Giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 140)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp

4.2.1. Xây dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp

Thực tế cho thấy, để thành công trong hoạt động R&D và đổi mới, căn cứ vào tình hình thực tế của mình, doanh nghiệp chủ động nghiên cứu thị trường để định hướng các hoạt động R&D và đổi mới phù hợp với yêu cầu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển bao gồm cả chiến lược R&D, chiến lược công nghệ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tạo công nghệ mới trong doanh nghiệp.

Với xu thế quốc tế hóa hoạt động R&D hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển hoạt động R&D cho riêng mình phù hợp với chiến lược phát

triển của doanh nghiệp nói chung và từ đó hình thành mơ hình tổ chức hoạt động R&D dưới hình thức đơn vị, nhóm R&D phù hợp để tối đa lợi ích từ việc đầu tư vào R&D. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, tiếp thu cơng nghệ từ các nguồn bên ngồi thì cũng địi hỏi doanh nghiệp có những nỗ lực R&D nhất định để hấp thu, đồng hoá và làm chủ công nghệ nhập một cách nhanh nhất. Đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu, sự tham gia vào thị trường nước ngồi sẽ gia tăng địi hỏi của doanh nghiệp về công nghệ và những yêu cầu khác dẫn đến doanh nghiệp phải đầu tư vào hoạt động R&D để đổi mới và cải tiến liên tục sản phẩm của mình nhằm đáp ứng với địi hỏi ngày càng cao của thị trường.

Để có thể tiến hành hoạt động R&D, doanh nghiệp có thể thực hiện một hoặc nhiều phương thức dưới đây:

- Thành lập các đơn vị R&D hoặc nhóm R&D độc lập trên phạm vi toàn cầu, tạo ra các công nghệ mới để thương mại hóa, tạo ra sản phẩm mới phục vụ thị trường đang có hoặc mở rộng thị trường hoặc sản phẩm mới cho thị trường mới hoặc với chức năng theo dõi, khai thác lợi thế cơng nghệ mới của nước ngồi/ đối thủ nước ngoài để rồi phát triển cơng nghệ cho riêng mình.

- Hợp tác, liên kết thực hiện các dự án R&D hoặc thuê các doanh nghiệp/ viện nghiên cứu/ trường đại học bên ngoài thực hiện dự án R&D.

- Thu nhận các trung tâm R&D của nước ngoài.

- Tuyển dụng nhân lực R&D nước ngồi phục vụ hoạt động R&D của mình. Cho dù theo đuổi chiến lược R&D nào thì doanh nghiệp đều có thể xây dựng mơ hình tổ chức hoạt động R&D rộng khắp như sau (Hình 4.1):

Doanh nghiệp

Liên minh, hợp tác R&D

Đối với việc tiếp nhận cơng nghệ bên ngồi, để hấp thụ hiệu quả cơng nghệ, cải tiến và thích nghi cơng nghệ phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể không thực hiện hoạt động in-house R&D. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng

cần đẩy mạnh hoạt động hợp tác NCKH với các viện nghiên cứu và trường đại học, triển khai công nghệ mới trong hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời quan tâm đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động R&D trong doanh nghiệp. Vấn đề kết hợp cả thu nạp cơng nghệ từ nguồn bên ngồi với hoạt động in-house R&D đã được tác giả giải thích tại Chương 2 (Hình 2.4) trong mơ hình đổi mới động theo vịng xốy CECI.

Trên cơ sở một số cơng trình nghiên cứu (Narula, 2001; Yoshikawa, 2003; Simatupang, 2006), thông qua thực tế tại Việt Nam, dưới đây (Hình 4.2) đề xuất

khung mẫu xây dựng chiến lược hoạt động R&D cho doanh nghiệp Việt Nam dựa trên một số tiêu chí quan trọng:

o Tầm quan trọng của cơng nghệ: tiêu chí này được hiểu là cơng nghệ mà doanh nghiệp mong muốn có được có tầm quan trọng chiến lược đối với năng lực lõi và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào? Như Chương 2 đã chỉ ra thì đối với cơng nghệ tạo năng lực lõi và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nên được tạo ra ngay tại doanh nghiệp thông qua các phương thức in-house R&D hoặc hợp tác R&D. Ngược lại thu nạp từ các kênh bên ngoài khác.

