Phát triển nhân lực cho hoạt động R&D của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 126)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4.1. Giải pháp chính sách từ phía nhà nước

4.1.2. Phát triển nhân lực cho hoạt động R&D của doanh nghiệp

4.1.2.1. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực R&D cho doanh nghiệp

- Sự hạn chế của ban lãnh đạo nhiều doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Chính vì vậy cần có chính sách để phát triển hay bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ này về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động R&D và đổi mới đối với doanh nghiệp trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

- Không phân biệt đối tượng nhân lực R&D đang làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia,... hưởng lương từ NSNN với nhân lực làm việc trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước khi nhà nước hình thành các đề án, chương trình đào tạo nhân lực trình độ cao.

- Có chính sách khuyến khích tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa đại học với doanh nghiệp. Việc đào tạo nghề không chỉ tiến nhành tại một trường nghề chuyên biệt nào đó mà cần được thực hiện với sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, giữa đào tạo tại trường với đào tạo tại nơi SX-KD.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên kết, thuê các chuyên gia KH&CN trong và ngoài nước tới làm việc, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai hay xử lý các vấn đề về đổi mới của doanh nghiệp.

4.1.2.2. Tăng cường lưu chuyển nhân lực khu vực Hàn lâm – Công nghiệp

- Tăng cường cơ hội lưu chuyển nhân lực R&D giữa các khu vực thông qua trao đổi nhân lực, làm việc nửa thời gian (part-time), nghỉ phép, giữ vị trí danh dự hoặc các khuyến khích về tài chính. Hình thành chương trình tài trợ cho các nhà khoa học từ viện nghiên cứu, trường đại học muốn làm việc cho khu vực công nghiệp (visiting

researcher) hoặc nghiên cứu viên từ khu vực công nghiệp muốn làm việc ở viện

nghiên cứu, trường đại học.

- Phát triển hình thức nhân viên nghiên cứu làm tư vấn cho khu vực công nghiệp thông qua hợp đồng làm việc ngắn ngày.

- Hình thành chức giáo sư nửa thời gian (part-time professorship) ở khu vực hàn lâm cho những nghiên cứu viên làm việc cho khu vực công nghiệp. Nghiên cứu viên từ các tổ chức KH&CN có thể được cấp giấy phép nghỉ một thời gian để thành lập

doanh nghiệp. Các nghiên cứu viên có cơ hội di chuyển từ 03-5 năm sang khu vực khác.

- Xây dựng quy định cụ thể đối với nhân lực R&D hoạt động kiêm nhiệm trong doanh nghiệp. Cụ thể, nhân lực R&D có thể được mời kiêm nhiệm thêm cơng tác ở các trường, các doanh nghiệp và cơ quan khác theo hình thức như: kiêm nhiệm một chức vụ lãnh đạo chuyên môn về khoa học và kỹ thuật tại cơ sở đào tạo, quản lý khoa học kỹ thuật và SX-KD; làm các nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ ở các cơ đào tạo, nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật và SX-KD.

- Cùng nhau tài trợ: cả hai khu vực cùng nhau hợp tác để tài trợ cho các dự án nghiên cứu và học bổng. Ở đây doanh nghiệp đóng góp tài chính thơng qua học bổng đào tạo sinh viên trong thời gian học tập tại trường, đưa sinh viên tham gia vào dự án của doanh nghiệp.

- Trao thưởng và tài trợ theo cá nhân: xây dựng chương trình tài trợ cá nhân cho hợp tác giữa khu vực hàn lâm và doanh nghiệp những người mang ý tưởng mới từ công nghiệp đến khu vực hàn lâm. Tiền tài trợ căn cứ vào các chỉ số hợp tác (performance indicator) với công nghiệp (số lượng và quy mô hợp tác).

- Hỗ trợ chuyển giao tri thức và công nghệ: hỗ trợ thành lập các văn phòng trung gian giữa hàn lâm và công nghiệp.

