Nhân lực R&D trong doanh nghiệp theo chức năng và trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 77 - 80)

Tổng số

Nhân viên nghiên cứu Nhân

viên kỹ thuật Nhân viên hỗ trợ Khác

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng

508 1.115 11.873 1.494

19.258 14.990 1.423 1.423 1.422

Nguồn: Sách trắng, 2013

Số liệu Bảng 3.1 cho thấy nhân lực R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam (chỉ tính doanh nghiệp có đầu tư cho hoạt động R&D) khá khiêm tốn, trung bình 1 doanh nghiệp có khoảng 18 nhân viên R&D. Nếu chỉ tính nhân viên nghiên cứu có trình độ từ đại học trở lên thì trung bình 1 doanh nghiệp chỉ có 14 người.

2) Tài chính cho R&D của doanh nghiệp

8 Trần Xuân Đích và cs. (2016), Thúc đẩy hoạt động Quỹ phát triển KH&CN trong doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (689) tr.6-8.

9 Báo cáo số 46/BC-SKHCN ngày 09/3/2015 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai về kết quả hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2015, định hướng hoạt động giai đoạn 2016-2020.

Hình 3.2. Cơ cấu tài chính R&D năm 2012 (Nguồn: NCS tổng hợp từ sách trắng 2013)

Số liệu thống kê R&D doanh nghiệp năm 2012 cho thấy, tổng kinh phí đầu tư cho KH&CN (gồm cả đầu tư cho R&D và đổi mới công nghệ) của 1.090 doanh nghiệp có đầu tư cho KH&CN chỉ đạt 5.439 tỷ đồng. Trong đó kinh phí chi cho R&D là khoảng 1.500 tỷ đồng (chiếm 27,58%) và cho đổi mới công nghệ là 3.935,84 tỷ đồng (chiếm 72,42%). Trong tổng số hơn 1.500 tỷ đồng của doanh nghiệp đầu tư cho R&D, có 1.214 tỷ đồng (chiếm 80,76%) chi cho các hoạt động R&D tại doanh nghiệp. Ngồi nguồn kinh phí từ chính bản thân doanh nghiệp, kinh phí dành cho hoạt động R&D của doanh nghiệp còn xuất phát từ các nguồn khác ngoài doanh nghiệp như từ nhà nước, đại học và nước ngoài. Trong năm 2012, nguồn NSNN đầu tư cho R&D doanh nghiệp chỉ có 53,09 tỷ đồng, khu vực đại học là 79,20 tỷ đồng và khu vực nước ngồi 30,35 tỷ đồng. Hình 3.2 trên đây minh chứng rõ hơn về sự quan tâm đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam qua luồng kinh phí giữa bên tài trợ và bên thực hiện R&D.

Một số nghiên cứu cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam gần đây cho rằng hầu hết các doanh nghiệp không tập trung vào phát triển năng lực R&D trong thời gian dài và

Bên tài trợ Bên thực hiện R&D

Đại học 14,37% Doanh nghiệp 26,01% Viện R&D 43,65% Đ/v sự nghiệp 7,23% Cq hành chính 7,44%

Phi lợi nhuận 1,29% Nhà nước 64,47% 1,55% 58,48% 18,81% 10,00% 10,35% 0,79% Doanh nghiệp 28,40% 80,76% 14,17% 0,82% 1,39% 1,69% 1,16% Nước ngoài 4,0% Đại học 3,13% 88,19% 3,85% 5,75% 2,20%

quá trình học hỏi công nghệ rất chậm và thụ động (CIEM, 2014). Ngay cả những doanh nghiệp quy mô lớn, tỷ lệ đầu tư vào hoạt động R&D so với tổng doanh thu của doanh nghiệp không nhiều. Số liệu điều tra 59 doanh nghiệp quy mơ lớn được cho là có đầu tư cho hoạt động R&D khá tốt ở Việt Nam thì mức chi cho R&D trong năm 2009 là 0,14% doanh thu (H.V.Tuyên, 2012). Số liệu này cũng phù hợp với kết quả điều tra của VCCI (trung bình dưới 0,5% doanh nghiệp có thực hiện R&D) (VCCI,

2010). Trong nghiên cứu của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với

Tổng cục Thống kê (GSO) và nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) tiến hành năm 2013 cho thấy trong tổng số 8.010 doanh nghiệp có 514 doanh nghiệp (chiếm 6,4%) có hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới cơng nghệ. Trong tổng kinh phí đầu tư này, 53% khoản chi cho nghiên cứu tập trung phát triển công nghệ ―mới với thị trường của doanh nghiệp‖, 43% khoản chi phát triển các công nghệ ―mới đối với bản thân doanh nghiệp‖, chỉ có 4% khoản chi vào những nghiên cứu khám phá, phát triển các công nghệ ―mới trên thế giới‖ (CIEM, 2014). Kết quả điều tra 7.450 doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2014 cho thấy chỉ có 464 doanh nghiệp (chiếm 6,23%) có hoạt động R&D (D.M.Huân và N.T.T.Dương, 2016).

3) Cơ sở vật chất và thông tin KH&CN

Cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị và thông tin KH&CN phục vụ hoạt động R&D là một trong những nguồn lực quan trọng và cần thiết để đáp ứng các yêu cầu cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Công nghệ càng phát triển đòi hỏi cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị và thông tin KH&CN phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp cũng càng phải tiên tiến và hiện đại. Mức độ đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị và thông tin KH&CN phụ thuộc vào nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận KH&CN của nhân viên R&D doanh nghiệp. Tuy chưa có thống kê đầy đủ về phương tiện phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng qua các số liệu về thực trạng đầu tư tài chính của doanh nghiệp cho R&D thì có thể thấy rằng phương tiện phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam còn ở mức rất khiêm tốn (trừ một vài tập đoàn lớn).

Kết quả hoạt động R&D của một doanh nghiệp thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, một trong những chỉ số phù hợp nhất thể hiện kết quả hoạt động R&D của doanh nghiệp đó chính là cơng nghệ mới hoặc cơng nghệ được cải tiến. Tuy nhiên, số liệu về đơn đăng ký cũng như bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích của các doanh nghiệp Việt Nam rất hạn chế (Bảng 3.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)