Đổi mới quản lý KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 131 - 133)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4.1. Giải pháp chính sách từ phía nhà nước

4.1.5. Đổi mới quản lý KH&CN

- Cải tiến quy trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu cho từng năm. Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện các đề tài, dự án KH&CN theo thời gian thực tế, khơng theo kỳ kế hoạch.

- Có chính sách ưu tiên cụ thể đối với những nhiệm vụ KH&CN có sự tham gia của doanh nghiệp (càng nhiều cơ sở tham gia càng ưu tiên), đánh giá kết quả căn cứ vào sự tham gia (số lượt, hình thức tham gia hoạt động, kết quả triển khai,…), vào kết quả áp dụng trong thực tiễn SX-KD của doanh nghiệp. Trong phần các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN cần phân biệt rõ hình thức tham gia như thế nào để có những thang điểm ưu tiên khác nhau. Các hình thức tham gia có thể

dưới các dạng: (i) cung cấp kết quả nghiên cứu; (ii) cùng tiến hành nghiên cứu (doanh nghiệp chủ động nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu); (iii) Hỗ trợ kinh phí.

- Từng bước giảm bớt ―hành chính hóa‖ đối với hoạt động NCKH như việc phân ‗cấp‘ đề tài nghiên cứu: cấp nhà nước, cấp bộ/ ngành/ tỉnh, cấp cơ sở. Tạo ―sân chơi bình đẳng‖ trong hoạt động NCKH, khơng căn cứ vào ‗cấp‘ đề tài nghiên cứu (chuẩn mực trong hoạt động khoa học: tính phổ biến và tính khơng vị lợi)42. Cần phân biệt rõ ràng giữa ý nghĩa khoa học và ý nghĩa xã hội của nhiệm vụ NCKH, không lấy ý nghĩa ứng dụng (ứng dụng tầm quốc gia, tầm bộ/ ngành, tầm cơ sở) để đánh giá ý nghĩa khoa học.

- Thực hiện chính sách ―xin-cho‖ một cách phù hợp nhất theo đúng nghĩa của từ này và đặc thù của hoạt động NCKH. Điều này có thể thực hiện bằng cách thay đổi hệ thống tài trợ cho hoạt động nghiên cứu theo ‗cấp‘ (thông qua quỹ hoặc hình thức tương tự).

- Chuẩn hóa quản lý NCKH theo thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù hoạt động NCKH. Các khâu này bao gồm xác định và phân loại nhiệm vụ NCKH; tuyển chọn/ xét chọn/ giao trực tiếp nhiệm vụ NCKH; thực hiện nhiệm vụ NCKH; công bố; kiểm tra; đánh giá; nghiệm thu kết quả NCKH; mua kết quả NCKH. Một số bất hợp lý trong quản lý NCKH ở hiện nay đã được một số học giả đề cập như cách thức phân loại nhiệm vụ NCKH theo cấp quản lý (chương trình, đề tài, dự án, đề án các cấp), nhầm lẫn giữa đánh giá và nghiệm thu kết quả NCKH; sử dụng kết quả sau nghiệm thu, v.v. Ở đây tác giả chỉ xin nêu một ví dụ về cơng bố kết quả NCKH ở Việt Nam rất có thể ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp xin tài trợ thực hiện R&D từ nguồn NSNN để minh chứng phần nào cho việc phải chuẩn hóa quy trình quản lý NCKH. Hiện nay, ở Việt Nam có quy định tác giả các cơng trình NCKH (hầu hết cơng trình sử dụng nguồn NSNN, kể cả cơng trình nghiên cứu do doanh nghiệp thực hiện) khi nộp báo cáo cho các cơ quan quản lý trước khi nghiệm thu hay bảo vệ thì ngồi báo cáo tổng hợp phải có báo cáo tóm tắt. Đây có lẽ chỉ có ở Việt Nam, bởi ở một số nước phát triển bản tóm tắt (abstract) với độ dài 1-2 trang thể hiện tóm tắt mục tiêu, phương pháp và kết quả của cơng trình NCKH. Tuy nhiên, ở Việt Nam báo cáo tóm

tắt là bản ―rút gọn‖ các chương, mục của báo cáo tổng hợp có khi lên đến hàng trăm trang và thực sự rất khó lý giải cho quy định về cái gọi là ―báo cáo tóm tắt‖ này.

- Tăng cường hoạt động truyền thông KH&CN, giúp doanh nghiệp hiểu đầy đủ về vai trò của hoạt động R&D và đổi mới đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)