Cơ cấu các nguồn tài chính (%) đầu tư cho R&D của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 86)

Cơ cấu nguồn 2012 2013 2014

Tổng cộng (100%) (100%) (100%)

1. Nguồn tự có của doanh nghiệp (91,1%) (93,2%) (88,4%) 2. Tài trợ từ các chương trình,

quỹ của nhà nước

0 0 0

3. Nguồn vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng

0 0 0

Bảng 3.4. cho thấy, cơ cấu nguồn tài chính đầu tư cho R&D của doanh nghiệp hầu như khơng có sự thay đổi, vẫn chủ yếu từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.

Như vậy có thể nói rằng mức kinh phí đầu tư cho R&D của doanh nghiệp vẫn chưa đủ để đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động tự tạo công nghệ phục vụ cho nhu cầu của chính doanh nghiệp. Đặc biệt, hệ thống các chương trình tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động R&D và ĐMCN từ nhà nước hoặc chưa đến được doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khó tiếp cận được. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành cơng nghiệp thực phẩm nói riêng.

Bảng 3.5. Chi cho R&D và thu nạp cơng nghệ từ bên ngồi doanh nghiệp

Cơ cấu chi (% doanh thu) 2012 2013 2014

1. Chi R&D (0,15%) (0,24%) (0,17%)

3. Chi thu nạp cơng nghệ từ bên ngồi

(0,06%) (0,09%) (0,12%)

Có thể nói kinh phí dành cho hoạt động R&D và thu nạp công nghệ từ bên ngoài doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh năng lực R&D của doanh nghiệp như thế nào? Tuy nhiên, trong cơ cấu chi (Bảng 3.5) chỉ ra mức kinh phí (của những doanh nghiệp trả lời) dành hoạt động R&D và thu nạp cơng nghệ bên ngồi chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với doanh thu (dao động khoảng 0,2-0,3% doanh thu).

Về kinh phí dành cho R&D dưới dạng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp: Số liệu điều tra cho thấy, trong số 86 doanh nghiệp chỉ có 05 doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp (chiếm 5,8% số doanh nghiệp). Con số này phản ánh thực trạng rằng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành cơng nghiệp thực phẩm nói riêng khơng mấy mặn mà với quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

iii) Cơ sở vật chất và thông tin KH&CN phục vụ R&D của doanh nghiệp

Như phần trên đã đề cập vì các doanh nghiệp trong Ngành chưa quan tâm nhiều đến hoạt động R&D cho nên hầu hết các doanh nghiệp (chỉ có 13/86 doanh nghiệp đề cập) không đề cập đến vấn đề cơ sở vật chất, máy móc, phương tiện thí nghiệm phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp cũng như thực trạng tiếp cận thông tin KH&CN

trong và ngoài nước (kênh nào, bằng cách nào, v.v.) phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp.

iv) Kết quả hoạt động R&D của doanh nghiệp

 Kết quả hoạt động R&D nói chung

Hoạt động R&D trong các doanh nghiệp được thể hiện trên các phương diện: số lượng các đề tài, dự án nghiên cứu; số lượng sản phẩm mới/ được cải tiến; qui trình cơng nghệ mới/ được cải tiến; số đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích; tiền thu được từ các hợp đồng bán hoặc chuyển giao công nghệ. Kết quả hoạt động R&D trung bình của các doanh nghiệp trong 03 năm (2012-14) được chỉ ra tại

Bảng 3.6 sau:

Bảng 3.6. Kết quả hoạt động trung bình tính cho 01 doanh nghiệp

Kết quả 2012 2013 2014

1. Đề tài, dự án nghiên cứu 0,73 0,54 0,8

2. Sản phẩm mới/ được cải tiến 2,34 2,12 2,13

3. Qui trình cơng nghệ mới/ được cải tiến

0,84 0,78 0,66

4. Đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích

0,023 0,035 0,035

5. Tiền thu được từ các hợp đồng bán hoặc chuyển giao công nghệ (tỷ đồng)

Không thể hiện Không thể hiện Không thể hiện

Về đề tài, dự án nghiên cứu: Kết quả hoạt động hoạt động R&D trong doanh nghiệp dưới hình thức đề tài, dự án nghiên cứu chưa cho thấy sự phát triển và hầu như rất nhỏ. Có một số đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp hướng vào sử dụng hợp lý tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập ngoại, chế tạo và cải tiến một số máy móc, thiết bị công nghệ phục vụ SX-KD của doanh nghiệp. Chỉ có một số doanh nghiệp trong ngành sữa, bánh kẹo tiến hành hoạt động nghiên cứu, SXTN sản phẩm mới. Hầu như khơng có đề tài, dự án nào nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học cũng như những ứng dụng thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động trong SX-KD của doanh nghiệp.

