Kết quả 2012 2013 2014
1. Đề tài, dự án nghiên cứu 0,73 0,54 0,8
2. Sản phẩm mới/ được cải tiến 2,34 2,12 2,13
3. Qui trình cơng nghệ mới/ được cải tiến
0,84 0,78 0,66
4. Đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích
0,023 0,035 0,035
5. Tiền thu được từ các hợp đồng bán hoặc chuyển giao công nghệ (tỷ đồng)
Không thể hiện Không thể hiện Không thể hiện
Về đề tài, dự án nghiên cứu: Kết quả hoạt động hoạt động R&D trong doanh nghiệp dưới hình thức đề tài, dự án nghiên cứu chưa cho thấy sự phát triển và hầu như rất nhỏ. Có một số đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp hướng vào sử dụng hợp lý tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập ngoại, chế tạo và cải tiến một số máy móc, thiết bị cơng nghệ phục vụ SX-KD của doanh nghiệp. Chỉ có một số doanh nghiệp trong ngành sữa, bánh kẹo tiến hành hoạt động nghiên cứu, SXTN sản phẩm mới. Hầu như khơng có đề tài, dự án nào nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học cũng như những ứng dụng thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động trong SX-KD của doanh nghiệp.
Về sản phẩm/ qui trình mới hoặc được cải tiến: Kết quả chỉ ra rằng trong 3 năm
qua số lượng các sản phẩm/qui trình cơng nghệ mới, sản phẩm/qui trình cơng nghệ được cải tiến của doanh nghiệp khơng có sự thay đổi nhiều và ở mức độ khiêm tốn. Bình quân 1 doanh nghiệp có khoảng trên 2 sản phẩm mới hoặc được cải tiến, 1 quy
trình mới hoặc qui trình được cải tiến và số lượng này hầu như thuộc các doanh nghiệp lĩnh vực sữa, bánh, kẹo và bột dinh dưỡng.
Về SHTT: số liệu về đối tượng sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp (đặc biệt
dưới hình thức đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích) ở mức rất thấp (khoảng 0,02-0,03 cho một doanh nghiệp). Loại hình bảo hộ SHTT của doanh nghiệp mới chú trọng đến việc đăng ký nhãn hiệu. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với số liệu tại Bảng 3.2 trên đây và số liệu của VCCI về thực trạng đăng ký bảo vệ quyền SHTT của doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Số liệu cho thấy trong các đối tượng SHCN thì có tới 84% số đơn đăng ký về nhãn hiệu hàng hóa, số đơn đăng ký sáng chế chiếm 9%, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chiếm 6% và đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích chiếm 1%. Như vậy có thể nói rằng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm nói riêng chưa tập trung nghiên cứu đưa ra được nhiều sản phẩm hay qui trình mới có thể đăng ký bảo hộ SHTT.
Hợp tác, liên kết hoạt động R&D: hợp tác, liên kết hoạt động R&D ở đây bao gồm các kênh chuyển giao trực tiếp hoặc gián tiếp, chính thức hoặc phi chính thức, theo tổ chức hoặc cá nhân. Đa số doanh nghiệp trả lời có rất ít hợp tác, liên kết trong hoạt động R&D với viện R&D, trường đại học và doanh nghiệp bên ngồi. Chỉ có một số doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến sữa, bánh kẹo là có hợp tác với viện R&D, trường đại học và doanh nghiệp bên ngồi. Điển hình như: Cơng ty Vinamilk hợp tác nghiên cứu với Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam trong nghiên cứu lâm sàng, nghiên cứu tạo sản phẩm mới, hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài như Thụy Sĩ, Đan Mạch để nghiên cứu và ứng dụng khoa học dinh dưỡng phát triển những sản phẩm dinh dưỡng đặc thù cho những đối tượng sử dụng khác nhau; Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô hợp tác với Sài Gịn Vewong (Cơng ty có vốn đầu tư của Đài Loan), đơn vị gắn liền với thương hiệu mì A-One nghiên cứu tạo ra ngành hàng mới (ngành hàng nước chấm và gia vị) mang thương hiệu Kinh Đô; Công ty Phạm Nguyên hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo với khoa Công nghệ Thực phẩm (Đại học công nghiệp thực phẩm TP.Hồ Chí Minh) và một số viện R&D, trường đại học khác của Việt Nam.
Với thực trạng doanh nghiệp Việt Nam (ít thực hiện hoạt động R&D nội tại; đa số nhập cơng nghệ dưới hình thức máy móc thiết bị, CGCN từ nước ngoài hoặc liên doanh với các đối tác nước ngồi), căn cứ vào mơ hình đổi mới động được mơ tả tại Chương 2 (Hình 2.4) có thể lý giải: trong doanh nghiệp Việt Nam thì tri thức trên cơ sở thực hiện hoạt động R&D nội tại doanh nghiệp ít được tạo ra, hầu như không được lưu chuyển, kết hợp và tích lũy và từ đó dẫn đến năng lực R&D không được phát triển theo vịng xốy ốc CECI. Cũng chính vì điều này mà năng lực đổi mới và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong ngành không cao. Điều này cũng đúng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
3) Hoạt động R&D qua đánh giá theo thang điểm 5 của doanh nghiệp
Lý do mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D hay không