Tăng truyền bá tri thức trong nền kinh tế và thiết chế hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 137 - 139)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4.1. Giải pháp chính sách từ phía nhà nước

4.1.6.2. Tăng truyền bá tri thức trong nền kinh tế và thiết chế hỗ trợ

Một số giải pháp như tăng cường hợp tác hàn lâm và công nghiệp, lưu chuyển nhân lực KH&CN đã được đề cập ở phần trên. Ngoài ra, để tăng cường truyền bá tri thức trong nền kinh tế, một số giải pháp sau cần được thực hiện:

1) Hồn thiện chính sách thương mại và đầu tư

Thương mại là một kênh quan trọng đối với việc truyền bá tri thức qua sự lưu chuyển hàng hoá. Thêm nữa việc nhập khẩu một loại hàng hố tiên tiến về mặt cơng nghệ có thể bắt đầu cho sự học hỏi, R&D và cải tiến sản phẩm đang có và cho phép các nhà sản xuất trong nước chế tạo một sản phẩm tương tự với chi phí thấp hơn.

FDI thường liên quan đến chuyển giao tri thức (có thể dưới hình thức tri thức ẩn/ ngầm) từ một quốc gia đến một quốc gia khác và như vậy FDI là một kênh tiềm năng đối với việc truyền bá tri thức quốc tế. Ngồi những đóng góp của FDI cho nguồn vốn đầu tư trong nước, đối với nguồn thu ngân sách và các cân đối vĩ mơ cũng như tạo việc làm, FDI cịn được xem như một kênh chuyển giao tri thức và lan toả công nghệ quốc tế. FDI được xem như kênh cung cấp nền tảng công nghệ nước ngồi, đóng góp vào sự lan toả cơng nghệ, nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động, từ đó làm tăng năng lực sản xuất cũng như tăng năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Đối với các quốc gia phát triển có trình độ cơng nghệ cao thì doanh nghiệp FDI hoạt động với mục tiêu nắm bắt công nghệ mới của nước nhận thay vì chuyển giao hay phổ biến cơng nghệ. Mặc dù vậy hoạt động của các doanh nghiệp FDI vẫn tạo ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, làm giảm chi phí biên của doanh nghiệp trong nước và kết quả là nguồn lực trong nước được phân bổ hiệu quả hơn44

.

Nói chung, mơi trường đầu tư ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài và khả năng của doanh nghiệp để tạo ra tri thức, chuyển giao tri thức và đổi mới. Chất lượng của các quy định và thực thi các quy định được công nhận là những yếu tố quyết định quan trọng của năng lực của các doanh nghiệp mới và doanh nghiệp đổi mới để phát triển và mở rộng. Những hạn chế liên quan đến thâm nhập thị trường, thốt khỏi thị trường và hoạt động có thể cản trở tiến trình cơng nghệ của các

doanh nghiệp với việc vực dậy các doanh nghiệp không hiệu quả và hạn chế việc mở rộng và tạo ra các doanh nghiệp đổi mới, doanh nghiệp tăng trưởng nhanh. Một môi trường thể chế không phù hợp hạn chế sự phát triển kinh doanh, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp quy mơ nhỏ. Nói chung, các yếu tố này trải dài từ thành lập doanh nghiệp đến đóng cửa kinh doanh, từ cạnh tranh để tiếp cận đất đai, tín dụng, từ thực tiễn hải quan đến các thủ tục thiết lập doanh nghiệp.

Cấp phép cơng nghệ nước ngồi được tự do hóa cho phép tiếp cận dễ dàng hơn đến các cơng nghệ tiên tiến hiện có, gia tăng áp lực để sản xuất hiệu quả hơn, có thể bao gồm cả R&D thích nghi. Tuy nhiên, cơng nghệ nước ngồi tiên tiến có thể ―qt sạch‖ cơng nghệ trong nước mà chính những cơng nghệ trong nước này có thể đã được cải tiến theo thời gian. Bên canh đó, việc tiếp cận dễ dàng cơng nghệ nước ngồi có thể làm suy yếu những nỗ lực phát triển cơng nghệ trong nước. Chính vì vậy nhà nước cần có chính sách phù hợp đối với việc cấp phép cơng nghệ nước ngồi.

2) Tăng cường chính sách về tiêu chuẩn và chất lượng

Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tự do hóa thương mại và đầu tư càng mạnh mẽ. Các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia công nghiệp phát triển ln địi hỏi đàm phán để mở cửa thị trường, thúc đẩy tự do hoá thương mại, nhưng lại đưa ra các biện pháp tinh vi và các rào cản phức tạp nhằm bảo hộ sản xuất trong nước hoặc nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Trong tiến trình hội nhập Việt Nam phải nhận diện rõ các rào cản này để đỡ bị thua thiệt và có biện pháp ―vượt rào‖ hợp lý. Do trình độ và mức độ hội nhập của các quốc gia khác nhau, mục đích sử dụng các loại rào cản trong thương mại cũng khác nhau nên về cơ bản, các quốc gia vẫn sử dụng kết hợp cả rào cản thuế quan và phi thuế quan.

Liên quan đến khía cạnh cơng nghệ cần có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn của cơng nghệ nhập, đảm bảo kích thích hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam trong việc giải mã, đồng hóa và làm chủ cơng nghệ nhập và thậm chí hoạt động R&D tạo cơng nghệ cho chính mình. Mặt khác, cần có những khung khổ pháp luật hình thành những tiêu chuẩn để đảm bảo tránh nhập những công nghệ lạc hậu, đắt tiền, không thân thiện môi trường.

Tăng cường nhận thức và sử dụng các kỹ thuật quản lý đổi mới, quản lý tri thức trong doanh nghiệp. Quản lý đổi mới và quản lý tri thức có vai trị thúc đẩy liên kết giữa R&D và đổi mới với chiến lược kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.

3) Phát triển chùm và mạng lưới

Chính sách chùm và mạng lưới là một cơng cụ rất quan trọng của chính sách đổi mới và được hầu hết các quốc gia phát triển sử dụng. Các quốc gia đang có xu hướng chuyển từ hỗ trợ các dự án riêng lẻ và hợp tác song phương sang khuyến khích hình thành tổ hợp và thúc thẩy sự hợp tác mềm dẻo hơn giữa các ngành và trong nội bộ ngành. Sự hợp tác khuyến khích doanh nghiệp học hỏi cơng nghệ, tăng truyền bá tri thức giữa các doanh nghiệp trong chùm và mạng lưới đổi mới. Bên cạnh đó, mạng lưới cố vấn, chuyên gia là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt trong hoạt động R&D và đổi mới. Chính sách của chính phủ nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động tương tác giữa các nhà nghiên cứu, người có tinh thần doanh thương và doanh nghiệp địa phương, nhà đầu tư, nhà bảo trợ kinh doanh, các cơ quan quản lý và các tổ chức hỗ trợ địa phương để khuyến khích hình thành mạng lưới doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mạnh về R&D, DNCNC, DNKH&CN.

4) Phát triển hệ thống dịch vụ, hạ tầng hỗ trợ doanh nghiệp

Công viên khoa học và các hình thức tương tự là nơi cung cấp hàng loạt các nguồn lực hỗ trợ quan trọng cho doanh nghiệp. Công viên khoa học và các hình thức tương tự có thể thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, phát triển ý tưởng, sản phẩm và quy trình mới, thậm chí thương mại hoá sản phẩm cho doanh nghiệp. Công viên khoa học và các hình thức tương tự cũng chính là mơi trường tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)