Về sản phẩm/ qui trình mới hoặc được cải tiến: Kết quả chỉ ra rằng trong 3 năm

qua số lượng các sản phẩm/qui trình cơng nghệ mới, sản phẩm/qui trình cơng nghệ được cải tiến của doanh nghiệp khơng có sự thay đổi nhiều và ở mức độ khiêm tốn. Bình qn 1 doanh nghiệp có khoảng trên 2 sản phẩm mới hoặc được cải tiến, 1 quy

trình mới hoặc qui trình được cải tiến và số lượng này hầu như thuộc các doanh nghiệp lĩnh vực sữa, bánh, kẹo và bột dinh dưỡng.

Về SHTT: số liệu về đối tượng sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp (đặc biệt

dưới hình thức đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích) ở mức rất thấp (khoảng 0,02-0,03 cho một doanh nghiệp). Loại hình bảo hộ SHTT của doanh nghiệp mới chú trọng đến việc đăng ký nhãn hiệu. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với số liệu tại Bảng 3.2 trên đây và số liệu của VCCI về thực trạng đăng ký bảo vệ quyền SHTT của doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Số liệu cho thấy trong các đối tượng SHCN thì có tới 84% số đơn đăng ký về nhãn hiệu hàng hóa, số đơn đăng ký sáng chế chiếm 9%, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chiếm 6% và đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích chiếm 1%. Như vậy có thể nói rằng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành cơng nghiệp thực phẩm nói riêng chưa tập trung nghiên cứu đưa ra được nhiều sản phẩm hay qui trình mới có thể đăng ký bảo hộ SHTT.

Hợp tác, liên kết hoạt động R&D: hợp tác, liên kết hoạt động R&D ở đây bao gồm các kênh chuyển giao trực tiếp hoặc gián tiếp, chính thức hoặc phi chính thức, theo tổ chức hoặc cá nhân. Đa số doanh nghiệp trả lời có rất ít hợp tác, liên kết trong hoạt động R&D với viện R&D, trường đại học và doanh nghiệp bên ngoài. Chỉ có một số doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến sữa, bánh kẹo là có hợp tác với viện R&D, trường đại học và doanh nghiệp bên ngồi. Điển hình như: Cơng ty Vinamilk hợp tác nghiên cứu với Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam trong nghiên cứu lâm sàng, nghiên cứu tạo sản phẩm mới, hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài như Thụy Sĩ, Đan Mạch để nghiên cứu và ứng dụng khoa học dinh dưỡng phát triển những sản phẩm dinh dưỡng đặc thù cho những đối tượng sử dụng khác nhau; Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô hợp tác với Sài Gịn Vewong (Cơng ty có vốn đầu tư của Đài Loan), đơn vị gắn liền với thương hiệu mì A-One nghiên cứu tạo ra ngành hàng mới (ngành hàng nước chấm và gia vị) mang thương hiệu Kinh Đô; Công ty Phạm Nguyên hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo với khoa Công nghệ Thực phẩm (Đại học cơng nghiệp thực phẩm TP.Hồ Chí Minh) và một số viện R&D, trường đại học khác của Việt Nam.

Với thực trạng doanh nghiệp Việt Nam (ít thực hiện hoạt động R&D nội tại; đa số nhập cơng nghệ dưới hình thức máy móc thiết bị, CGCN từ nước ngoài hoặc liên doanh với các đối tác nước ngồi), căn cứ vào mơ hình đổi mới động được mơ tả tại Chương 2 (Hình 2.4) có thể lý giải: trong doanh nghiệp Việt Nam thì tri thức trên cơ sở thực hiện hoạt động R&D nội tại doanh nghiệp ít được tạo ra, hầu như khơng được lưu chuyển, kết hợp và tích lũy và từ đó dẫn đến năng lực R&D không được phát triển theo vịng xốy ốc CECI. Cũng chính vì điều này mà năng lực đổi mới và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong ngành không cao. Điều này cũng đúng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

