Phụ lục 1. Cách thức điều tra doanh nghiệp
1) Tổng thể, mẫu và cách thức điều tra
Tổng số tất cả doanh nghiệp ngành cơng nghiệp thực phẩm Việt Nam tính đến thời điểm tháng 12/2013 (GSO, 2015) là 7.920 doanh nghiệp thuộc cả khu vực chế biến cũng như kinh doanh và dịch vụ. Việc chọn tổng thể doanh nghiệp để điều tra căn cứ doanh nghiệp chủ yếu hoạt động sản xuất, chế biến (manufacturing) (không chọn doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, kinh doanh thuần túy). Với hai căn cứ này, tổng thể doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu khoảng 2.500 doanh nghiệp. Với tổng thể 2.500 doanh nghiệp như vậy, để đảm bảo có được số liệu tin cậy trong phân tích, đánh giá, cần áp dụng phương pháp lấy mẫu phù hợp.
Phương pháp thứ nhất trong việc lấy mẫu với câu hỏi theo thang điểm dựa trên giả định đưa ra về tổng thể và sử dụng các phương trình thống kê về quá trình lấy mẫu ngẫu nhiên như sau:
- Mức độ ý nghĩa là 95% (1-α = 95%), do đó Z = 1,96 (phân bố chuẩn). - Thang Likert 5 mức độ, giá trị trung bình là 3 điểm (E = 3).
- Sai số e = 5% x E = 5% x 3 = 0,15.
- Độ lệch chuẩn là S = (Max-Min)/6 = (5-1)/6 = 0,67. - Như vậy quy mô mẫu điều tra (N) là:
77 15 , 0 67 , 0 96 , 1 2 2 2 2 x e ZxS N
Phương pháp thứ hai là dùng kinh nghiệm (rule of thumb) với số lượng có thể chấp nhận được. Theo Holbert và Speech (1993) số lượng mẫu có thể xử lý định lượng với độ tin cậy nhất định có thể chấp nhận được là khoảng 30.
Phương pháp thứ hai là phương pháp hay được sử dụng với số lượng quy ước và có thể chấp nhận được. Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp này bởi vì họ hiếm khi có thơng tin có thể đáp ứng được với phương pháp thống kê và bởi vì phương pháp này đưa ra quy mô mẫu gần với quy mô của phương pháp thống kê. Quy tắc kinh nghiệm này không phải là số bất kỳ mà dựa trên những kinh nghiệm đã có trong quá
khứ với các mẫu có thể đáp ứng các yêu cầu của phương pháp thống kê đó (Neuman,
2003). Một quy tắc kinh nghiệm đơn giản hay được sử dụng đó là số lượng mẫu có thể
xử lý định lượng với độ tin cậy nhất định có thể chấp nhận được là khoảng 30 (Holbert
& Speech, 1993). Nhưng quy tắc này có thể được điều chỉnh lên nếu tổng thể có
phương sai lớn. Bên cạnh đó, cịn có ngun lý về quy mơ mẫu đó là với tổng thể càng nhỏ, số lượng mẫu điều tra càng phải lớn. Tổng thể lớn hơn cho phép quy mô mẫu điều tra nhỏ hơn. Đối với tổng thể nhỏ (dưới 1.000), tỷ lệ lấy mẫu là khoảng 20-30%. Đối với tổng thể lớn (trên 150.000), tỷ lệ lấy mẫu nhỏ hơn (khoảng 1%) là có thể chấp nhận được. Bất kỳ trường hợp nào đòi hỏi nhiều dữ liệu từ mỗi bảng hỏi thì thơng thường ít người hơn có thể được điều tra và ngược lại, nghiên cứu chỉ muốn một ít thơng tin từ mỗi bảng hỏi thì cần nhiều người được điều tra hơn (Holbert & Speech,
1993; N.T.Q.Loan, 2006).
Với tổng thể 2.500 doanh nghiệp và không cần nhiều thông tin từ mỗi bảng hỏi, quy mô mẫu của điều tra này được xác định theo rule of thumb. Tỷ lệ lấy mẫu là 10% tổng thể, do vậy quy mô mẫu là 250 doanh nghiệp. Mặt khác, 250 doanh nghiệp trong mẫu chủ yếu là các doanh nghiệp đã có nhiều (hoặc tiềm năng) tri thức và cơng nghệ nhất định, có tên tuổi trên thị trường Việt Nam thời gian gần đây.
