So sánh giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV trên phương diện R&D

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 62 - 77)

Doanh nghiệp lớn DNNVV

Ưu điểm:

- Có khả năng gia tăng chi phí cho hoạt động R&D;

- Có khả năng phân tán và chia sẻ rủi ro nhờ khả năng đa dạng hoá các dự án R&D; - Có khả năng thu hút đội ngũ nhân lực giỏi làm cơng tác nghiên cứu;

- Có khả năng phát triển các mạng lưới hợp tác R&D quy mô lớn với các tổ chức bên ngồi;

- Có khả năng đưa các kết quả R&D thành những lợi ích trong một thị trường rộng lớn; - Kiểu đổi mới: có lợi thế đổi mới trong những ngành sử dụng nhiều vốn và đã có độ chín nhất định (so với các ngành công nghiệp non trẻ và chưa ở độ chín nhất định); - ...

Nhược điểm:

- Sự tương tác kém linh hoạt giữa bộ phận R&D và các bộ phận khác;

- …

Ưu điểm:

- Hiệu quả đầu tư cho R&D cao và chi phí cho đổi mới ít tốn kém;

- Sự mềm dẻo trong trao đổi thơng tin và điều phối khuyến khích hoạt động R&D; - Hiệu quả hơn trong việc đưa ra các sản phẩm đổi mới (so với doanh nghiệp lớn về hiệu quả trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm đổi mới);

- ...

Nhược điểm:

- Tốn kém để huy động đội ngũ nhân lực R&D làm việc đầy đủ thời gian;

- Khó khăn tróng việc gia tăng tài chính cho hoạt động R&D;

- Thiếu thời gian và nguồn lực để thúc đẩy các mạng lưới hợp tác về R&D với các đối tác bên ngồi;

- Khó phân tán và chia sẻ rủi ro; - …

Như vậy sự khác nhau giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV trên phương diện hoạt động R&D được giải thích tóm tắt như sau:

- Doanh nghiệp lớn có vốn lớn hơn các DNNVV nên có khả năng chi cho R&D nhiều hơn. Doanh nghiệp nhỏ rất khó thực hiện các dự án R&D, nhất là các dự án liên ngành, đa lĩnh vực.

- Đổi mới thường đòi hỏi phải có các trang thiết bị chuyên dùng đắt tiền và các nhà nghiên cứu ngày càng chun mơn hóa sâu và có quan hệ rộng rãi. Các điều kiện R&D như thế được sử dụng có hiệu quả hơn ở các doanh nghiệp có quy mơ lớn;

- Mỗi dự án R&D đều có độ bất định và rủi ro, nhất là khi các nghiên cứu này được thực hiện trên những lĩnh vực có ―tính mới‖ cao. Doanh nghiệp quy mơ lớn có thể tiến hành đồng thời nhiều dự án cho nên rủi ro của từng dự án có thể được chia sẻ, rủi ro của dự án này có thể được trang trải từ thành cơng của dự án khác;

- Các doanh nghiệp lớn có thể chờ thu hồi vốn trong một thời gian dài hơn. Như chúng ta đã biết, đổi mới cần có thời gian vì vậy các doanh nghiệp lớn có thể đầu tư và chấp nhận thời gian thu hồi vốn dài hơn các doanh nghiệp nhỏ;

- Hoạt động R&D có thể đón nhận những kết quả bất ngờ. Các doanh nghiệp lớn thường kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, hoạt động trên nhiều thị trường, do đó có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm thuận lợi hơn các doanh nghiệp nhỏ. Điều này cho phép họ khai thác kết quả của các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sản phẩm và công nghệ một cách hiệu quả hơn, phân chia rủi ro một cách dễ dàng hơn.

2) Nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn lực doanh nghiệp bao gồm: nguồn tài sản hữu hình (cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị,...) và nguồn tài sản vơ hình (nguồn nhân lực, đối tượng của quyền SHTT, nguồn lực mang tính thương mại như danh tiếng hay hình ảnh của doanh nghiệp,...) đã được một số nhà nghiên cứu chứng minh có ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp.

3) Sở hữu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có chế độ sở hữu khác nhau thì có những quyết định khác nhau trong tiến hành hoạt động R&D và càng đúng hơn trong trường hợp các quốc gia

đang phát triển. Chẳng hạn, doanh nghiệp sở hữu nhà nước tại một số quốc gia đang phát triển, ngoài đặc quyền được kinh doanh trong một số ngành nghề, cịn có nhiều ưu ái khác về đầu tư, tín dụng, v.v.

4) Chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp

Chiến lược và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp sẽ quyết định đến việc liệu doanh nghiệp có tiến hành hoạt động R&D hay khơng (tự mình hay hợp tác với các tổ chức bên ngoài) và mức độ đầu tư vào hoạt động này ra sao? Yếu tố này đã được một số học giả chứng minh.

5) Lãnh đạo doanh nghiệp

Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ quyết định những vấn đề liên quan đến đổi mới nói chung và R&D nói riêng. Những ơng chủ có tinh thần doanh thương sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của doanh nghiệp. Những người này sẽ chấp nhận rủi ro và cố gắng nắm lấy những lợi thế cơ hội. Để tăng cường hoạt động và tăng trưởng của doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ quyết định hoặc là tự tổ chức hoạt động R&D ngay tại doanh nghiệp của mình hoặc là tìm các liên kết với các tổ chức R&D, trường đại học khác để tiến hành các dự án R&D (NCS, 2016).

6) Môi trường doanh nghiệp

Một doanh nghiệp mạnh địi hỏi phải có một tập thể mạnh và đồn kết, một mơi trường làm việc thoải mái. Điều này sẽ dẫn đến không chỉ các hoạt động SX-KD của doanh nghiệp và năng suất lao động được gia tăng mà nhân lực nghiên cứu cũng sẽ hăng say thực hiện các công việc nghiên cứu, tạo cơng nghệ của mình. Đồng thời nhân lực không làm công việc nghiên cứu sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhân lực nghiên cứu trong doanh nghiệp tiến hành các hoạt động R&D (NCS, 2016).

7) Ngành nghề doanh nghiệp

Rõ ràng hành vi đầu tư vào hoạt động R&D của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp. Thực tế cho thấy một số ngành công nghiệp như dược phẩm, điện tử đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành nhiều hoạt động đổi mới thâm dụng R&D. Ngược lại, có một số ngành đổi mới khơng địi hỏi nhiều đến hoạt động R&D như dệt, may mặc, gỗ và đồ gỗ, giày, dép, bít tất, sản phẩm nhựa, v.v.

8) Vị trí địa lý của doanh nghiệp

Vị trí địa lý, nơi doanh nghiệp hoạt động, cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D. Điều này có thể lý giải rằng doanh nghiệp nằm ở vị trí gần các trung tâm nghiên cứu, trường đại học thì dễ dàng hợp tác trong các dự án R&D với các tổ chức này hơn các doanh nghiệp nằm ở xa; các thể chế hỗ trợ của chính quyền địa phương cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D.

2.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Trước khi xem xét các yếu tố bên ngồi (mơi trường chính sách của nhà nước) ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp, cần làm rõ bản chất của sự hỗ trợ từ phía nhà nước (hỗ trợ cơng) cho hoạt động R&D của doanh nghiệp.

Chính phủ các quốc gia trên thế giới có thể khuyến khích R&D theo nhiều cách khác nhau, nhưng hai loại công cụ nổi bật nhất được các quốc gia sử dụng: Hỗ trợ vốn trực tiếp, như trợ cấp (subsidies), cho vay (loans), tài trợ (grants) và biện pháp hỗ trợ thơng qua cơng cụ thuế (khấu trừ thuế, tín dụng thuế hoặc tương tự). Dưới đây là những giải thích.

Thứ nhất, khiếm khuyết hệ thống:

Như vừa phân tích ở trên, đổi mới không phải là một q trình tuyến tính từ nghiên cứu đến thị trường mà là một hệ thống phức tạp. Hệ thống đổi mới là một tập hợp các thể chế tương tác với nhau với các chức năng sản xuất, thông tin và lưu trữ tất cả các nhân tố tri thức đặc biệt địi hỏi trong q trình đổi mới (Lundvall, 2004;

Freeman, 1987; Lundvall, 1988; Nelson, 1993; Edquist, 1997; Dosi, 1982). Bởi vì hệ

thống được hình thành từ những yếu tố và do có tương tác giữa các yếu tố nên sự khiếm khuyết hệ thống sẽ xuất hiện. Một sự khiếm khuyết hệ thống phát sinh bất kỳ lúc nào khi việc tiếp cận đến tri thức cần thiết bị ngăn cản hoặc là do tổ chức sản xuất ra tri thức hay tiếp cận đến tri thức đó bị thất bại hoặc là những liên kết thông tin ý tưởng giữa các tổ chức tương ứng thất lạc hay hoạt động không hiệu quả (Gustafsson

& Autio, 2011). Như vậy chính sách đổi mới trở thành quan trọng trong việc thiết kế

thể chế, trong việc xây dựng năng lực xã hội thích hợp để hiện thực hố tiềm năng cho phát triển. Rõ ràng doanh nghiệp là nhân tố then chốt (trực tiếp hay gián tiếp) thơng qua vai trị của mình như thành tố trung tâm của hệ thống đổi mới.