3) Hoạt động R&D qua đánh giá theo thang điểm 5 của doanh nghiệp

 Lý do mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D hay khơng

Bảng 3.7. Lý do chính mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D

Lý do chính N Mức độ quan trọng

1. Nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm đang có

15

2. Nhằm tạo ra qui trình cơng nghệ mới hoặc cải tiến qui trình cơng nghệ đang có

15

3. Nhằm thay thế mua hoặc nhập công nghệ 11

4. Làm chủ, cải tiến và đổi mới công nghệ mua/ cơng nghệ nhập từ bên ngồi

11

5. Đưa ra các giải pháp tối ưu về nguyên vật liệu/ năng lượng

11

6. Đáp ứng những quy định, tiêu chuẩn,… của quốc gia và quốc tế về sản phẩm, công nghệ

0

7. Tăng hợp tác với bên ngoài (nhà cung ứng, khách hàng, viện R&D, trường đại học)

8

8. Mở rộng thị trường hoặc tăng thị phần 12

9. Bắt đầu hoặc tăng cường xuất khẩu 6

10. Đáp ứng đòi hỏi của khách hàng, thị trường 12

11. Thuần túy nghiên cứu (tăng tri thức cho doanh nghiệp, tăng

vị thế của doanh nghiệp khi đàm phán mua, bán hoặc CGCN) 0

12. Chi phí đầu tư cho R&D của doanh nghiệp khơng lớn so với lợi ích mang lại

7

13. Nhằm huy động chất xám của nhân lực trong doanh nghiệp

12

14. Duy trì/ cải thiện hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp

15

15. Tính đặc thù của ngành/ sản phẩm của doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư cho hoạt động R&D

7

Thực tế cho thấy việc doanh nghiệp tiến hành R&D được giải thích bởi nhiều lý do khác nhau. Các bảng minh họa ý kiến của doanh nghiệp về lý do chính mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D (Bảng 3.7) và lý do chính mà doanh nghiệp khơng thực hiện hoạt động R&D (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Lý do chính mà doanh nghiệp không thực hiện hoạt động R&D

Lý do chính N Mức độ quan trọng

1. Tính phức tạp cao của R&D 37

2. Doanh nghiệp không đủ năng lực R&D và nguồn lực (vốn, nhân sự, thiết bị, v.v)

56

3. Tính tốn chi phí – lợi ích 46

4. Tập trung đáp ứng nhanh đòi hỏi của thị trường (cần đưa SP/ dịch vụ ra thị trường nhanh)

50

5. Không tin vào hiệu quả R&D mang lại 43

6. Đã tiến hành trước đây nhưng không hiệu quả 0

7. Khơng có áp lực cạnh tranh 21

8. Không muốn mạo hiểm, rủi ro 43

9. Chưa có chiến lược phát triển R&D, phát triển công nghệ

55

10. Muốn học hỏi cơng nghệ từ bên ngồi 23

11. Khó khăn huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngồi

34

12. Quy mơ doanh nghiệp nhỏ 40

13. Khó khăn liên quan đến sở hữu của doanh nghiệp 16

14. Chính sách của nhà nước khơng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư R&D

45

15. Thiếu dịch vụ trung gian, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động R&D

17

Ghi chú: 1-Ít quan trọng; 5-Rất quan trọng; mean ± stdev

Kết quả tại Bảng 3.7 cho thấy doanh nghiệp đồng ý rất cao với các lý do mà

doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D: nhằm đổi mới sản phẩm hoặc cải tiến sản phẩm đang có; tạo qui trình cơng nghệ mới hoặc cải tiến cơng nghệ đang có; làm chủ, cải tiến và đổi mới công nghệ mua/ công nghệ nhập từ bên ngoài; đưa ra các giải pháp tối ưu về nguyên vật liệu/ năng lượng; đáp ứng đòi hỏi của khách hàng, thị trường. Một số lý do như: mở rộng thị trường hoặc tăng thị phần; đáp ứng đòi hỏi của

duy trì/ cải thiện hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp thì các doanh nghiệp đánh giá mức độ quan trọng thấp hơn. Kết quả từ kiểm định t-test cho thấy mức độ quan trọng trung bình của các lý do này đều lớn hơn 3 ở mức ý nghĩa 95%. Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis cũng cho kết quả tương tự (xem Phụ lục 3).

