Lý do chính mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 90)

Lý do chính N Mức độ quan trọng

1. Nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm đang có

15

2. Nhằm tạo ra qui trình cơng nghệ mới hoặc cải tiến qui trình cơng nghệ đang có

15

3. Nhằm thay thế mua hoặc nhập công nghệ 11

4. Làm chủ, cải tiến và đổi mới công nghệ mua/ công nghệ nhập từ bên ngoài

11

5. Đưa ra các giải pháp tối ưu về nguyên vật liệu/ năng lượng

11

6. Đáp ứng những quy định, tiêu chuẩn,… của quốc gia và quốc tế về sản phẩm, công nghệ

0

7. Tăng hợp tác với bên ngoài (nhà cung ứng, khách hàng, viện R&D, trường đại học)

8

8. Mở rộng thị trường hoặc tăng thị phần 12

9. Bắt đầu hoặc tăng cường xuất khẩu 6

10. Đáp ứng đòi hỏi của khách hàng, thị trường 12

11. Thuần túy nghiên cứu (tăng tri thức cho doanh nghiệp, tăng

vị thế của doanh nghiệp khi đàm phán mua, bán hoặc CGCN) 0

12. Chi phí đầu tư cho R&D của doanh nghiệp khơng lớn so với lợi ích mang lại

7

13. Nhằm huy động chất xám của nhân lực trong doanh nghiệp

12

14. Duy trì/ cải thiện hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp

15

15. Tính đặc thù của ngành/ sản phẩm của doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư cho hoạt động R&D

7

Thực tế cho thấy việc doanh nghiệp tiến hành R&D được giải thích bởi nhiều lý do khác nhau. Các bảng minh họa ý kiến của doanh nghiệp về lý do chính mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D (Bảng 3.7) và lý do chính mà doanh nghiệp không thực hiện hoạt động R&D (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Lý do chính mà doanh nghiệp khơng thực hiện hoạt động R&D

Lý do chính N Mức độ quan trọng

1. Tính phức tạp cao của R&D 37

2. Doanh nghiệp không đủ năng lực R&D và nguồn lực (vốn, nhân sự, thiết bị, v.v)

56

3. Tính tốn chi phí – lợi ích 46

4. Tập trung đáp ứng nhanh đòi hỏi của thị trường (cần đưa SP/ dịch vụ ra thị trường nhanh)

50

5. Không tin vào hiệu quả R&D mang lại 43

6. Đã tiến hành trước đây nhưng không hiệu quả 0

7. Khơng có áp lực cạnh tranh 21

8. Không muốn mạo hiểm, rủi ro 43

9. Chưa có chiến lược phát triển R&D, phát triển công nghệ

55

10. Muốn học hỏi cơng nghệ từ bên ngồi 23

11. Khó khăn huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài

34

12. Quy mơ doanh nghiệp nhỏ 40

13. Khó khăn liên quan đến sở hữu của doanh nghiệp 16

14. Chính sách của nhà nước khơng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư R&D

45

15. Thiếu dịch vụ trung gian, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động R&D

17

Ghi chú: 1-Ít quan trọng; 5-Rất quan trọng; mean ± stdev

Kết quả tại Bảng 3.7 cho thấy doanh nghiệp đồng ý rất cao với các lý do mà

doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D: nhằm đổi mới sản phẩm hoặc cải tiến sản phẩm đang có; tạo qui trình cơng nghệ mới hoặc cải tiến cơng nghệ đang có; làm chủ, cải tiến và đổi mới công nghệ mua/ công nghệ nhập từ bên ngoài; đưa ra các giải pháp tối ưu về nguyên vật liệu/ năng lượng; đáp ứng đòi hỏi của khách hàng, thị trường. Một số lý do như: mở rộng thị trường hoặc tăng thị phần; đáp ứng địi hỏi của

duy trì/ cải thiện hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp thì các doanh nghiệp đánh giá mức độ quan trọng thấp hơn. Kết quả từ kiểm định t-test cho thấy mức độ quan trọng trung bình của các lý do này đều lớn hơn 3 ở mức ý nghĩa 95%. Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis cũng cho kết quả tương tự (xem Phụ lục 3).

Kết quả tại Bảng 3.8 cho thấy doanh nghiệp đồng ý rất cao với các lý do mà

doanh nghiệp không thực hiện hoạt động R&D: tính phức tạp cao của hoạt động R&D; doanh nghiệp không đủ năng lực R&D và nguồn lực (vốn, nhân sự, thiết bị, v.v); tính tốn chi phí – lợi ích; chưa có chiến lược phát triển R&D, phát triển cơng nghệ; khó khăn huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngồi; chính sách của nhà nước khơng khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư R&D. Kết quả kiểm định t-test cho thấy mức độ quan trọng trung bình của các lý do này đều lớn hơn 3 ở mức ý nghĩa 95%. Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis cũng cho kết quả tương tự (xem Phụ lục 3).

