CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4.1. Giải pháp chính sách từ phía nhà nước
4.1.1.3. Khuyến khích, hỗ trợ tài chính khác
- Xem xét, bổ sung ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI hình thành các trung tâm R&D của doanh nghiệp tại Việt Nam (kinh nghiệm của Bra-xin và Ấn Độ khá thành công trong việc thu hút các trung tâm R&D của các tập đoàn đa/ xuyên quốc gia nước ngoài thành lập và hoạt động tại nước mình).
- Xem xét phương thức hỗ trợ doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động R&D dựa trên cơ sở là kết quả R&D do doanh nghiệp thực hiện, hoặc phối hợp thực hiện (thay vì phương thức truyền thống trên cơ sở thuyết minh đề tài/ dự án được duyệt theo kỳ kế hoạch).
- Cho vay ưu đãi để nhập khẩu các công nghệ nguồn, công nghệ cao trong nước chưa sản xuất được (thông qua mua pa-tăng, li-xăng,…) thuộc các lĩnh vực ưu tiên, thuê chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước trong việc nhập, CGCN nước ngoài.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận các công nghệ trong nước thông qua hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp mua bản quyền, trả phí CGCN, thuê chuyên gia trong và ngồi nước, đào tạo nâng cao trình độ cơng nghệ.
- Khuyến khích doanh nghiệp liên doanh, cùng góp vốn với các tổ chức KH&CN thành lập doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới.
- Khi xây dựng danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi ODA, cần bổ sung danh mục các dự án liên quan tới hỗ trợ ODA cho doanh nghiệp đầu tư vào R&D và đổi mới.
- Nâng cao nhận thức và sự ―thơng cảm‖ của các cơ quan tài chính, thuế khóa đối với hoạt động R&D và ĐMCN của doanh nghiệp và coi những hoạt động này là mục tiêu chung của toàn xã hội chứ khơng phải coi đó là hoạt động của riêng bản thân doanh nghiệp.
- Để khuyến khích hợp tác giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp cần xây dựng chính sách tường minh về chia sẻ lợi ích, thuế thích hợp đối với doanh thu từ việc bán, chuyển giao các kết quả nghiên cứu xuất phát từ sự hợp tác R&D giữa viện nghiên cứu/ trường đại học và doanh nghiệp.