Phát triển nguồn nhân lực và văn hóa đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 139 - 140)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4.1. Giải pháp chính sách từ phía nhà nước

4.1.6.3. Phát triển nguồn nhân lực và văn hóa đổi mới

Tăng cường nguồn nhân lực và văn hóa đổi mới là đặc biệt quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện chính sách đổi mới. Các biện pháp chính sách này có thể thực hiện thơng qua: thứ nhất, cải tiến hệ thống giáo dục và đào tạo, tăng cường các chương trình đào tạo, chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ đổi mới; thứ hai, phát triển tinh thần kinh thương (entrepreneurship) và người có tinh thần kinh thương (entrepreneur).

Người có tinh thần kinh thương được xem như người sáng tạo ra sự không ổn định và sự phá huỷ có tính đổi mới và là những người sáng lập ra doanh nghiệp mới hoặc là người đổi mới. Nói một cách khác người có tinh thần kinh thương là cá nhân đưa ra những ý tưởng mới và hiện thực hóa những ý tưởng này. Điều này có nghĩa là người có tinh thần kinh thương là người sáng tạo ra sản phẩm mới, phương pháp sản xuất mới, kế hoạch tổ chức mới và sự kết hợp mới giữa thị trường và sản phẩm. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra sự đóng góp của tinh thần kinh thương đối với sự năng động và đổi mới nền kinh tế thơng qua các hình thức doanh nghiệp đổi mới khác nhau: doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, DNCNC, DNKH&CN, doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, doanh nghiệp thâm dụng tri thức, thâm dụng R&D.

Như vậy có thể nói việc xây dựng và phát triển chính sách đổi mới tuỳ thuộc vào điều kiện KT-XH và cơ sở hạ tầng KH&CN của từng quốc gia. Chẳng hạn thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển mạnh và như vậy sẽ rất khó khăn để thu hút những nguồn vốn thoả đáng cho R&D và đổi mới từ khu vực tư nhân và do đó trong giai đoạn đầu nhà nước đóng vai trị quan trọng trong vấn đề tài chính cho hoạt động R&D và đổi mới (các chương trình/ quỹ). Các chương trình/ quỹ này có tác dụng ―như tác nhân xúc tác‖ thu hút nhiều đầu tư hơn cho đổi mới từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng như các thể chế tài chính khác. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng rất quan trọng vừa thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho R&D vừa thu hút nguồn công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp trong nước học hỏi công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)