Đơn vị phân tích
Vấn đề cần được lưu ý chính là những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của bảng trả lời và tỷ lệ phản hồi. Để hạn chế những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, những người trả lời được tác giả gợi ý với doanh nghiệp là những người nắm được những thông tin chủ yếu của doanh nghiệp, có tri thức nhất định về R&D và công nghệ của doanh nghiệp. Mỗi bảng hỏi được xem như một đơn vị lấy mẫu.
2) Nội dung điều tra
Nội dung điều tra thông qua điều tra bằng bảng hỏi gửi đến các doanh nghiệp cụ thể và thông qua phỏng vấn sâu doanh nghiệp.
Xây dựng bảng hỏi
Cơ sở của việc xây dựng các câu hỏi trong bảng hỏi chính là câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết về phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp
Bảng câu hỏi
Ngoài một số câu hỏi về thống kê hoạt động R&D của doanh nghiệp, bảng hỏi còn thiết kế một số câu hỏi đánh giá theo nhận định dựa vào thang điểm Likert 5 mức độ. Những người được hỏi đánh giá thực tế đã diễn ra tại doanh nghiệp và đánh dấu vào một mức độ phù hợp trên thang điểm 5 mức độ, từ mức độ 1 (rất thấp/ ít) đến mức độ 5 (rất cao/ nhiều). Mức độ đánh giá càng cao thì kết quả của vấn đề đưa ra càng lớn và ngược lại. Tác giả sử dụng các câu hỏi đóng (closed-ended question) như là các câu hỏi chủ yếu và sử dụng một số câu hỏi mở (open-ended question) để doanh nghiệp được điều tra có thể bình luận chi tiết hơn quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề được hỏi. Câu hỏi được xây dựng và xếp thành 04 phần chính như sau:
Thứ nhất, thông tin chung về doanh nghiệp, gồm: loại hình, lĩnh vực hoạt động
chính, thực trạng lao động, doanh thu và chi phí liên quan đến R&D và công nghệ, kết quả hoạt động KH&CN của doanh nghiệp trong 3 năm qua và một số thông tin khác.
Thứ hai, đánh giá theo thang điểm về lý do thực hiện hoạt động R&D, tác động
của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp.
Thứ ba, đánh giá theo thang điểm về chính sách chung của nhà nước liên quan đến
R&D của doanh nghiệp thời gian qua.
Thứ tư, đề xuất/ khuyến nghị của doanh nghiệp.
Trước khi gửi phiếu điều tra đến các doanh nghiệp thuộc mẫu điều tra, ngoài sự xem xét và sửa chữa của Thầy hướng dẫn, tác giả đã gửi bảng hỏi đến 02 người bạn (01 bạn rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra, thống kê và 01 bạn làm việc trong lĩnh vực thực phẩm để góp ý, thảo luận cho các câu hỏi trước khi tiến hành điều tra thử nghiệm (pre-test survey).
Sau khi bảng hỏi được chỉnh sửa (bản dự thảo số 1), tác giả đã tiến hành thử nghiệm tại 02 doanh nghiệp về sự rõ ràng của câu hỏi, cấu trúc, nội dung câu hỏi, thông tin cần tập hợp, những khó khăn và những vấn đề gặp phải khi lấy thông tin doanh nghiệp thông qua các câu hỏi và mục cụ thể trong mỗi câu hỏi. Sau khi điều tra thử nghiệm 02 doanh nghiệp này, một số câu hỏi được sửa chữa và thay đổi (bản cuối cùng) trước khi tiến hành điều tra theo mẫu đã xác định.
Điều tra qua thư
Điều tra thực hiện thông qua thư chuyển phát nhanh (EMS) và thư điện tử (e-mail) (thời gian 05 tháng, từ tháng 4-8/2015 và chia thành 2 đợt). Trong thư có kèm cơng văn giải thích cụ thể mục đích của nghiên cứu đối với tồn bộ mẫu.
Phản hồi điều tra
Kết quả thu được từ mẫu 250 doanh nghiệp điều tra này như sau:
- 23 doanh nghiệp không thể liên lạc được, địa chỉ không rõ ràng hoặc đã thay đổi mà chưa cập nhật.