4.1.2.3. Thu hút nhân lực R&D quốc tế

Thu hút nhân lực R&D quốc tế phục vụ phát triển KH&CN Việt Nam nói chung và R&D của doanh nghiệp nói riêng bao gồm cả thu hút nhân lực R&D là người Việt Nam ở nước ngoài cũng như thu hút nhân lực R&D là người nước ngồi, các chính sách thu hút bao gồm:

1) Chính sách khuyến khích về tài chính

Chính sách khuyến khích về tài chính nhằm thu hút các nhà khoa học và nhân lực R&D của các quốc gia thể hiện dưới dạng: các chương trình học giả nghiên cứu (fellowship), tài trợ theo dự án nghiên cứu (grant or project funding), học bổng (scholarship), ưu đãi thuế và trợ cấp (tax subsidies), hỗ trợ đi lại và ăn ở (travel and

living support), các chương trình trao đổi hàn lâm (academic exchange program) và

2) Chính sách định cư đặc biệt

Ngồi khuyến khích về tài chính, nghiên cứu xây dựng chính sách xuất nhập cảnh phù hợp để thu hút nhân lực R&D quốc tế. Chính sách này có thể là: đơn giản tối đa các thủ tục tạo điều kiện lưu chuyển quốc tế nhân lực R&D, kể cả các thành viên trong gia đình đi theo; cấp các loại thị thực đặc biệt dành riêng cho các nhà khoa học hoặc nhân lực NCKH như thị thực khoa học (scientific visa), thị thực nhà khoa học thăm viếng (visiting academia visa).

a) Chính sách cơng nhận bằng cấp nước ngồi

Nghiên cứu hình thành cơ quan chun mơn chịu trách nhiệm phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin về bằng cấp nước ngoài để tạo điều kiện thu hút nhân lực KH&CN quốc tế khi mà hệ thống đào tạo các quốc gia khác với hệ thống đào tạo Việt Nam.

b) Các dịch vụ hỗ trợ thu hút nhân lực R&D quốc tế

Hình thành chính sách hỗ trợ để giúp những người nhập cư định cư tại môi trường mới với những hỗ trợ đặc biệt. Bên cạnh đó, có thể hình thành tổ chức chuyên môn về các dịch vụ hỗ trợ cho các nhà khoa học và nghiên cứu viên từ nước ngoài. Rất nhiều quốc gia châu Âu hiện nay đã hình thành các trung tâm này và thường đặt tại các trường đại học và cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ cho sự lưu chuyển nhân lực KH&CN40. Bên cạnh đó, có thể xây dựng trang web đưa những thơng tin hỗ trợ về văn hóa, xã hội giúp nhân lực R&D nhập cư định cư tại mơi trường mới được hịa hợp nhanh chóng.

4.1.2.4. Tạo lập môi trường phát triển nhân lực R&D

- Tạo lập thị trường lao động KH&CN và do đó tạo điều kiện lưu chuyển linh hoạt nhân lực R&D, giúp doanh nghiệp sử dụng nhân lực R&D ―dôi dư‖ từ các tổ chức KH&CN phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp hay hợp tác triển khai thực hiện nhiệm vụ R&D cùng doanh nghiệp.

- Đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại để thu hút và khai thác có hiệu quả tiềm năng đội ngũ nhân lực R&D phục vụ doanh nghiệp.

- Tăng cường hợp tác quốc tế giúp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực R&D cho doanh nghiệp. Tạo dựng môi trường KT-XH thuận lợi cho phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực R&D, đào tạo sau đại học, v.v… Đa dạng hố các loại hình hợp tác đào tạo quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp khác nhau.

- Trong các chính sách phát triển nhân lực nhân lực R&D (đào tạo, khen thưởng, v.v.) không nên phân biệt đối xử giữa nhân lực R&D làm việc trong khu vực nhà nước và nhân lực R&D làm việc khu vực ngoài nhà nước. Điều này thể hiện tại khá nhiều văn bản về phát triển nhân lực R&D (điển hình như Đề án 322); văn bản về đãi ngộ, trọng dụng (Nghị định số 40/2014/NĐ-CP; Nghị định số 99/2014/NĐ-CP).

- Cần có quy định ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực hoạt động R&D, không phân biệt nhân lực làm việc cho khu vực nào.

4.1.3. Phát triển “phương tiện” hỗ trợ R&D của doanh nghiệp

4.1.3.1. Cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị

Có thể nói các trang thiết bị chuyên dụng trong NCKH rất đắt tiền và chịu hao mịn vơ hình cao. Tuy nhiên, đến nay nhà nước chưa có chính sách cụ thể nào hướng dẫn về phương pháp tính khấu hao đối với máy móc, trang thiết bị phục vụ cơng tác NCKH. Chính vì vậy cần có phương pháp tính khấu hao thích hợp, phản ánh được đúng thực trạng hao mòn trang thiết bị trong NCKH. Bên cạnh đó, nhà nước cần tăng đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại, phịng thí nghiệm và phương tiện nghiên cứu tại các tổ chức KH&CN công.