Thơng tin trên cho thấy có sự hạn chế nhất định trong việc đầu tư cho R&D ở các doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam. Điều này phản ánh một thực tế về sự quan tâm (thể hiện dưới hình thức đầu tư) cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Nguồn chi của các doanh nghiệp cho hoạt động R&D chỉ là những khoản chi hạn hẹp, được gọi là các khoản chi cho đề tài, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,… Từ số liệu điều tra mẫu thì trong số 17 doanh nghiệp có đầu tư cho hoạt động R&D thì mức chi bình quân cho R&D trong giai đoạn 2012-14 cũng chỉ đạt 0,18% doanh thu.

Những hạn chế trên có nhiều lý do, ngồi ngun nhân từ chính bản thân doanh nghiệp Việt Nam: doanh nghiệp không đủ năng lực R&D và nguồn lực (vốn, nhân lực, thiết bị, v.v); tính tốn chi phí – lợi ích (tiết kiệm chi phí, phân bổ nguồn lực có hạn vào các cơ hội khác hiệu quả hơn); doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển R&D; thì cịn có ngun nhân rất quan trọng đến từ phía chính sách của Nhà nước, chẳng hạn các chính sách khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư cho R&D. Vấn đề các chính sách của nhà nước đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam được phân tích kỹ trong phần thứ hai của chương này.

Dưới đây chỉ ra đánh giá của các doanh nghiệp về ảnh hưởng của R&D đối với doanh nghiệp thời gian qua (Bảng 3.9) và trong thời gian tới (có so sánh với nhóm doanh nghiệp khơng thực hiện R&D) (Bảng 3.10).

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của R&D đối với doanh nghiệp thời gian qua

Nội dung ảnh hưởng N Mức độ

1. Năng lực đổi mới và công nghệ của doanh nghiệp 16

2. Vị thế của doanh nghiệp 15

3. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp 15

4. Kết quả hoạt động chung (doanh thu, lợi nhuận,…) của doanh nghiệp

15

Ghi chú: 1-Ít ảnh hưởng; 5-Rất ảnh hưởng; mean ± stdev.

Bảng 3.9 cho thấy doanh nghiệp đánh giá R&D ảnh hưởng rất mạnh đến năng lực đổi mới và cơng nghệ của doanh nghiệp. Trong khi đó, kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp cũng được đánh giá là tăng nhưng không nhiều. Vị thế và tính cạnh tranh của doanh nghiệp được các doanh nghiệp nhìn nhận là khơng tăng. Kết quả từ kiểm định t-test và Kruskal-Wallis minh chứng cho điều này (xem Phụ lục 3).

Bảng 3.10. Ảnh hưởng lâu dài của R&D đối với doanh nghiệp

Nội dung ảnh hưởng N1

N2

Mức độ

1. Năng lực đổi mới và công nghệ của doanh nghiệp

16 48

2. Vị thế của doanh nghiệp

15 46

3. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp

15 53

4. Kết quả hoạt động chung (doanh thu, lợi

nhuận,…) của doanh nghiệp 15

41

Ghi chú: 1-Ít ảnh hưởng; 5-Rất ảnh hưởng; mean ± stdev.

- thanh trên nhóm doanh nghiệp có hoạt động R&D; thanh dưới nhóm doanh nghiệp khơng hoạt động R&D. - chữ cái cùng nhau (a/ a) không chỉ ra sự khác nhau, chữ cái khác nhau (a và b) chỉ ra sự khác nhau ở mức ý nghĩa 95% giữa giữa doanh nghiệp có hoạt động R&D và khơng.

Bảng 3.10 chỉ ra đánh giá của 2 nhóm doanh nghiệp có hoạt động R&D và không hoạt động R&D về ảnh hưởng lâu dài (tầm quan trọng) của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp. Duy nhất chỉ có ảnh hưởng R&D lên vị thế doanh nghiệp là có sự khác

nhau giữa 2 nhóm (xem Phụ lục 3). Cả hai nhóm doanh nghiệp đều cơng nhận tầm quan trọng trong thời gian dài của hoạt động R&D trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là năng lực đổi mới và năng lực cơng nghệ của doanh nghiệp.

Như vậy có thể nói rằng các doanh nghiệp có hoạt động R&D đều thấy rõ ảnh hưởng của hoạt động này lên năng lực đổi mới và năng lực công nghệ của doanh nghiệp và ảnh hưởng này có thể nhìn nhận một cách rất trực quan. Tuy nhiên, về vị thế, tính cạnh tranh, thậm chí kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp thì chưa có tác động rõ nét từ hoạt động R&D theo nhìn nhận từ phía doanh nghiệp. Điều này có thể lý giải dưới nhiều giác độ rằng các doanh nghiệp có hoạt động R&D nhưng vẫn cịn ở mức hạn chế; doanh nghiệp sử dụng ít cơng nghệ nên khơng có nhiều hoạt động mua bán, chuyển giao cơng nghệ; hoạt động R&D có thể chủ yếu theo hướng cải tiến chứ chưa thực sự tạo công nghệ mới gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và một điểm lưu ý đó là R&D của doanh nghiệp vẫn chưa đến ngưỡng có thể ảnh hưởng rõ nét đến kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp.