- 141 doanh nghiệp không trả lời bảng hỏi. - 86 doanh nghiệp trả lời bảng hỏi.
Có thể nói rất nhiều nỗ lực ―theo đuổi‖ để doanh nghiệp điền thông tin vào bảng hỏi như liên lạc cá nhân, liên lạc qua văn phòng, mạng lưới bạn bè và đồng nghiệp. Khi hỏi, một số cho rằng họ rất bận và hứa sẽ hoàn thành câu hỏi sớm nhất nhưng nhiều doanh nghiệp khơng có phản hồi chút nào với nhiều lý do khác nhau. Mặc dù vậy, thông qua nhiều kênh khác nhau, điều tra này đã có một sự tỷ lệ phản hồi khá lớn (34,4%) có thể được xem là tốt khi so sánh với lý thuyết đưa ra trong tài liệu.
4) Tối đa hóa chất lượng nghiên cứu thực chứng qua điều tra
Đồng ý cung cấp thông tin
Trong điều tra khảo sát của NCS, mục tiêu của nghiên cứu được cung cấp bằng cơng văn đính kèm giải thích rằng kết quả của nghiên cứu chỉ được sử dụng để có thơng tin phục vụ hoạch định chính sách KH&CN và đổi mới, khơng dùng cho mục đích khác.
Sự tham gia tự nguyện
Để đảm bảo tỷ lệ phản hồi cao với sự tham gia tự nguyện, NCS đã tiến hành ít nhất 02 liên lạc với mỗi doanh nghiệp để lấy thông tin. Thứ nhất, thư bưu điện, e-mail kèm với cơng văn giải thích chi tiết mục tiêu của nghiên cứu và bảng hỏi được gửi tới tất cả doanh nghiệp điều tra. Thứ hai, một thời gian sau khi gửi thư, NCS gọi điện thoại ―nhắc nhở‖ hoàn thành bảng hỏi và ―cảm ơn‖ doanh nghiệp đã hoàn thành bảng hỏi và gửi cho NCS.
Qua kinh nghiệm của NCS, bảng hỏi trong nghiên cứu hạn chế tối đa những câu hỏi nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp hoặc không thoải mái tham gia của doanh nghiệp. Những phương hại có thể phát sinh trong phân tích dữ liệu hoặc trong những kết quả điều tra được ngăn cản thông qua sự bảo đảm dấu tên doanh nghiệp và sự bảo mật dữ liệu.
Bảo đảm sự dấu tên doanh nghiệp tham gia và bảo mật dữ liệu
Để bảo đảm ―tính riêng tư‖ của doanh nghiệp, vấn đề quan trọng nhất liên quan đến đảm bảo dấu tên doanh nghiệp tham gia (có nghĩa là tất cả các thơng tin đưa ra không hàm chứa chỉ rõ doanh nghiệp tham gia trong nghiên cứu) và bảo mật dữ liệu, trừ phi dữ liệu đã được phổ biến rộng rãi.
Tính chính xác và trung thực của kết quả điều tra
NCS đảm bảo tính chính xác và trung thực những gì mà NCS nhận được từ phía doanh nghiệp.
5) Một số hạn chế khách quan
Trong các doanh nghiệp thuộc mẫu điều tra bằng bảng hỏi, một số khơng sẵn lịng cung cấp thông tin và một số không cung cấp thông tin gì hay chỉ một số thơng tin chung chung. Do đó, bằng nhiều kênh khác nhau, nghiên cứu này chỉ thu được 86
bảng hỏi có thể xử lý được thơng tin. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến những kết quả và phát hiện của nghiên cứu bởi vì tính đại diện của quy mô doanh nghiệp, loại hình, chế độ sở hữu và đặc biệt các thành phố có tỷ lệ doanh nghiệp thuộc ngành chiếm chủ yếu ở Việt Nam.
6) Kỹ thuật phân tích, xử lý dữ liệu thống kê
Tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel-2003 và Stata/SE version 10.0 để phân tích dữ liệu điều tra. Kỹ thuật sử dụng trong phân tích số liệu điều tra của nghiên cứu này là thống kê tham số (t-test) và thống kê phi tham số (Kruskal-Wallis test) cho quy mô mẫu nhỏ.