Đối với khoản chi phí máy móc thiết bị và nhà xưởng: Liên quan đến mục chi phí máy móc thiết bị, một số quốc gia cho phép khấu trừ ngay lập tức vào năm mua sắm chúng, trong khi đó một số quốc gia thì khấu trừ (nhanh) tồn bộ (hoặc chỉ một phần) trong một khoảng thời gian nhất định. Các quốc gia điển hình khấu trừ ngay lập tức vào năm mua sắm máy móc thiết bị phục vụ R&D đó là Ca-na-đa, Đan Mạch, Ai-len, Tây Ban Nha và Anh. Các quốc gia điển hình khấu trừ nhanh máy móc thiết bị phục vụ R&D trong một khoảng thời gian đó là Bỉ (03 năm), Hy Lạp (03 năm), Hà Lan (05 năm) và Bồ Đào Nha (04 năm). Liên quan đến mục chi phí nhà xưởng, một số quốc gia cho phép khấu trừ ngay lập tức vào năm hình thành xưởng, tịa nhà phục vụ R&D

(Đan Mạch, Ai-len và Anh), trong khi đó Hy Lạp khấu trừ trong một khoảng thời gian nhất định (12,5 năm).

Cần có hướng dẫn triển khai chính sách sử dụng trang thiết bị nghiên cứu phục vụ hoạt động R&D tại các phịng thí nghiệm quốc gia, cơ sở R&D công, v.v.

4.1.3.2. Thông tin KH&CN

- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các nguồn tin KH&CN (nguồn tin KH&CN trong và ngồi nước, nhất là thơng tin, tư liệu về kết quả các nhiệm vụ KH&CN như các chương trình, đề tài, đề án, dự án NCKH&PTCN có sử dụng kinh phí từ NSNN).

- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho phát triển hoạt động thông tin KH&CN, khuyến khích phát triển dịch vụ thông tin KH&CN, tạo lập thị trường thơng tin KH&CN, đáp ứng nhu cầu tìm tin của doanh nghiệp.

- Xây dựng trang thông tin trên mạng điện tử (website) về cơng nghệ, về chính sách khuyến khích hoạt động KH&CN và đổi mới của doanh nghiệp.

- Phát triển các loại hình tổ chức chuyên nghiệp, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động KH&CN và ĐMCN cho doanh nghiệp.

4.1.3.3. Tư vấn, môi giới và hỗ trợ kỹ thuật

- Tăng cường nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của tư vấn KH&CN với tư cách là một dịch vụ cung cấp kiến thức KH&CN, là cầu nối giữa nơi có thành tựu KH&CN và nơi áp dụng thành tựu KH&CN.

- Đa dạng hố loại hình tư vấn KH&CN để tạo ra một mơi trường tư vấn KH&CN có chia sẻ thơng tin, cạnh tranh lành mạnh.

- Phát triển mạng lưới khuyến công nghệ với sự tham gia tích cực của hiệp hội doanh nghiệp, nhằm cung cấp các thông tin, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cụ thể; tổng kết phổ biến những bài học kinh nghiệm, cách làm tốt về ứng dụng KH&CN trong doanh nghiệp, phát hiện và đề xuất những giải pháp khắc phục cho doanh nghiệp.

4.1.4. Phát triển liên kết đa dạng Hàn lâm – Công nghiệp

- Khuyến khích doanh nghiệp hợp tác hoạt động R&D với các tổ chức như viện R&D, trường đại học, doanh nghiệp và các tổ chức khác dưới nhiều hình thức.

- Thay đổi quy định nhà khoa học, nghiên cứu viên tạo ra cơng nghệ hình thành DNKH&CN không được tham gia ban lãnh đạo doanh nghiệp, hội đồng quản trị để hoạch định chính sách, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, với lý do nhà khoa học đó đang là viên chức Nhà nước.

- Xây dựng chính sách thỏa đáng về tỷ lệ phân chia lợi nhuận, thu nhập thêm từ hoạt động chuyển giao công nghệ cho tác giả tạo ra công nghệ, đặc biệt là những công nghệ được tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nước41.

- Nhà nước cần thể hiện quan điểm dứt khốt cũng như xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ trong việc chuyển đổi tổ chức KH&CN cơng có hướng nghiên cứu gắn với hoạt động SX-KD về trực thuộc doanh nghiệp hoặc chuyển đổi sang mơ hình hoạt động DNKH&CN.

- Khuyến khích các viện R&D, trường đại học hình thành các nhóm nghiên cứu linh hoạt có sự tham gia của doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động R&D phục vụ doanh nghiệp.

