có được nhiều ý tưởng mới, nhiều đề xuất mới từ thực tiễn cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo của mình; các cơng trình nghiên cứu có được một đội ngũ ―phụ tá‖ đơng đảo và như vậy có năng lực thực hiện những dự án lớn, tầm cỡ; tạo động lực cho sinh viên, giúp sinh viên yêu thích nghề ―nghiên cứu‖; các doanh nghiệp là nguồn tài trợ bổ sung cho hoạt động của viện R&D và trường đại học và như vậy giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước dành cho KH&CN; các cơng trình nghiên cứu do doanh nghiệp tài trợ giúp các nghiên cứu viên, sinh viên tiếp xúc được với những vấn đề thực tiễn đang diễn ra; các nhà nghiên cứu có ―sân‖ để có thể triển khai, thử nghiệm những ý tưởng của mình; hiệu suốt sử dụng phương tiện, thiết bị trong các viện, trường được nâng cao; tạo cơ hội việc làm cho sinh viên; hình thành một số chương trình học bổng cho sinh viên; thúc đẩy tinh thần kinh doanh cho sinh viên; các chương trình giảng dạy, các bài giảng dựa nhiều vào kết quả nghiên cứu đang được thực hiện, các vấn đề giảng dạy dựa trên nhu cầu thực tiễn; các bài giảng được cập nhật thường xuyên, với nhiều bằng chứng sinh động dựa trên kết quả nghiên cứu; các sinh viên được tham gia vào các hoạt động thực hành theo các chủ đề nghiên cứu (learning by doing, learning by studying); tăng hiệu suốt sử dụng, chia sẻ phương tiện, thiết bị, thông tin; gia tăng số lượng và chất lượng các xuất bản phẩm trong viện R&D và trường đại học.

Đối với doanh nghiệp: Bổ sung nguồn lực trong việc thực hiện các dự án R&D; tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và thông tin từ các viện R&D, trường

đại học; giúp doanh nghiệp tăng cường sự tự chủ và khả năng hấp thu công nghệ, thích nghi và nâng cấp các cơng nghệ nhập, tránh nhập các công nghệ lạc hậu và tiết kiệm chi phí, thậm chí xa hơn nữa có thể tạo cơng nghệ lõi cho doanh nghiệp.

- Tăng cường quản lý R&D và đổi mới trong doanh nghiệp: Lãnh đạo doanh nghiệp phải thừa nhận rằng ―văn hóa doanh nghiệp quan trọng không kém so với công nghệ‖ và chính sách quản lý R&D, đổi mới nói riêng và quản lý tri thức nói chung nên tập trung vào việc khuyến khích mọi người lồng ghép quản lý R&D và đổi mới vào công việc hàng ngày cũng như quản lý chất lượng toàn diện. Yếu tố quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy văn hóa học hỏi và chia sẻ tri thức, thay đổi nhận thức và hiểu biết của mọi nhân viên về quản lý tri thức và đổi mới. Đồng thời doanh nghiệp hình thành cơ cấu tổ chức mềm dẻo, linh hoạt và ít thứ bậc với việc đưa ra các khuyến khích và khen thưởng phù hợp. Những yếu tố này tạo điều kiện cho luồng tri thức xuyên suốt mọi nhân viên trong doanh nghiệp. Thực tế cho thấy quá trình quản lý tri thức trong doanh nghiệp chưa tập trung vào chia sẻ tri thức, cơ cấu tổ chức chưa thực sự tạo điều kiện nắm bắt, thu nạp, lưu giữ và thương mại hóa tri thức. Những yếu tố này phản ánh doanh nghiệp chưa có cơ chế hiệu quả để giữ tích lũy tri thức bên trong tổ chức. Bên cạnh đó, cần đề cao vai trị của các nhân tố quan trọng hỗ trợ chiến lược R&D, đặc biệt là giám đốc quản lý R&D và nhóm người thực hiện hoạt động R&D. Để quá trình quản lý R&D thành cơng thì giám đốc quản lý R&D và nhóm thực hiện phải có trách nhiệm thiết lập một q trình quản lý R&D và đổi mới chuẩn phù hợp với chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Một yếu tố quan trọng khác đó là sự cam kết của lãnh đạo, khuyến khích nhân viên chia sẻ và sử dụng tri thức mọi nơi. Đây là vấn đề quan trọng cho việc tuyển dụng và định hướng nhân viên phục vụ doanh nghiệp với một môi trường đào tạo và học hỏi liên tục trong doanh nghiệp, kích thích sáng tạo (yếu tố quan trọng của hoạt động R&D).

