CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4.1. Giải pháp chính sách từ phía nhà nước
4.1.1.1. Đa dạng hóa nguồn đầu tư tài chính cho R&D
Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới đã chứng minh, chi phí để thực hiện hoạt động R&D của doanh nghiệp là rất lớn. Điều này xuất phát từ nhu cầu kinh phí phục vụ hoạt động R&D (kinh phí nhân lực R&D; máy móc, trang thiết bị và phịng thí nghiệm;...) ngày một tăng. Sự thiếu hụt tài chính của doanh nghiệp gây căng thẳng đối với doanh nghiệp trong việc nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng địi hỏi ngày càng cao của thị trường, chính vì thế buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn đầu tư tài chính mới cho hoạt động R&D của mình. Các giải pháp đa dạng hóa nguồn tài chính cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào hoạt động R&D có thể là:
- Khuyến khích doanh nghiệp tận dụng tối đa sự hỗ trợ của nhà nước về vốn cho hoạt động R&D thơng qua các chương trình, quỹ đang được vận hành (các chương
trình KH&CN của nhà nước; Quỹ phát triển KH&CN, Quỹ đổi mới cơng nghệ, chương trình sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia và một số chương trình khác).
- Hồn thiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, cụ thể:
+ Thay đổi quy trình và thủ tục hỗ trợ tài chính cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp.
+ Thống nhất các nội dung chi của Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp trong các văn bản chính sách. Xác định cụ thể đối tượng thuộc nội dung chi của Quỹ, từ phát triển nguồn lực R&D cho doanh nghiệp, thực hiện hoạt động R&D đến phát
triển kết quả R&D của doanh nghiệp. Sẽ là không hợp lý khi doanh nghiệp khơng được phép cấp kinh phí từ Quỹ cho các hoạt động nghiên cứu, phục vụ nghiên cứu và chuyển giao kết quả R&D ở nước ngoài. Đặc biệt, nên loại bỏ các quy định kiểu can thiệp quan liêu vào quy trình quản lý Quỹ.
+ Doanh nghiệp cần được toàn quyền chủ động và linh hoạt cấp kinh phí cho mọi đề tài, dự án nghiên cứu và hoạt động KH&CN nào mà mình thấy cần thiết và khơng thuộc phạm vi hoạt động bị cấm bởi pháp luật có liên quan, hồn tồn khơng cần phải thông qua bất kỳ một sự cho phép nào của cơ quan quản lý nhà nước. Đề tài, dự án KH&CN, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hố sản xuất của doanh nghiệp cũng khơng cần phải được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận hoặc phê duyệt, mà chỉ cần doanh nghiệp làm đủ thủ tục đăng ký và báo cáo theo mẫu quy định, cũng như có đủ chứng từ tự ghi về thủ tục xét duyệt, nghiệm thu, có thể có hay khơng có hội đồng đánh giá đầu vào, hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả đầu ra.
+ Không tư duy quản lý Quỹ kiểu áp đặt máy móc và mơ phỏng như quản lý nhà nước đối với chi NSNN cho KH&CN nói chung.
+ Thay đổi chính sách kiểm tra, giám sát chi tiêu hợp pháp của Quỹ quy định tại Thông tư số 123/2012/TT-BTC về thuế TNDN và Thông tư số 78/2014/TT-BTC về thuế TNDN (chỉ chấp nhận khoản chi sử dụng cho đầu tư NCKH&PTCN của doanh nghiệp tại Việt Nam là khoản chi hợp pháp). Ngồi ra, quy định về hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ cũng làm khó doanh nghiệp. Do đó, chỉ nên thu hồi thuế TNDN hoặc buộc xuất toán những khoản chi của Quỹ nào không sử dụng đúng mục đích, cịn dùng không hết sau 5 năm vẫn được kết dư như một khoản tiết kiệm, tích lũy dài hạn của doanh nghiệp. Điều này là cần thiết để tránh việc doanh nghiệp buộc phải biến báo làm giả chứng từ, hoặc cố chi hết cho những mục tiêu chưa cần thiết, trong khi thiếu vốn tích lũy chi cho những hoạt động KH&CN dài hạn, đòi hỏi vốn lớn và nhiều rủi ro hơn.
+ Khuyến khích mở rộng sự phối hợp trong vận hành giữa các loại quỹ KH&CN của doanh nghiệp, quốc gia và địa phương. Sự cần thiết phải tăng cường phối hợp hoạt động giữa các loại quỹ này là do sự hạn chế của mỗi loại quỹ cả về quy mô
nguồn vốn (nhất là DNNVV); tính chất và phạm vi hoạt động, v.v.; đồng thời, cịn do tính đa dạng và gắn kết, bổ sung và thống nhất về mục tiêu chung với nhau trong các hoạt động KH&CN, dù cấp quốc gia hay địa phương và doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các quỹ cần được mở rộng và thông qua nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, như: Cùng tài trợ và chia sẻ lợi ích cho một hoạt động KH&CN của doanh nghiệp, địa phương hay ngành; Tài trợ để tiếp tục đưa kết quả nghiên cứu từ nguồn quỹ quốc gia hay địa phương vào thử nghiệm và thực tiễn SX-KD của doanh nghiệp; Tài trợ để thực hiên các đăng ký bản quyền, thương mại hóa và quốc tế hóa, cũng như bảo hộ trong tranh chấp các kết quả R&D của doanh nghiệp.
- Khuyến khích doanh nghiệp tận dụng triệt để nguồn vốn từ một số chương trình, dự án và nhiệm vụ KH&CN hợp tác với nước ngồi.
- Xây dựng chương trình hỗ trợ R&D doanh nghiệp cho các loại đối tượng doanh nghiệp khác nhau (quy mô, ngành, mức độ xây dựng năng lực cơng nghệ của doanh nghiệp,…) từ đó có cách thức hỗ trợ khác nhau. Chẳng hạn các loại chương trình tài trợ cho R&D nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về cơng nghệ để khuyến khích họ đầu tư vào R&D; chương trình cơng nghệ cho tăng trưởng doanh nghiệp nhằm vào các doanh nghiệp đã có một mức độ nhất định về năng lực công nghệ và tài trợ cho các doanh nghiệp này nâng cao năng lực công nghệ của mình lên mức độ cao hơn; chương trình cơng nghệ nhằm vào các doanh nghiệp đã hoạt động trong các thị trường công nghệ cao.
- Xây dựng chương trình tài trợ, các tổ chức phù hợp, tạo điều kiện hợp tác nghiên cứu giữa khu vực viện R&D, trường đại học và doanh nghiệp dưới nhiều hình thức tài trợ, hình thức hợp tác khác nhau.
- Xây dựng chương trình hình thành ―mạng lưới‖ các tổ chức, cá nhân, nhà khoa học, công nghệ từ các viện nghiên cứu/ trường đại học để giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp cần.
- Đơn giản hóa điều kiện, thủ tục khi doanh nghiệp ―xin‖ hỗ trợ từ nguồn vốn NSNN cho hoạt động R&D của doanh nghiệp.