Thứ hai, khiếm khuyết thị trường:

Nhiều tác giả tin rằng việc sản xuất và truyền bá/ phổ biến tri thức thể hiện một loạt khiếm khuyết thị trường và những khiếm khuyết này có thể làm suy yếu các ưu đãi để đầu tư vào R&D và giới thiệu các đổi mới/ sáng chế. Tri thức là một hàng hóa cơng và sự sản xuất ra nó (R&D) chịu những nguồn khiếm khuyết thị trường (tính khơng thể phân chia, tính không chắc chắn, v.v.) và như vậy, doanh nghiệp có xu hướng đầu tư dưới ngưỡng vào R&D bởi vì tỷ lệ lợi ích doanh nghiệp trong các vụ đầu tư R&D có xu hướng thấp hơn so với lợi ích xã hội. Đầu tư R&D doanh nghiệp không phải là tối ưu từ quan điểm xã hội bởi vì lợi ích xã hội cao hơn so với lợi ích doanh nghiệp và do đó khơng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào R&D (David &

cs., 2000; González & Pazáo, 2008; Guellec & van Pottelsberghe de la Potterie, 2000; Knoll, 2003; OECD, 2002b; Takalo & cs., 2013; Van Pottelsberghe & cs., 2003).

Từ những nghiên cứu về đổi mới và chính sách đổi mới, một số nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết trong việc sản xuất và sử dụng tri thức (Carvalho, 2011), đó là: (i) tính khơng chắc chắn và rủi ro trong hoạt động R&D; (ii) sự thất bại trong thực hiện đổi mới và tri thức mới một cách hiệu quả; (iii) những sai lệch thông tin trong nền kinh tế; (iv) sự thất bại trong việc hiện thực hoá giá trị của tri thức đối với tăng trưởng kinh tế; (v) sự đánh giá không đúng mức về công nghệ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai nguyên nhân đầu có thể thấy rõ qua hành vi của các doanh nghiệp đối với R&D. Thứ nhất, các DNNVV với nguồn lực hạn chế hoặc là khơng mặn mà hoặc là đầu tư ít hơn vào R&D so với các doanh nghiệp lớn. Thứ hai, nhận thức của các

doanh nghiệp về tính chất hàng hố cơng của tri thức. Các doanh nghiệp cho rằng tri thức là một hàng hố cơng, có thể ―lan toả‖ đến mọi doanh nghiệp và do vậy họ không cần đầu tư và dẫn đến mức đầu tư vào R&D dưới ―ngưỡng‖ cần thiết. Nguyên nhân thứ ba đó là sự khác nhau lớn về thơng tin giữa nhà sáng chế (inventor) và nhà đầu tư (investor). Điều này là dễ hiểu bởi vì những giao dịch thị trường hiệu quả phụ thuộc vào quyền sở hữu của tài sản giao dịch. Nguyên nhân thứ tư là tính khơng chắc chắn về lợi ích, sự cơng bố tri thức mới của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp cạnh tranh về cơng nghệ mới thì chiến lược của họ thường ngăn cản sự phổ biến tri

thức, do đó đem đến cho họ một lợi thế so với các doanh nghiệp khác. Nguyên nhân cuối cùng liên quan đến triển vọng xã hội và đến lợi ích xuất phát từ những hàng hoá và dịch vụ nhất định mà những lợi ích này khơng được thừa nhận để chúng có thể hoặc là phát triển hoặc là báo hiệu cho thị trường (Alessandri & Pattit, 2014).

