Thực trạng hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 73)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.1. Thực trạng hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam

3.1.1. Thực trạng chung

Phần này mơ tả thực trạng các loại hình đơn vị R&D (viện; trung tâm, phịng/ ban R&D, phịng thí nghiệm, v.v.); quỹ KH&CN trong doanh nghiệp hiện nay; nguồn gốc hình thành các đơn vị R&D trong doanh nghiệp, mơ hình tổ chức và quản lý hoạt động R&D và thực trạng hoạt động R&D trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

3.1.1.1. Thực trạng tổ chức R&D trong doanh nghiệp

Hệ thống tổ chức, đơn vị R&D (rộng hơn là đơn vị KH&CN) trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, nó quyết định đến q trình phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu thống kê của tác giả (không tính các doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi), thì hiện tại trong doanh nghiệp Việt Nam có khoảng 30 tổ chức R&D với tên gọi là viện, còn lại chủ yếu dưới dạng phịng thí nghiệm, phịng R&D hoặc trung tâm R&D. Các viện R&D và trường đại học chủ yếu thuộc doanh nghiệp nhà nước có quy mơ lớn.

Ngoài ra, tham gia hoạt động R&D trong các doanh nghiệp cịn có các nhóm nghiên cứu của nhân viên doanh nghiệp hay nhân viên doanh nghiệp hợp tác với nhân viên R&D ngoài doanh nghiệp.

3.1.1.2. Nguồn gốc hình thành các đơn vị R&D trong doanh nghiệp

- Đối với các viện R&D trực thuộc các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty và doanh nghiệp lớn nhà nước đa phần do các quyết định ―ghép nối‖ hành chính trước đây.

- Đối với các đại học chủ yếu do một số doanh nghiệp lớn thành lập trong khoảng 10 năm trở lại đây. Mục tiêu quan trọng của các trường đại học này là đào tạo nhân lực phục vụ cho chính nhu cầu của doanh nghiệp.

- Đối với các Trung tâm/ phòng R&D chủ yếu là do doanh nghiệp thành lập nhằm giải quyết nhu cầu về công nghệ, sản phẩm cho doanh nghiệp.

3.1.1.3. Mơ hình tổ chức và quản lý hoạt động R&D trong doanh nghiệp

Hầu hết các Tập đoàn kinh tế và Tổng cơng ty nhà nước hình thành một ―Bộ phận‖ gọi là Ban Khoa học và Công nghệ/ Ban Nghiên cứu và Triển khai, Ban nghiên

cứu, Ban/ phòng kỹ thuật, v.v. để giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp quản lý tổ chức và hoạt động R&D của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp còn giao trách nhiệm cho một Phó giám đốc phụ trách về R&D, KH&CN, nghiên cứu hoặc kỹ thuật.

Có 03 loại mơ hình tổ chức đơn vị R&D trong các doanh nghiệp: Mơ hình tổ chức tập trung – centralized R&D structure (Hình 3.1a) có duy nhất một hoặc một số đơn vị R&D trung tâm, các doanh nghiệp thành viên khơng có đơn vị R&D trực thuộc. Lợi ích của mơ hình này là có thể kiểm sốt và điều phối sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp và có những nghiên cứu mang tính khám phá. Ngược lại, mơ hình tổ chức phi tập trung – decentralized R&D structurre (Hình 3.1b) khơng có đơn vị R&D trung tâm của doanh nghiệp mẹ mà chỉ các đơn vị R&D thuộc các doanh nghiệp thành viên. Lợi ích của mơ hình này là các dự án nghiên cứu tập trung vào công nghệ để đáp ứng nhanh nhất đòi hỏi từ khách hàng của doanh nghiệp.

Mơ hình thứ ba là mơ hình kết hợp (Hình 3.1c) gồm một hoặc nhiều đơn vị R&D trung tâm (central/corporate Labs), cộng thêm với một hoặc nhiều đơn vị R&D trong mỗi đơn vị kinh doanh (doanh nghiệp) trực thuộc. Chức năng nói chung của đơn vị R&D trung tâm tập trung nhiều vào những nghiên cứu cơ bản, liên ngành, công nghệ nguồn và dài hạn về cả hoạt động SX-KD hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp mẹ trong tương lai, kinh phí đầu tư cho đơn vị R&D này có thể xuất phát từ kinh phí của doanh nghiệp mẹ, từ các doanh nghiệp thành viên hoặc từ cả hai nguồn. Chức năng đơn vị R&D của các doanh nghiệp thành viên tập trung chủ yếu vào hoạt động phát triển với thời gian ngắn hơn và kinh phí đầu tư cho đơn vị này xuất phát chủ yếu từ chính doanh nghiệp thành viên. Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp cịn có các nhóm thực hiện R&D nhỏ trong tất cả các nhà máy.