o Áp lực thời gian: tiêu chí này được hiểu là khoảng thời gian cần thiết mà doanh nghiệp mong muốn để có được cơng nghệ thích hợp. Chính vì vậy, khi khoảng thời gian dài, hay nói cách khác là áp lực thời gian nhỏ thì các phương thức như in- house R&D, hợp tác R&D, hợp đồng R&D có thể được thực hiện. Trong khi đó, khi

áp lực thời gian lớn thì các phương thức như nhận phép công nghệ (in-licensing), mua cơng nghệ trực tiếp có thể được thực hiện.

o Năng lực R&D: Tiêu chí này được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong hoạt động R&D, đặc biệt là khả năng huy động các nguồn lực cho hoạt động R&D. Năng lực R&D của doanh nghiệp mạnh chính là việc thực hiện hoạt động R&D cũng như hợp tác với đối tác bên ngồi để tạo cơng nghệ trong khoảng thời gian ngắn nhất, khả năng huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp tốt.

o Nguồn lực tài chính: Nếu doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp nên tạo công nghệ ngay tại doanh nghiệp (in-house R&D). Nếu nguồn lực tài chính khơng mạnh thì doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức tạo cơng nghệ thông qua hợp tác R&D với các đối tác bên ngồi.

Hình 4.2. Khung xây dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp 4.2.2. Các giải pháp khác 4.2.2. Các giải pháp khác

Để chiến lược phát triển R&D của doanh nghiệp có thể được xây dựng và thực hiện hiệu quả, doanh nghiệp Việt Nam nên có những giải pháp cụ thể sau:

- Từ phía lãnh đạo doanh nghiệp: Lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với chính bản thân doanh nghiệp đó là tăng khả năng đổi mới của doanh nghiệp, hình thành cơng nghệ lõi cho doanh nghiệp, tăng vị

Tầm quan trọng của công nghệ In-house R&D Hợp tác R&D Hợp đồng R&D Nhận phép (in-licensing) Mua trực tiếp Tuyển dụng nhân lực R&D

+ - Xác định nhu cầu công nghệ Áp lực thời gian Nhận phép (in-licensing) Mua trọn gói - + Tuyển dụng nhân lực R&D Xem xét năng lực R&D, nguồn tài chính và khả năng

tự chủ cơng nghệ

Xem xét năng lực R&D, nguồn tài chính và khả năng tự chủ công nghệ Hợp đồng R&D + Áp lực thời gian In-house R&D Hợp tác R&D -

Hợp tác R&D In-house R&D

+ - Nguồn lực tài chính Năng lực R&D In-house R&D Hợp tác R&D + - N/A

thế và giá trị của doanh nghiệp, là động lực cho phát triển bền vững của doanh nghiệp45. Khi lãnh đạo doanh nghiệp có nhận thức rõ về tầm quan trọng của R&D đối với doanh nghiệp thì lãnh đạo doanh nghiệp sẽ coi trọng hoạt động R&D và tìm mọi cách để phát triển hoạt động R&D trên cơ sở vừa tự nghiên cứu các công nghệ đặc thù riêng cho doanh nghiệp, vừa hợp tác tiếp cận cơng nghệ tiên tiến từ nước ngồi, trên cơ sở đó nội địa hố, cải tiến để có cơng nghệ thích hợp, sản phẩm có chất lượng cao và giá thành cạnh tranh.

- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: Xây dựng cơ cấu tổ chức mềm dẻo, linh hoạt, tạo điều kiện phối hợp giữa bộ phận thực hiện hoạt động R&D với các bộ phận khác. Áp dụng đa cơ chế để quản lý hoạt động đa dạng của doanh nghiệp gồm tất cả khâu trọng yếu của quá trình đổi mới, tăng cường hoạt động của tiểu ban điều hòa phối hợp với chức năng tư vấn nhằm dung hịa các lợi ích của các bên tham gia vào quá trình đổi mới với các thành viên từ tất cả các bộ phận của doanh nghiệp. Riêng đối với đơn vị R&D trong doanh nghiệp áp dụng hình thức tổ chức tự quyền nhằm phát huy tối đa yếu tố con người, sử dụng tối đa nguồn nhân lực hoạt động trong môi trường luôn biến động vô định của các vấn đề R&D. Nguồn lực cho hoạt động R&D này (tài chính, nhan lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, thông tin,…) họ có thể nhận được với các điều kiện ưu đãi mà ít bị ràng buộc một cách hành chính.

