Lý do chính mà doanh nghiệp không thực hiện hoạt động R&D

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 91 - 93)

Lý do chính N Mức độ quan trọng

1. Tính phức tạp cao của R&D 37

2. Doanh nghiệp không đủ năng lực R&D và nguồn lực (vốn, nhân sự, thiết bị, v.v)

56

3. Tính toán chi phí – lợi ích 46

4. Tập trung đáp ứng nhanh đòi hỏi của thị trường (cần đưa SP/ dịch vụ ra thị trường nhanh)

50

5. Không tin vào hiệu quả R&D mang lại 43

6. Đã tiến hành trước đây nhưng không hiệu quả 0

7. Không có áp lực cạnh tranh 21

8. Không muốn mạo hiểm, rủi ro 43

9. Chưa có chiến lược phát triển R&D, phát triển công nghệ

55

10.Muốn học hỏi công nghệ từ bên ngoài 23

11.Khó khăn huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài

34

12.Quy mô doanh nghiệp nhỏ 40

13.Khó khăn liên quan đến sở hữu của doanh nghiệp 16

14.Chính sách của nhà nước không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư R&D

45

15.Thiếu dịch vụ trung gian, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động R&D

17

Ghi chú: 1-Ít quan trọng; 5-Rất quan trọng; mean ± stdev

Kết quả tại Bảng 3.7 cho thấy doanh nghiệp đồng ý rất cao với các lý do mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D: nhằm đổi mới sản phẩm hoặc cải tiến sản phẩm đang có; tạo qui trình công nghệ mới hoặc cải tiến công nghệ đang có; làm chủ, cải tiến và đổi mới công nghệ mua/ công nghệ nhập từ bên ngoài; đưa ra các giải pháp tối ưu về nguyên vật liệu/ năng lượng; đáp ứng đòi hỏi của khách hàng, thị trường. Một số lý do như: mở rộng thị trường hoặc tăng thị phần; đáp ứng đòi hỏi của

duy trì/ cải thiện hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp thì các doanh nghiệp đánh giá mức độ quan trọng thấp hơn. Kết quả từ kiểm định t-test cho thấy mức độ quan trọng trung bình của các lý do này đều lớn hơn 3 ở mức ý nghĩa 95%. Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis cũng cho kết quả tương tự (xem Phụ lục 3).

Kết quả tại Bảng 3.8 cho thấy doanh nghiệp đồng ý rất cao với các lý do mà doanh nghiệp không thực hiện hoạt động R&D: tính phức tạp cao của hoạt động R&D; doanh nghiệp không đủ năng lực R&D và nguồn lực (vốn, nhân sự, thiết bị, v.v); tính toán chi phí – lợi ích; chưa có chiến lược phát triển R&D, phát triển công nghệ; khó khăn huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài; chính sách của nhà nước không khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư R&D. Kết quả kiểm định t-test cho thấy mức độ quan trọng trung bình của các lý do này đều lớn hơn 3 ở mức ý nghĩa 95%. Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis cũng cho kết quả tương tự (xem Phụ lục 3).

Thông tin trên cho thấy có sự hạn chế nhất định trong việc đầu tư cho R&D ở các doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam. Điều này phản ánh một thực tế về sự quan tâm (thể hiện dưới hình thức đầu tư) cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Nguồn chi của các doanh nghiệp cho hoạt động R&D chỉ là những khoản chi hạn hẹp, được gọi là các khoản chi cho đề tài, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,… Từ số liệu điều tra mẫu thì trong số 17 doanh nghiệp có đầu tư cho hoạt động R&D thì mức chi bình quân cho R&D trong giai đoạn 2012-14 cũng chỉ đạt 0,18% doanh thu.

Những hạn chế trên có nhiều lý do, ngoài nguyên nhân từ chính bản thân doanh nghiệp Việt Nam: doanh nghiệp không đủ năng lực R&D và nguồn lực (vốn, nhân lực, thiết bị, v.v); tính toán chi phí – lợi ích (tiết kiệm chi phí, phân bổ nguồn lực có hạn vào các cơ hội khác hiệu quả hơn); doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển R&D; thì còn có nguyên nhân rất quan trọng đến từ phía chính sách của Nhà nước, chẳng hạn các chính sách khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư cho R&D. Vấn đề các chính sách của nhà nước đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam được phân tích kỹ trong phần thứ hai của chương này.

Dưới đây chỉ ra đánh giá của các doanh nghiệp về ảnh hưởng của R&D đối với doanh nghiệp thời gian qua (Bảng 3.9) và trong thời gian tới (có so sánh với nhóm doanh nghiệp không thực hiện R&D) (Bảng 3.10).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)