Hình 3.1a. Mơ hình tổ chức R&D kiểu tập trung

Doanh nghiệp mẹ Doanh nghiệp No.1 Doanh nghiệp No.2 Doanh nghiệp No.3 Doanh nghiệp No.4 Đơn vị R&D trung tâm

Hình 3.1b. Mơ hình tổ chức R&D kiểu phi tập trung

Hình 3.1c. Mơ hình tổ chức R&D kiểu kết hợp

Mơ hình tổ chức đơn vị R&D thuộc doanh nghiệp Việt Nam hầu hết theo kiểu tập trung (centralized R&D structure) (như được mô tả tại Hình 3.1.a), tức là chỉ có đơn vị R&D thuộc doanh nghiệp mẹ, khơng có đơn vị R&D trực tiếp phục vụ các đơn vị SX-KD thành viên và sự phân công chức trách của các bộ phận rõ ràng. Trong các quyết định về ―sáp nhập‖ hay tổ chức bộ máy của các đơn vị R&D (chủ yếu là viện R&D trực thuộc Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước) đều có một số điểm thống nhất, đó là:

- Viện là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc, có tư cách pháp nhân đầy đủ; - Viện chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của doanh nghiệp mẹ, đồng thời chịu sự quản lý, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong các hoạt động R&D cũng như các cơ quan quản lý nhà nước khác về các vấn đề có liên quan.

Doanh nghiệp mẹ Doanh nghiệp No.1 Doanh nghiệp No.2 Doanh nghiệp No.3 Doanh nghiệp No.4 Đơn vị R&D trung tâm

Đơn vị R&D Đơn vị R&D Đơn vị R&D Đơn vị R&D

Doanh nghiệp mẹ Doanh nghiệp No.1 Doanh nghiệp No.2 Doanh nghiệp No.3 Doanh nghiệp No.4

- Viện trưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc.

Sự phối hợp hoạt động giữa các đơn vị được phân công hết sức cụ thể mang tính chất của một kiểu quản lý ―hành chính-kinh tế‖. Mọi quyết định vượt khỏi giới hạn dự kiến ban đầu, chấp nhận rủi ro đều quyết định ở cấp cao nhất theo kiểu thứ bậc trực tuyến từ trên xuống. Việc phân bổ nguồn lực cũng theo nguyên tắc tương tự. Tài chính được phân bổ theo các đơn vị để chi thường xuyên và theo các nhiệm vụ cụ thể (N.V.Học, 2000). Quan hệ giữa bộ phận R&D và các bộ phận khác khơng chặt chẽ vì thường khơng cùng lợi ích. Tính gián đoạn của quá trình đổi mới trong điều kiện quản lý hành chính trực tuyến đã cản trở tốc độ của quá trình đổi mới. Mơ hình quản lý này cũng gây trở ngại cho việc tiến hành các nghiên cứu mang tính chiến lược, dài hạn định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai. Như vậy cần phải áp dụng đa cơ chế để quản lý hoạt động đa dạng của doanh nghiệp gồm tất cả khâu trọng yếu của quá trình đổi mới, tăng cường hoạt động của tiểu ban điều hòa phối hợp với chức năng tư vấn nhằm dung hịa các lợi ích của các bên tham gia vào quá trình đổi mới với các thành viên từ tất cả các bộ phận của doanh nghiệp. Riêng đối với đơn vị R&D trong doanh nghiệp cần phải áp dụng hình thức tổ chức tự quyền nhằm phát huy tối đa yếu tố con người, sử dụng tối đa nguồn nhân lực hoạt động trong môi trường luôn biến động vô định của các vấn đề R&D. Việc quản lý tổ chức tự quyền chủ yếu dùng hệ thống quản lý ―mềm‖, mạng lưới hỗ trợ các nhà khoa học, nhà sáng chế được đảm bảo đến mức đủ để họ chủ yếu chăm lo đến lao động sáng tạo và điều hành những vấn đề mới do chính họ làm ra. Nguồn lực cho hoạt động đổi mới này (tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, thơng tin,…) họ có thể nhận được với các điều kiện ưu đãi mà ít bị ràng buộc một cách hành chính.