Riêng đối với một số doanh nghiệp lớn hiện có viện R&D trực thuộc, nhanh chóng điều chỉnh mối quan hệ giữa viện R&D với doanh nghiệp mẹ và các doanh nghiệp thành viên, từ chỗ đóng vai trị như ―người bán hàng có sẵn‖ chuyển sang ―phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp‖, đáp ứng những đòi hỏi thực tế của doanh nghiệp mẹ cũng như các doanh nghiệp thành viên; Tăng cường hoạt động ―đối thoại‖ với ―doanh nghiệp mẹ‖ và các doanh nghiệp thành viên để tìm hiểu nhu cầu thực tế, những vướng mắc của các doanh nghiệp để tháo gỡ, cung cấp những thông tin về R&D và ĐMCN liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà Viện là cơ quan hiễu rõ rất. Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ nhân lực R&D của viện R&D để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi trong tương lai của doanh nghiệp.

45 ―Nếu khơng có R&D, chúng ta mãi mãi là người đi sau, ln sau đối thủ ít nhất một bước‖ (Giám đốc Công ty Phạm Nguyên).

- Tăng nguồn lực tài chính đầu tư cho R&D của doanh nghiệp: Trong các doanh nghiệp đang hoạt động, nguồn tài chính đầu tư cho các dự án R&D, dự án phát triển công nghệ rất thấp và chủ yếu là nguồn tự có. Đa số doanh nghiệp đều cho rằng họ rất khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Lý do là các doanh nghiệp khơng có tài sản cố định để thế chấp, còn thế chấp bằng tài sản vơ hình (cơng nghệ và bí quyết kỹ thuật,…) thì doanh nghiệp hoặc có rất ít hoặc nhà nước chưa có một cơ chế rõ ràng về vấn đề này. Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp hiện có nguồn tài chính đầu tư cho R&D hạn chế, nhanh chóng tiếp cận các chương trình ưu đãi của nhà nước (cả trung ương và địa phương) khuyến khích doanh nghiệp đầu tư R&D và đổi mới cơng nghệ, tích cực hợp tác, xây dựng cơ chế hợp tác công tư với với viện R&D và trường đại học bên ngoài để thực hiện hoạt động R&D và đổi mới.

- Phát triển nhân lực phục vụ R&D của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp xây dựng chính sách riêng để khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân lực R&D của doanh nghiệp chuyên tâm phục vụ cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Không chỉ tạo dựng một mơi trường làm việc chun nghiệp, thân thiện và hịa đồng, doanh nghiệp nên xây dựng một chế độ đãi ngộ thỏa đáng phù hợp với năng lực của từng nhân viên R&D, khuyến khích mọi người phát huy tối đa khả năng của bản thân. Môi trường mềm dẻo linh hoạt, với các quan hệ con người đơn giản và tạo các cơ hội để sử dụng tiềm năng của nhân viên như là những nhân tố thành công then chốt của doanh nghiệp trong các hoạt động R&D và đổi mới. Hình thức văn hóa doanh nghiệp này là rất hiệu quả trong việc giảm thiểu vấn đề cứng nhắc vốn có của nhiều doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên xem ―công nghệ‖ là giá trị cốt lõi và xây dựng các cơ chế để khuyến khích hoạt động chia sẻ cơng nghệ trong tồn bộ doanh nghiệp. Với những giá trị cốt lõi này, lao động có chất lượng và trình độ cao trong doanh nghiệp được trang bị với tinh thần hoạt động nhóm và cởi mở trong hợp tác. Hệ thống trả lương dựa trên những phát kiến trong NCKH và phát triển công nghệ, nhấn mạnh các khuyến khích phi tài chính như khuyến khích đào tạo nâng cao trình độ trong và ngoài nước. Lãnh đạo doanh nghiệp tạo điều kiện tốt nhất có thể để các nhân viên công nghệ, nhân viên R&D yên tâm làm việc. Ngồi ra, doanh nghiệp có thể vận dụng các mức thưởng cụ thể khuyến khích cá nhân thực hiện các đề tài nghiên cứu và

phát triển sản phẩm mới như một số doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện rất hiệu quả trong việc khuyến khích nhân viên R&D: nếu đề tài thực hiện có hiệu quả, cá nhân thực hiện sẽ được hưởng một tỉ lệ phần trăm nhất định (chẳng hạn 30% lợi nhuận thu được của đề tài trong năm đầu và 20% trong năm tiếp theo hoặc khi đề tài được áp dụng vào SX-KD thì được hưởng 20% lợi nhuận, trong đó cá nhân chủ trì hưởng 10% và tập thể đơn vị R&D hưởng 10% trong 02 năm).