Kết quả tại Bảng 3.8 cho thấy doanh nghiệp đồng ý rất cao với các lý do mà

doanh nghiệp không thực hiện hoạt động R&D: tính phức tạp cao của hoạt động R&D; doanh nghiệp không đủ năng lực R&D và nguồn lực (vốn, nhân sự, thiết bị, v.v); tính tốn chi phí – lợi ích; chưa có chiến lược phát triển R&D, phát triển cơng nghệ; khó khăn huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngồi; chính sách của nhà nước khơng khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư R&D. Kết quả kiểm định t-test cho thấy mức độ quan trọng trung bình của các lý do này đều lớn hơn 3 ở mức ý nghĩa 95%. Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis cũng cho kết quả tương tự (xem Phụ lục 3).

Thơng tin trên cho thấy có sự hạn chế nhất định trong việc đầu tư cho R&D ở các doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam. Điều này phản ánh một thực tế về sự quan tâm (thể hiện dưới hình thức đầu tư) cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Nguồn chi của các doanh nghiệp cho hoạt động R&D chỉ là những khoản chi hạn hẹp, được gọi là các khoản chi cho đề tài, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,… Từ số liệu điều tra mẫu thì trong số 17 doanh nghiệp có đầu tư cho hoạt động R&D thì mức chi bình quân cho R&D trong giai đoạn 2012-14 cũng chỉ đạt 0,18% doanh thu.

Những hạn chế trên có nhiều lý do, ngồi ngun nhân từ chính bản thân doanh nghiệp Việt Nam: doanh nghiệp không đủ năng lực R&D và nguồn lực (vốn, nhân lực, thiết bị, v.v); tính tốn chi phí – lợi ích (tiết kiệm chi phí, phân bổ nguồn lực có hạn vào các cơ hội khác hiệu quả hơn); doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển R&D; thì cịn có ngun nhân rất quan trọng đến từ phía chính sách của Nhà nước, chẳng hạn các chính sách khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư cho R&D. Vấn đề các chính sách của nhà nước đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam được phân tích kỹ trong phần thứ hai của chương này.

Dưới đây chỉ ra đánh giá của các doanh nghiệp về ảnh hưởng của R&D đối với doanh nghiệp thời gian qua (Bảng 3.9) và trong thời gian tới (có so sánh với nhóm doanh nghiệp khơng thực hiện R&D) (Bảng 3.10).

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của R&D đối với doanh nghiệp thời gian qua

Nội dung ảnh hưởng N Mức độ

1. Năng lực đổi mới và công nghệ của doanh nghiệp 16

2. Vị thế của doanh nghiệp 15

3. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp 15

4. Kết quả hoạt động chung (doanh thu, lợi nhuận,…) của doanh nghiệp

15

Ghi chú: 1-Ít ảnh hưởng; 5-Rất ảnh hưởng; mean ± stdev.

Bảng 3.9 cho thấy doanh nghiệp đánh giá R&D ảnh hưởng rất mạnh đến năng lực đổi mới và công nghệ của doanh nghiệp. Trong khi đó, kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp cũng được đánh giá là tăng nhưng không nhiều. Vị thế và tính cạnh tranh của doanh nghiệp được các doanh nghiệp nhìn nhận là khơng tăng. Kết quả từ kiểm định t-test và Kruskal-Wallis minh chứng cho điều này (xem Phụ lục 3).

Bảng 3.10. Ảnh hưởng lâu dài của R&D đối với doanh nghiệp

Nội dung ảnh hưởng N1

N2

Mức độ

1. Năng lực đổi mới và công nghệ của doanh nghiệp

16 48

2. Vị thế của doanh nghiệp

15 46

3. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp

15 53

4. Kết quả hoạt động chung (doanh thu, lợi

nhuận,…) của doanh nghiệp 15

41

Ghi chú: 1-Ít ảnh hưởng; 5-Rất ảnh hưởng; mean ± stdev.

- thanh trên nhóm doanh nghiệp có hoạt động R&D; thanh dưới nhóm doanh nghiệp khơng hoạt động R&D. - chữ cái cùng nhau (a/ a) không chỉ ra sự khác nhau, chữ cái khác nhau (a và b) chỉ ra sự khác nhau ở mức ý nghĩa 95% giữa giữa doanh nghiệp có hoạt động R&D và khơng.

Bảng 3.10 chỉ ra đánh giá của 2 nhóm doanh nghiệp có hoạt động R&D và khơng hoạt động R&D về ảnh hưởng lâu dài (tầm quan trọng) của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp. Duy nhất chỉ có ảnh hưởng R&D lên vị thế doanh nghiệp là có sự khác

nhau giữa 2 nhóm (xem Phụ lục 3). Cả hai nhóm doanh nghiệp đều cơng nhận tầm quan trọng trong thời gian dài của hoạt động R&D trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)