Ảnh hưởng của chính sách đến hoạt động R&D của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 94)

Chính sách N Mức độ ảnh hưởng 58 51 53 54 49 46 55 48 1. Hỗ trợ vốn của nhà nước cho hoạt động R&D

của doanh nghiệp thông qua các kênh

2. Ưu đãi thuế khoản đầu tư vào R&D của doanh nghiệp

3. Chính sách phát triển nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp

4. Chính sách phát triển mơi trường liên kết viện, trường và doanh nghiệp

5. Chính sách đối với máy móc, trang thiết bị cho R&D của doanh nghiệp

6. Chính sách về thơng tin phục vụ R&D của doanh nghiệp

7. Chính sách về SHTT và quản lý tài sản vơ hình doanh nghiệp

8. Mơi trường chính sách khuyến khích, tạo điều kiện doanh nghiệp tham gia hoạt động R&D

Ghi chú: 1-Ít ảnh hưởng; 5-Rất ảnh hưởng; mean ± stdev.

Bảng 3.11. cho thấy hầu hết các chính sách khơng có nhiều tác động đến hoạt động R&D của doanh nghiệp, chỉ ở mức trung bình theo thang điểm 5 (kết quả từ

kiểm định t-test và Kruskal-Wallis tại Phụ lục 3 minh chứng cho điều này). Hai loại chính sách được xem là có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động R&D của doanh nghiệp (hỗ trợ vốn của nhà nước cho hoạt động R&D của doanh nghiệp và ưu đãi thuế khoản đầu tư vào R&D của doanh nghiệp) cũng khơng được doanh nghiệp xem là có tác động đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Điều này có thể được lý giải hoặc là các doanh nghiệp chưa có nhiều hoạt động R&D nên chưa quan tâm đến các chính sách này hoặc là các chính sách chưa đến được doanh nghiệp và chưa có ảnh hưởng thực sự đến hoạt động R&D của doanh nghiệp (được phân tích ngay sau đây).

3.2. Thực trạng chính sách ảnh hƣởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam

3.2.1. Chính sách tạo lập nguồn vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp 3.2.1.1. Trên phương diện chính sách 3.2.1.1. Trên phương diện chính sách

1) Chương trình hỗ trợ trực tiếp cho R&D của doanh nghiệp

Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN. Theo quy định

của văn bản này, nhà nước hỗ trợ tối đa khơng q 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề được nhà nước ưu tiên khuyến khích do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các viện R&D khác thực hiện. Theo số liệu từ Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, trong giai đoạn 2002-09, thông qua Nghị định số 119/1999/NĐ-CP đã hỗ trợ cho 160 đề tài/ dự án R&D do doanh nghiệp chủ trì thực hiện với kinh phí 161.400 triệu đồng, chiếm trung bình khoảng 21% tổng số kinh phí tiến hành hoạt động KH&CN của doanh nghiệp (1.019.262 triệu đồng).

2) Các chương trình quốc gia

Chương trình KH&CN trọng điểm được thực hiện theo Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ cho từng giai đoạn 05 năm. Việc hỗ trợ tài chính cho các chương trình này bao gồm tài trợ tồn phần hay một phần hoạt động R&D.

Chương trình kỹ thuật - kinh tế trọng điểm quốc gia: Nhà nước dành một phần

ngành trọng điểm như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và cơng nghệ tự động hóa.

Chương trình phát triển các ngành cơng nghiệp ưu tiên, sản phẩm trọng điểm:

Đưa ra một số hình thức hỗ trợ vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp13.

Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao14; chương trình phát triển một số ngành cơng nghiệp công nghệ cao15; chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng CNC16: Hỗ trợ nghiên cứu, SXTN, ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC,

doanh nghiệp nông nghiệp CNC.

Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia17

: Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm quốc gia.

Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia18

: Hình thành quỹ đổi mới cơng nghệ quốc gia; hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nghiên cứu, ĐMCN, v.v.

Chương trình hỗ trợ phát triển DNKH&CN19: có cả hỗ trợ hoạt động R&D của DNKH&CN.

3) Quỹ có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và kinh phí sự nghiệp khoa học từ các bộ, ngành và địa phương

Ngồi hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D và đổi mới, một số loại quỹ nguồn vốn NSNN còn tài trợ cho hoạt động R&D doanh nghiệp như Quỹ phát triển KH&CN quốc gia/ bộ, ngành/ địa phương, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển DNNVV và một số hình thức khác.

Hỗ trợ vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp thông qua nguồn sự nghiệp khoa học từ các bộ, ngành và địa phương được thể chế hóa trong nhiều văn bản chính sách. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 (Điều 41, Khoản 3) nhấn mạnh:

13 Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

14

Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020.

15 Quyết định số 347/QĐ-TTg ngày 22/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển một số ngành cơng nghiệp CNC thuộc chương trình quốc gia phát triển CNC.

16

Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng CNC thuộc chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020.

17 Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

18

Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia đến năm 2020.

―Doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu những vấn đề KH&CN thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước được cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN các cấp có thẩm quyền xét tài trợ từ ngân sách sự nghiệp KH&CN‖. Thời gian qua, nhiều bộ, ngành, địa phương hằng năm dành một lượng kinh phí nhất định và thơng qua nhiều hình thức khác nhau (kể cả dưới dạng chương trình) hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D và ĐMCN.

4) Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động R&D nói chung và R&D của doanh nghiệp nói riêng đã được đề cập trong nhiều văn bản chính sách. Chính sách này đề cập đến doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại để đầu tư vào hoạt động R&D, hoạt động triển khai thực nghiệm và SXTN được Ngân hàng phát triển Việt Nam xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư, dành tỷ lệ nhất định dư nợ tín dụng cho hoạt động R&D; những chương trình, đề tài, dự án R&D phục vụ trực tiếp chương trình KT-XH trọng điểm của Nhà nước và phát triển nguồn lực KH&CN quốc gia, dự án triển khai thực nghiệm, SXTN có yêu cầu sử dụng vốn lớn, được ưu tiên xét cho sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và một số ưu đãi tín dụng khác.

5) Quỹ phát triển khoa học và cơng nghệ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể trích lập một tỷ lệ nhất định từ thu nhập tính thuế hằng năm dành cho hoạt động R&D. Tỷ lệ trích lập tùy thuộc vào doanh nghiệp và có thể sử dụng ngay cho hoạt động R&D cụ thể hoặc hình thành quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp20

. Chính sách này quy định: doanh nghiệp nhà nước hằng năm phải trích từ 3% - 10% thu nhập tính thuế TNDN để lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp; doanh nghiệp ngồi nhà nước được quyền trích từ thu nhập tính thuế TNDN một tỷ lệ hợp lý, tối đa 10% để lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

Bên cạnh các nguồn trên, một số kênh có thể huy động vốn cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D như quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân; chương

trình, dự án và nhiệm vụ KH&CN hợp tác với nước ngồi21; nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và một số kênh khác.

3.2.1.2. Nhận xét

1) Thành cơng

- Đã hình thành một số ―kênh‖ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động R&D dưới dạng đề tài/ dự án KH&CN các cấp, các chương trình của nhà nước cấp trung ương và địa phương.

- Huy động được một số doanh nghiệp tham gia và đã tạo ra được nhiều sản phẩm mới, nhiều qui trình cơng nghệ mới phục vụ nhu cầu SX-KD của doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011-201522, chương trình cơng nghệ thơng tin (KC.01/11-15) đã có 19 lượt doanh nghiệp trong tổng số 45 nhiệm vụ; chương trình cơ khí-tự động hóa (KC.03/11-15) đã có 15 lượt doanh nghiệp trong tổng số 68 nhiệm vụ; chương trình nơng nghiệp (KC.06/11-15) đã có 11 lượt doanh nghiệp trong tổng số 49 nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ SXTN thuộc các chương trình cũng đã có nhiều doanh nghiệp tham gia. Số lượt doanh nghiệp tham gia so với số nhiệm vụ SXTN thuộc các chương trình lần lượt như sau: KC.01 là 2/2; KC.02 là 2/12; KC.03 là 10/19; KC.04 là 2/5; KC.05 là 2/3; KC.06 là 6/25; KC.07 là 5/8; KC.08 là ½; KC.10 là 7/11.

2) Hạn chế và nguyên nhân

- Số doanh nghiệp được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ vốn trực tiếp cho R&D của doanh nghiệp thông qua Nghị định 119/1999/NĐ-CP không nhiều (160 dự án R&D do doanh nghiệp chủ trì trong tổng số khoảng 400 nghìn doanh nghiệp – theo Tổng cục thống kê 2015). Mặt khác, biện pháp hỗ trợ vốn trực tiếp cho hoạt động R&D của doanh nghiệp không được triển khai một cách liên tục (từ năm 2010, chương trình này khơng tiếp tục được thực hiện và do đó khơng có doanh nghiệp nào được hỗ trợ từ chương trình).

- Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp còn một số điểm hạn chế:

+ Thứ nhất, về tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp: số tiền

hình thành Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp chủ yếu (80%) xuất phát từ tiền

21

Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về KH&CN.

của doanh nghiệp. Dưới đây (Hộp 3.1) minh họa tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

Hộp 3.1. Minh họa về tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

Luật thuế TNDN năm 2008 (Điều 17), Nghị định số 124/2008/NĐ-CP (Chương IV, Điều 18), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (Điều 18), Nghị định số 95/2014/NĐ-CP (Điều 9) có nêu: ―doanh nghiệp tự xác định mức trích lập, tối đa 10% thu nhập tính thuế hằng năm‖.

- Giả sử doanh nghiệp có thu nhập tính thuế là (X đồng) với thuế suất 20% (từ ngày

01/01/2016) thì doanh nghiệp đóng góp cho nhà nước là 0,20X đồng và phần còn lại của doanh nghiệp là 0,80X đồng.

- Nếu doanh nghiệp trích ở mức tối đa 10% thu nhập tính thuế (0,1X đồng) để lập Quỹ phát triển KH&CN thì doanh số trước khi nộp thuế cho nhà nước còn 0,9X đồng.

