Doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra phân theo quy mơ và loại hình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 85 - 86)

Quy mô doanh nghiệp

(x=số nhân lực) Số lượng Loại hình doanh nghiệp Số lượng

x ≤ 100 8

100 < x < 300 38 Công ty TNHH 54

300 ≤ x < 500 32 Công ty cổ phần 28

500 ≤ x < 1000 3 Doanh nghiệp tư nhân 4

x ≥ 1000 5

Tổng cộng 86 Tổng cộng 86

2) Thực trạng tổ chức và hoạt động R&D qua điều tra thực tế a) Tổ chức R&D của doanh nghiệp

Số liệu điều tra cho thấy, trong số 86 doanh nghiệp chỉ có 12 doanh nghiệp thành lập đơn vị R&D trực thuộc (chiếm gần 14%) trong số 17 doanh nghiệp đầu tư R&D. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm chưa thực

qua, rất ít doanh nghiệp xây dựng chiến lược R&D hay chiến lược công nghệ của doanh nghiệp. Cá biệt, chỉ có một vài doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến sữa và bánh kẹo quan tâm đến hoạt động R&D (Vinamilk, Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm, Công ty CP Chế biến Thực phẩm và Bánh kẹo Phạm Nguyên và một số ít doanh nghiệp khác) xem công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững của Công ty trong dài hạn.

b) Hoạt động R&D của doanh nghiệp

i) Nhân lực R&D

Theo kết quả điều tra, khảo sát của NCS, trong số các doanh nghiệp có thực hiện R&D thì nhân lực dành cho hoạt động R&D so với tổng số nhân lực của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ (chỉ có vài nhân viên). Bên cạnh đó, nguồn cung cấp nhân lực trực tiếp cho R&D trong doanh nghiệp (những người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên hoạt động tại doanh nghiệp) cũng khơng mấy khả quan. Tính đến tháng 12/2014, trong số 66 doanh nghiệp trả lời câu hỏi này, có 1.043 người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên (chiếm 14,6% tổng số nhân lực doanh nghiệp).

ii) Đầu tư tài chính cho hoạt động R&D

Đầu tư tài chính cho R&D của doanh nghiệp phần nào thể hiện sự quan tâm của các doanh nghiệp đến hoạt động R&D (thông qua các khoản đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động R&D), năng lực R&D của doanh nghiệp thể hiện khả năng huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ hoạt động R&D của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cịn thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp đối với hoạt động R&D.

Cơ cấu các nguồn tài chính đầu tư và chi cho R&D của doanh nghiệp được thể hiện tại Bảng 3.4 (cơ cấu nguồn tài chính đầu tư) và Bảng 3.5 (cơ cấu chi).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)