3.1.1.4. Thực trạng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

Quy định về việc hình thành quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp bắt đầu từ năm 20076, nhưng đến năm 20117 mới có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ khá phức tạp (sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần thực trạng chính sách). Chính vì vậy, cho đến cuối năm 2015, theo thống kê của các Sở

6 Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ngày 16/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

KH&CN số doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngồi nhà nước) trích lập quỹ phát triển KH&CN chưa nhiều, tỷ lệ vốn đã được sử dụng so với số vốn đã được trích lập nhỏ. Chẳng hạn, tính đến năm 2015, Hà Nội có 45 doanh nghiệp; TP.Hồ Chí Minh có 98 doanh nghiệp; tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu8 có 07 doanh nghiệp; tỉnh Đồng Nai9 có 02 doanh nghiệp báo cáo thành lập quỹ phát triển KH&CN. Một số tập đồn, tổng cơng ty có số trích lập quỹ phát triển KH&CN lớn nhưng số tiền sử dụng không đáng kể10.

3.1.1.5. Thực trạng hoạt động R&D của doanh nghiệp 1) Nhân lực R&D của doanh nghiệp 1) Nhân lực R&D của doanh nghiệp

Nhân lực R&D là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển R&D, cũng như đảm bảo các hoạt động gắn kết giữa R&D với SX-KD của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát của NCS, giai đoạn vừa qua, đội ngũ nhân lực R&D của doanh nghiệp đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực này hoạt động tại các doanh nghiệp vẫn còn ở mức độ khiêm tốn trước những yêu cầu mới về sự phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Bảng 3.1 là số liệu thống kê nhân lực R&D của 1.090 doanh nghiệp (trong tổng số 325.304

doanh nghiệp đang hoạt động) có đầu tư cho hoạt động R&D năm 2012.

Bảng 3.1. Nhân lực R&D trong doanh nghiệp theo chức năng và trình độ

Tổng số

Nhân viên nghiên cứu Nhân

viên kỹ thuật Nhân viên hỗ trợ Khác

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng

508 1.115 11.873 1.494

19.258 14.990 1.423 1.423 1.422

Nguồn: Sách trắng, 2013

Số liệu Bảng 3.1 cho thấy nhân lực R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam (chỉ tính doanh nghiệp có đầu tư cho hoạt động R&D) khá khiêm tốn, trung bình 1 doanh nghiệp có khoảng 18 nhân viên R&D. Nếu chỉ tính nhân viên nghiên cứu có trình độ từ đại học trở lên thì trung bình 1 doanh nghiệp chỉ có 14 người.

2) Tài chính cho R&D của doanh nghiệp

8 Trần Xuân Đích và cs. (2016), Thúc đẩy hoạt động Quỹ phát triển KH&CN trong doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam (689) tr.6-8.

9 Báo cáo số 46/BC-SKHCN ngày 09/3/2015 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai về kết quả hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2015, định hướng hoạt động giai đoạn 2016-2020.

Hình 3.2. Cơ cấu tài chính R&D năm 2012 (Nguồn: NCS tổng hợp từ sách trắng 2013)

Số liệu thống kê R&D doanh nghiệp năm 2012 cho thấy, tổng kinh phí đầu tư cho KH&CN (gồm cả đầu tư cho R&D và đổi mới công nghệ) của 1.090 doanh nghiệp có đầu tư cho KH&CN chỉ đạt 5.439 tỷ đồng. Trong đó kinh phí chi cho R&D là khoảng 1.500 tỷ đồng (chiếm 27,58%) và cho đổi mới công nghệ là 3.935,84 tỷ đồng (chiếm 72,42%). Trong tổng số hơn 1.500 tỷ đồng của doanh nghiệp đầu tư cho R&D, có 1.214 tỷ đồng (chiếm 80,76%) chi cho các hoạt động R&D tại doanh nghiệp. Ngồi nguồn kinh phí từ chính bản thân doanh nghiệp, kinh phí dành cho hoạt động R&D của doanh nghiệp còn xuất phát từ các nguồn khác ngoài doanh nghiệp như từ nhà nước, đại học và nước ngoài. Trong năm 2012, nguồn NSNN đầu tư cho R&D doanh nghiệp chỉ có 53,09 tỷ đồng, khu vực đại học là 79,20 tỷ đồng và khu vực nước ngồi 30,35 tỷ đồng. Hình 3.2 trên đây minh chứng rõ hơn về sự quan tâm đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam qua luồng kinh phí giữa bên tài trợ và bên thực hiện R&D.