Lúc này doanh nghiệp sẽ đóng góp cho nhà nước là 0,18X đồng (= 0,20 x 0,9X đồng) và phần còn lại của doanh nghiệp là 0,82X đồng.

Như vậy, trong 0,1X đồng đóng góp vào Quỹ phát triển KH&CN thì nhà nước đóng

góp là 0,02X đồng (= 0,2X-0,18X đồng) và doanh nghiệp đóng góp là 0,08X đồng (tức là tỉ lệ 1/4). Điều này vơ hình chung là Quỹ phát triển KH&CN vẫn chủ yếu xuất phát từ tiền của chính doanh nghiệp.

+ Thứ hai, về quy mô Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp: Lợi nhuận

trung bình tính trên một doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước rất nhỏ (315,6 triệu đồng năm 2014)23. Giả sử mỗi doanh nghiệp trích tối đa 10% để lập Quỹ phát triển KH&CN thì quy mơ trung bình của Quỹ ở mức khoảng 32 triệu đồng, một con số rất nhỏ để doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động R&D. Như vậy Quỹ này chỉ có nghĩa đối với các doanh nghiệp lớn nhà nước (quy mơ trung bình Quỹ khoảng 5,8 tỷ đồng) hoặc các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngồi (quy mơ trung bình Quỹ khoảng 2,3 tỷ đồng).

+ Thứ ba, về vị trí pháp lý của Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp: Trong

doanh nghiệp, các quỹ hiện tại có thể chia thành 2 nhóm: i) các quỹ thuộc vốn chủ sở

23 Theo tính tốn của tác giả căn cứ vào số liệu NGTK năm 2015: số lượng doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước năm 2014 là 388.232 và lợi nhuận trước thuế là 122.522 tỷ đồng; số lượng doanh nghiệp nhà nước là

hữu (Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phịng tài chính, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi); ii) các quỹ không thuộc nguồn vốn của chủ sở hữu (Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, Quỹ dự phòng nghiệp vụ đối với các doanh nghiệp tài chính). Như vậy trong hệ thống tài chính cũng như chế độ kế tốn hiện hành đang áp dụng cho các doanh nghiệp thì Quỹ phát triển KH&CN là một quỹ mới chưa có vị trí pháp lý.

+ Thứ tư, về vận hành Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp:

* Nghị định số 95/2014/NĐ-CP và Thông tư số 12/2016/TTLT24 quy định rằng doanh nghiệp ―phải‖ xây dựng quy chế đề xuất, xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, đánh giá nghiệm thu (theo quy chế KH&CN của doanh nghiệp)25 và gửi cho một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trình tự và thủ tục quy định tại quy chế mẫu giống như quy chế áp dụng đối cơ quan quản lý tài trợ cho KH&CN của nhà nước và quy trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN giống như quy trình của tổ chức KH&CN cơng lập chuyên nghiệp thực hiện nhiệm vụ KH&CN do ngân sách nhà nước đầu tư (tương tự như quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-BTC).

* Quy chế KH&CN của doanh nghiệp quy định tại Thông tư số 12/2016/TTLT không đề cập đến đặc thù của hoạt động KH&CN (chẳng hạn tính rủi ro trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN).

+ Thứ năm, về vấn đề kiểm tra, giám sát chi tiêu hợp pháp của Quỹ phát triển

KH&CN của doanh nghiệp cũng nảy sinh một số bất cập: Thông tư số 123/2012/TT- BTC về thuế TNDN chỉ chấp nhận khoản chi sử dụng cho đầu tư NCKH&PTCN của doanh nghiệp tại Việt Nam là khoản chi hợp pháp (Thông tư số 78/2014/TT-BTC về thuế TNDN cũng quy định tương tự), trong khi Thông tư số 12/2016/TTLT lại quy định nội dung chi của Quỹ khá rộng. Như vậy các quy định về nội dung chi của Quỹ là khơng thống nhất và có thể ―tạo điều kiện‖ cho một số doanh nghiệp tìm cách hợp lý hóa hóa đơn, chứng từ vào chi tiêu hoạt động KH&CN. Mặt khác, đối với doanh nghiệp khơng có vốn nhà nước thì nhà nước chỉ góp 20% tổng số tiền của Quỹ (như tính tốn tại Hộp 3.1. trên đây) và do đó doanh nghiệp khơng thể bóc tách được

24 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 giữa Bộ Khoa học và Cơng nghệ - Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi và quản lý quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

25 Mẫu số 01 của Phụ lục Thông tư 12/2016/TTLT (không rõ là quy chế Quỹ hay Quy chế hoạt động KH&CN của doanh nghiệp).

doanh nghiệp đã sử dụng tiền từ nguồn nào trong Quỹ để nộp thuế và lãi phát sinh nếu doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng khơng hết 70%.

+ Ngồi ra, cịn một số vấn đề khác về hạch tốn kế tốn Quỹ, điều chuyển Quỹ

giữa cơng ty mẹ và cơng ty con, hạch tốn vào chi phí quản lý doanh nghiệp khi trích lập Quỹ, vấn đề chuyển lỗ khi hình thành Quỹ, trách nhiệm của cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)