- Tăng cường hợp tác trong hoạt động R&D: hợp tác với viện R&D và trường đại học bên ngồi để có thể hình thành những ý tưởng mới, sáng chế mới và quan trọng hơn là bổ sung nguồn lực phục vụ cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Cụ thể:

Đối với viện R&D và trường đại học: Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các giảng viên có được nhiều ý tưởng mới, nhiều đề xuất mới từ thực tiễn cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo của mình; các cơng trình nghiên cứu có được một đội ngũ ―phụ tá‖ đông đảo và như vậy có năng lực thực hiện những dự án lớn, tầm cỡ; tạo động lực cho sinh viên, giúp sinh viên yêu thích nghề ―nghiên cứu‖; các doanh nghiệp là nguồn tài trợ bổ sung cho hoạt động của viện R&D và trường đại học và như vậy giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước dành cho KH&CN; các cơng trình nghiên cứu do doanh nghiệp tài trợ giúp các nghiên cứu viên, sinh viên tiếp xúc được với những vấn đề thực tiễn đang diễn ra; các nhà nghiên cứu có ―sân‖ để có thể triển khai, thử nghiệm những ý tưởng của mình; hiệu suốt sử dụng phương tiện, thiết bị trong các viện, trường được nâng cao; tạo cơ hội việc làm cho sinh viên; hình thành một số chương trình học bổng cho sinh viên; thúc đẩy tinh thần kinh doanh cho sinh viên; các chương trình giảng dạy, các bài giảng dựa nhiều vào kết quả nghiên cứu đang được thực hiện, các vấn đề giảng dạy dựa trên nhu cầu thực tiễn; các bài giảng được cập nhật thường xuyên, với nhiều bằng chứng sinh động dựa trên kết quả nghiên cứu; các sinh viên được tham gia vào các hoạt động thực hành theo các chủ đề nghiên cứu (learning by doing, learning by studying); tăng hiệu suốt sử dụng, chia sẻ phương tiện, thiết bị, thông tin; gia tăng số lượng và chất lượng các xuất bản phẩm trong viện R&D và trường đại học.

Đối với doanh nghiệp: Bổ sung nguồn lực trong việc thực hiện các dự án R&D; tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và thông tin từ các viện R&D, trường

đại học; giúp doanh nghiệp tăng cường sự tự chủ và khả năng hấp thu cơng nghệ, thích nghi và nâng cấp các công nghệ nhập, tránh nhập các cơng nghệ lạc hậu và tiết kiệm chi phí, thậm chí xa hơn nữa có thể tạo cơng nghệ lõi cho doanh nghiệp.

- Tăng cường quản lý R&D và đổi mới trong doanh nghiệp: Lãnh đạo doanh nghiệp phải thừa nhận rằng ―văn hóa doanh nghiệp quan trọng không kém so với cơng nghệ‖ và chính sách quản lý R&D, đổi mới nói riêng và quản lý tri thức nói chung nên tập trung vào việc khuyến khích mọi người lồng ghép quản lý R&D và đổi mới vào công việc hàng ngày cũng như quản lý chất lượng toàn diện. Yếu tố quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy văn hóa học hỏi và chia sẻ tri thức, thay đổi nhận thức và hiểu biết của mọi nhân viên về quản lý tri thức và đổi mới. Đồng thời doanh nghiệp hình thành cơ cấu tổ chức mềm dẻo, linh hoạt và ít thứ bậc với việc đưa ra các khuyến khích và khen thưởng phù hợp. Những yếu tố này tạo điều kiện cho luồng tri thức xuyên suốt mọi nhân viên trong doanh nghiệp. Thực tế cho thấy quá trình quản lý tri thức trong doanh nghiệp chưa tập trung vào chia sẻ tri thức, cơ cấu tổ chức chưa thực sự tạo điều kiện nắm bắt, thu nạp, lưu giữ và thương mại hóa tri thức. Những yếu tố này phản ánh doanh nghiệp chưa có cơ chế hiệu quả để giữ tích lũy tri thức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)