- Chú trọng ―ngành‖ có lợi thế của doanh nghiệp: Doanh nghiệp nên tập trung theo đuổi ngành ―chủ lực‖, tránh việc đầu tư ―tay trái‖, xu hướng đầu tư ―lấy ngắn nuôi dài‖ của nhiều doanh nghiệp46

. Vấn đề này đặc biệt đúng đối với một số doanh nghiệp lớn hiện đang có viện R&D trực thuộc. Khi doanh nghiệp không tập trung

theo đuổi ngành chủ lực, khiến một số đơn vị R&D trực thuộc doanh nghiệp lớn ―không biết‖ đâu là mũi nhọn của doanh nghiệp để tập trung nghiên cứu. Thậm chí, trong ngành cơng nghiệp thực phẩm cá biệt cịn có doanh nghiệp đầu tư du lịch, bất động sản, đầu tư tài chính.

- Tăng cường hội nhập quốc tế: hội nhập quốc tế và quốc tế hóa phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế và quốc tế hóa ngày càng sâu rộng, cụ thể:

Chuẩn hóa theo quốc tế

Để tăng cường hoạt động R&D trong doanh nghiệp Việt Nam, rõ ràng rất nhiều khía cạnh về liên quan đến doanh nghiệp và R&D của doanh nghiệp cần phải được hoàn thiện theo chuẩn mực khoa học và thông lệ quốc tế (kể cả từ những khái niệm). Ví dụ về cách đặt tên doanh nghiệp thể hiện tính hội nhập quốc tế chưa cao:

+ Ví dụ thứ nhất là tên gọi của một loại hình doanh nghiệp: Cơng ty TNHH nhà nước một thành viên; Công ty cổ phần Tổng công ty; Công ty TNHH 1 Thành viên Tổng công ty; Công ty TNHH Tập đồn, v.v.

+ Ví dụ thứ hai là tên gọi của loại hình doanh nghiệp hình thành từ việc chuyển đổi các tổ chức sự nghiệp công: Công ty TNHH nhà nước một thành viên viện nghiên cứu XYZ.

Tăng cường quốc tế hóa

Nghiên cứu khoa học trong thế kỷ 21 thực sự được quốc tế hóa ở mức cao độ. Các kết quả nghiên cứu ngay lập tức được phổ biến trên tồn thế giới thơng qua mạng internet. Các tạp chí khoa học, thơng tin sáng chế được lưu thông quốc tế. Các phương pháp và tiêu chuẩn khoa học được sử dụng trên khắp thế giới nhiều chưa từng có. Trang thiết bị khoa học tinh vi và tốn kém hơn bao giờ hết, có mặt khắp mọi nơi và các doanh nghiệp chịu áp lực phải có những phịng thí nghiệm hiện đại nhất nếu muốn tham gia các NCKH tồn cầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể phát triển mạnh các dự án, chương trình nghiên cứu thực hiện chung, tài trợ chung và công bố chung với các viện nghiên cứu, trường đại học, thậm chí doanh nghiệp bên ngồi.

4.3. Tiểu kết chƣơng 4

Hoạt động R&D có vai trị quan trọng khơng chỉ đối với sự phát triển bền vững của bản thân doanh nghiệp thực hiện hoạt động này mà cịn có tác động lan tỏa đến

doanh nghiệp khác (lợi ích mà kết quả R&D của doanh nghiệp có thể là đầu vào đối với các doanh nghiệp hay ngành cơng nghiệp khác và các lợi ích xã hội có thể tích luỹ từ hoạt động R&D đó). Chính vì vậy, chính phủ của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những biện pháp chính sách khác nhau để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D. Chính phủ các quốc gia có thể khuyến khích R&D theo nhiều cách khác nhau, nhưng hai loại công cụ nổi bật nhất được nhiều quốc gia sử dụng đó là hỗ trợ vốn trực tiếp và thơng qua công cụ thuế.

Chương này đi sâu vào việc đề xuất các giải pháp khuyến khích hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam từ cả hai phía nhà nước và doanh nghiệp. Sáu giải pháp chính sách từ phía nhà nước để khuyến khích phát triển hoạt động R&D trong doanh nghiệp Việt Nam đó là: (i) tăng nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động R&D của doanh nghiệp từ việc sử dụng tối đa các biện pháp hiện có đến việc thiết lập và hình thành các chính sách mới, cụ thể như đa dạng hóa nguồn đầu tư tài chính cho R&D; khuyến khích R&D của doanh nghiệp dựa trên cơng cụ thuế dưới các hình thức khấu trừ thuế, tín dụng thuế hoặc tương tự. Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động R&D cho thấy sự ―không phân biệt đối xử‖ và cung cấp cho doanh nghiệp ―tính độc lập tối đa‖ so với các hình thức khuyến khích khác. Theo tác giả đây có thể xem là giải pháp vừa thể hiện tính đột phá, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động R&D vừa thể hiện sự đối xử cơng bằng và bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Ngoài hai biện pháp hỗ trợ trực tiếp và ưu đãi thuế, một số giải pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ tài chính khác cho hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 143 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)