Một số nghiên cứu cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam gần đây cho rằng hầu hết các doanh nghiệp không tập trung vào phát triển năng lực R&D trong thời gian dài và

Bên tài trợ Bên thực hiện R&D

Đại học 14,37% Doanh nghiệp 26,01% Viện R&D 43,65% Đ/v sự nghiệp 7,23% Cq hành chính 7,44%

Phi lợi nhuận 1,29% Nhà nước 64,47% 1,55% 58,48% 18,81% 10,00% 10,35% 0,79% Doanh nghiệp 28,40% 80,76% 14,17% 0,82% 1,39% 1,69% 1,16% Nước ngoài 4,0% Đại học 3,13% 88,19% 3,85% 5,75% 2,20%

quá trình học hỏi công nghệ rất chậm và thụ động (CIEM, 2014). Ngay cả những doanh nghiệp quy mô lớn, tỷ lệ đầu tư vào hoạt động R&D so với tổng doanh thu của doanh nghiệp không nhiều. Số liệu điều tra 59 doanh nghiệp quy mô lớn được cho là có đầu tư cho hoạt động R&D khá tốt ở Việt Nam thì mức chi cho R&D trong năm 2009 là 0,14% doanh thu (H.V.Tuyên, 2012). Số liệu này cũng phù hợp với kết quả điều tra của VCCI (trung bình dưới 0,5% doanh nghiệp có thực hiện R&D) (VCCI,

2010). Trong nghiên cứu của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với

Tổng cục Thống kê (GSO) và nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) tiến hành năm 2013 cho thấy trong tổng số 8.010 doanh nghiệp có 514 doanh nghiệp (chiếm 6,4%) có hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới cơng nghệ. Trong tổng kinh phí đầu tư này, 53% khoản chi cho nghiên cứu tập trung phát triển công nghệ ―mới với thị trường của doanh nghiệp‖, 43% khoản chi phát triển các công nghệ ―mới đối với bản thân doanh nghiệp‖, chỉ có 4% khoản chi vào những nghiên cứu khám phá, phát triển các công nghệ ―mới trên thế giới‖ (CIEM, 2014). Kết quả điều tra 7.450 doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2014 cho thấy chỉ có 464 doanh nghiệp (chiếm 6,23%) có hoạt động R&D (D.M.Huân và N.T.T.Dương, 2016).

3) Cơ sở vật chất và thông tin KH&CN

Cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị và thông tin KH&CN phục vụ hoạt động R&D là một trong những nguồn lực quan trọng và cần thiết để đáp ứng các yêu cầu cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Cơng nghệ càng phát triển địi hỏi cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị và thông tin KH&CN phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp cũng càng phải tiên tiến và hiện đại. Mức độ đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị và thông tin KH&CN phụ thuộc vào nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận KH&CN của nhân viên R&D doanh nghiệp. Tuy chưa có thống kê đầy đủ về phương tiện phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng qua các số liệu về thực trạng đầu tư tài chính của doanh nghiệp cho R&D thì có thể thấy rằng phương tiện phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam còn ở mức rất khiêm tốn (trừ một vài tập đoàn lớn).

Kết quả hoạt động R&D của một doanh nghiệp thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, một trong những chỉ số phù hợp nhất thể hiện kết quả hoạt động R&D của doanh nghiệp đó chính là cơng nghệ mới hoặc cơng nghệ được cải tiến. Tuy nhiên, số liệu về đơn đăng ký cũng như bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích của các doanh nghiệp Việt Nam rất hạn chế (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Số lượng đơn và bằng độc quyền cấp cho ―doanh nghiệp‖ Việt Nam

Đối tượng 2011 2012 2013 2014 2015

SC GPHI SC GPHI SC GPHI SC GPHI SC GPHI Đơn đăng ký 68 57 62 46 79 49 83 42 110 51 Bằng độc quyền 15 21 11 19 20 24 04 26 17 26

Ghi chú: SC (sáng chế), GPHI (giải pháp hữu ích).

Nguồn: NCS tổng hợp từ công báo SHTT, 2016

Số lượng đơn đăng ký và văn bằng độc quyền cấp cho các doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp và viện R&D hoặc trường đại học cùng đứng tên đăng ký hoặc sở hữu. Theo tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu cơng báo của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2011-2015, số lượng đơn đăng ký và số lượng bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích mang tên ―doanh nghiệp‖ Việt Nam chỉ có vài chục, thậm chí có năm chỉ có vài bằng độc quyền sáng chế. Nếu chỉ tính cho các doanh nghiệp thuần Việt thì số lượng cịn khiêm tốn hơn nhiều. Như vậy qua số liệu tại Bảng 3.2,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)