Để giải quyết vấn đề khiếm khuyết thị trường, chính phủ có thể đưa ra nhiều biệp pháp chính sách khuyến khích khác nhau đối với việc sản xuất và sử dụng tri thức, tăng cường lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội như: hình thành hệ thống SHTT thích hợp để cơng nhận những người sản xuất tri thức về những chi phí cho việc khám phá và phổ biến tri thức cũng như tăng cường kho tàng tri thức của nhân loại; hỗ trợ đầu tư vào R&D thông qua tài trợ trực tiếp hoặc các công cụ tài chính khác (thuế khóa); hình thành các loại ―tổ chức R&D đặc biệt‖ để tăng cường khả năng tiếp cận đến tri thức mới cho doanh nghiệp; hỗ trợ các viện R&D, trường đại học để khám phá tri thức khoa học mới.

Như vậy chính phủ có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy R&D và đổi mới của doanh nghiệp. Vấn đề này đã được nhiều tác giả phân tích (Einiư, 2009;

Feldman & Kelley, 2006; Hall & Van Reenen, 2000; Klette & cs., 2000; Koga, 2005; Li, 2010 ; Mani, 2000 ; Nagano, 2006 ; Paff, 2004; Ӧzҫelik & Taymaz, 2008).

Lý do cơ bản đằng sau sự hỗ trợ công cho R&D của doanh nghiệp dựa trên các lý thuyết về sự thay đổi kỹ thuật, năng lực hấp thu của doanh nghiệp, hiệu ứng lan tỏa từ các hoạt động R&D và hệ thống đổi mới quốc gia. Các chính sách dựa trên sự thừa nhận vai trò của R&D đối với doanh nghiệp, lợi thế của doanh nghiệp khi có một nền tảng R&D vững chắc (Veltri & cs., 2009).

Một trong những chính sách cơng được nhiều quốc gia phát triển sử dụng đó là ưu đãi thuế đối với hoạt động R&D. Ưu đãi thuế đối với hoạt động R&D cho thấy sự ―không phân biệt đối xử‖ và cung cấp cho doanh nghiệp ―tính độc lập tối đa‖ so với các hình thức khuyến khích khác (Leyden & Link, 1993; OECD, 2002b; 2008).

Doanh nghiệp đầu tư vào R&D để tạo ra đổi mới và để phát triển năng lực hấp thu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực hiện R&D có khả năng sử dụng thơng tin từ bên ngồi tốt hơn (Cohen & Levinthal, 1990). Một khía cạnh quan trọng khác của R&D là hiệu ứng lan tỏa, có nghĩa là, những lợi ích mà kết quả nghiên cứu của

doanh nghiệp có thể là đầu vào đối với các doanh nghiệp hay ngành cơng nghiệp khác và các lợi ích xã hội có thể tích luỹ từ đó. Nghiên cứu về lợi ích R&D ở mức độ ngành, quốc gia đã chỉ ra lợi ích xã hội đáng kể. Phần dưới đây chỉ ra các loại chính sách ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp, cụ thể:

1) Chính sách hỗ trợ vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp

Đây có thể xem là một trong những chính sách quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Điều này là dễ hiểu bởi một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng nhất của hoạt động R&D là vốn. Điều này đặc biệt đúng đối với doanh nghiệp tại các nước đang phát triển khi mà nguồn lực đầu tư cho R&D của doanh nghiệp hạn chế thì sự hỗ trợ vốn của nhà nước cho hoạt động này là cần thiết.

2) Chính sách thuế đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp

Thuế là một cơng cụ tài chính hữu hiệu để khuyến khích hoạt động R&D. Bảng

2.3. chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của khuyến khích thuế (tax incentives) so với hỗ

trợ vốn (trực tiếp) cho hoạt động R&D của doanh nghiệp.

3) Chính sách phát triển nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp

Cùng với vốn, nhân lực là chỉ số nguồn lực đầu vào cho hoạt động R&D, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Chính sách phát triển nhân lực R&D cho doanh nghiệp ở đây bao gồm chính sách đào tạo nhân lực R&D, chính sách tuyển dụng, sử dụng (gồm cả lưu chuyển) nhân lực R&D, chính sách lương bổng, khuyến khích nhân lực R&D, v.v.

4) Chính sách đối với phương tiện, máy móc, trang thiết bị phục vụ R&D của doanh nghiệp

Máy móc, trang thiết bị với tư cách là nguồn lực đầu vào và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Do đó chính sách của nhà nước đối với phương tiện, máy móc, trang thiết bị có ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng đối với các DNNVV bởi vì nhiều loại máy móc, trang thiết bị phục vụ các hoạt động R&D rất đắt tiền và tốc độ hao mịn vơ hình cao. Mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 62 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)