- Phát triển các hình thức liên kết đa dạng giữa tổ chức KH&CN và doanh nghiệp trong hoạt động R&D. Các hình thức này có thể là hình thành tổ chức cụ thể (chẳng hạn trung tâm hợp tác viện nghiên cứu-trường đại học-doanh nghiệp), chương trình (chẳng hạn chương trình trợ giúp cơng nghệ doanh nghiệp) hay khuyến khích cá nhân nhà khoa học có nhiều đóng góp cho R&D và đổi mới của doanh nghiệp.

4.1.5. Đổi mới quản lý KH&CN

- Cải tiến quy trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu cho từng năm. Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện các đề tài, dự án KH&CN theo thời gian thực tế, không theo kỳ kế hoạch.

- Có chính sách ưu tiên cụ thể đối với những nhiệm vụ KH&CN có sự tham gia của doanh nghiệp (càng nhiều cơ sở tham gia càng ưu tiên), đánh giá kết quả căn cứ vào sự tham gia (số lượt, hình thức tham gia hoạt động, kết quả triển khai,…), vào kết quả áp dụng trong thực tiễn SX-KD của doanh nghiệp. Trong phần các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN cần phân biệt rõ hình thức tham gia như thế nào để có những thang điểm ưu tiên khác nhau. Các hình thức tham gia có thể

dưới các dạng: (i) cung cấp kết quả nghiên cứu; (ii) cùng tiến hành nghiên cứu (doanh nghiệp chủ động nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu); (iii) Hỗ trợ kinh phí.

- Từng bước giảm bớt ―hành chính hóa‖ đối với hoạt động NCKH như việc phân ‗cấp‘ đề tài nghiên cứu: cấp nhà nước, cấp bộ/ ngành/ tỉnh, cấp cơ sở. Tạo ―sân chơi bình đẳng‖ trong hoạt động NCKH, không căn cứ vào ‗cấp‘ đề tài nghiên cứu (chuẩn mực trong hoạt động khoa học: tính phổ biến và tính khơng vị lợi)42. Cần phân biệt rõ ràng giữa ý nghĩa khoa học và ý nghĩa xã hội của nhiệm vụ NCKH, không lấy ý nghĩa ứng dụng (ứng dụng tầm quốc gia, tầm bộ/ ngành, tầm cơ sở) để đánh giá ý nghĩa khoa học.

- Thực hiện chính sách ―xin-cho‖ một cách phù hợp nhất theo đúng nghĩa của từ này và đặc thù của hoạt động NCKH. Điều này có thể thực hiện bằng cách thay đổi hệ thống tài trợ cho hoạt động nghiên cứu theo ‗cấp‘ (thơng qua quỹ hoặc hình thức tương tự).

- Chuẩn hóa quản lý NCKH theo thơng lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù hoạt động NCKH. Các khâu này bao gồm xác định và phân loại nhiệm vụ NCKH; tuyển chọn/ xét chọn/ giao trực tiếp nhiệm vụ NCKH; thực hiện nhiệm vụ NCKH; công bố; kiểm tra; đánh giá; nghiệm thu kết quả NCKH; mua kết quả NCKH. Một số bất hợp lý trong quản lý NCKH ở hiện nay đã được một số học giả đề cập như cách thức phân loại nhiệm vụ NCKH theo cấp quản lý (chương trình, đề tài, dự án, đề án các cấp), nhầm lẫn giữa đánh giá và nghiệm thu kết quả NCKH; sử dụng kết quả sau nghiệm thu, v.v. Ở đây tác giả chỉ xin nêu một ví dụ về cơng bố kết quả NCKH ở Việt Nam rất có thể ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp xin tài trợ thực hiện R&D từ nguồn NSNN để minh chứng phần nào cho việc phải chuẩn hóa quy trình quản lý NCKH. Hiện nay, ở Việt Nam có quy định tác giả các cơng trình NCKH (hầu hết cơng trình sử dụng nguồn NSNN, kể cả cơng trình nghiên cứu do doanh nghiệp thực hiện) khi nộp báo cáo cho các cơ quan quản lý trước khi nghiệm thu hay bảo vệ thì ngồi báo cáo tổng hợp phải có báo cáo tóm tắt. Đây có lẽ chỉ có ở Việt Nam, bởi ở một số nước phát triển bản tóm tắt (abstract) với độ dài 1-2 trang thể hiện tóm tắt mục tiêu, phương pháp và kết quả của cơng trình NCKH. Tuy nhiên, ở Việt Nam báo cáo tóm

tắt là bản ―rút gọn‖ các chương, mục của báo cáo tổng hợp có khi lên đến hàng trăm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)