Thực tế ảnh hưởng của các biện pháp chính sách đến hoạt động R&D của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm được thể hiện tại Bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chính sách đến hoạt động R&D của doanh nghiệp

Chính sách N Mức độ ảnh hưởng 58 51 53 54 49 46 55 48 1. Hỗ trợ vốn của nhà nước cho hoạt động R&D

của doanh nghiệp thông qua các kênh

2. Ưu đãi thuế khoản đầu tư vào R&D của doanh nghiệp

3. Chính sách phát triển nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp

4. Chính sách phát triển môi trường liên kết viện, trường và doanh nghiệp

5. Chính sách đối với máy móc, trang thiết bị cho R&D của doanh nghiệp

6. Chính sách về thơng tin phục vụ R&D của doanh nghiệp

7. Chính sách về SHTT và quản lý tài sản vơ hình doanh nghiệp

8. Mơi trường chính sách khuyến khích, tạo điều kiện doanh nghiệp tham gia hoạt động R&D

Ghi chú: 1-Ít ảnh hưởng; 5-Rất ảnh hưởng; mean ± stdev.

Bảng 3.11. cho thấy hầu hết các chính sách khơng có nhiều tác động đến hoạt động R&D của doanh nghiệp, chỉ ở mức trung bình theo thang điểm 5 (kết quả từ

kiểm định t-test và Kruskal-Wallis tại Phụ lục 3 minh chứng cho điều này). Hai loại chính sách được xem là có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động R&D của doanh nghiệp (hỗ trợ vốn của nhà nước cho hoạt động R&D của doanh nghiệp và ưu đãi thuế khoản đầu tư vào R&D của doanh nghiệp) cũng không được doanh nghiệp xem là có tác động đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Điều này có thể được lý giải hoặc là các doanh nghiệp chưa có nhiều hoạt động R&D nên chưa quan tâm đến các chính sách này hoặc là các chính sách chưa đến được doanh nghiệp và chưa có ảnh hưởng thực sự đến hoạt động R&D của doanh nghiệp (được phân tích ngay sau đây).

3.2. Thực trạng chính sách ảnh hƣởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam

3.2.1. Chính sách tạo lập nguồn vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp 3.2.1.1. Trên phương diện chính sách 3.2.1.1. Trên phương diện chính sách

1) Chương trình hỗ trợ trực tiếp cho R&D của doanh nghiệp

Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN. Theo quy định

của văn bản này, nhà nước hỗ trợ tối đa khơng q 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề được nhà nước ưu tiên khuyến khích do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các viện R&D khác thực hiện. Theo số liệu từ Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, trong giai đoạn 2002-09, thông qua Nghị định số 119/1999/NĐ-CP đã hỗ trợ cho 160 đề tài/ dự án R&D do doanh nghiệp chủ trì thực hiện với kinh phí 161.400 triệu đồng, chiếm trung bình khoảng 21% tổng số kinh phí tiến hành hoạt động KH&CN của doanh nghiệp (1.019.262 triệu đồng).

2) Các chương trình quốc gia

Chương trình KH&CN trọng điểm được thực hiện theo Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ cho từng giai đoạn 05 năm. Việc hỗ trợ tài chính cho các chương trình này bao gồm tài trợ tồn phần hay một phần hoạt động R&D.

Chương trình kỹ thuật - kinh tế trọng điểm quốc gia: Nhà nước dành một phần

ngành trọng điểm như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và cơng nghệ tự động hóa.

Chương trình phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, sản phẩm trọng điểm:

Đưa ra một số hình thức hỗ trợ vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp13.

Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao14; chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao15; chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC16: Hỗ trợ nghiên cứu, SXTN, ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC,

doanh nghiệp nông nghiệp CNC.

Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia17

: Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm quốc gia.

Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia18

: Hình thành quỹ đổi mới cơng nghệ quốc gia; hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nghiên cứu, ĐMCN, v.v.

Chương trình hỗ trợ phát triển DNKH&CN19: có cả hỗ trợ hoạt động R&D của DNKH&CN.

3) Quỹ có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và kinh phí sự nghiệp khoa học từ các bộ, ngành và địa phương

Ngoài hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D và đổi mới, một số loại quỹ nguồn vốn NSNN còn tài trợ cho hoạt động R&D doanh nghiệp như Quỹ phát triển KH&CN quốc gia/ bộ, ngành/ địa phương, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển DNNVV và một số hình thức khác.

Hỗ trợ vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp thông qua nguồn sự nghiệp khoa học từ các bộ, ngành và địa phương được thể chế hóa trong nhiều văn bản chính sách. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 (Điều 41, Khoản 3) nhấn mạnh:

13 Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

14

Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020.

15 Quyết định số 347/QĐ-TTg ngày 22/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển một số ngành công nghiệp CNC thuộc chương trình quốc gia phát triển CNC.

16

Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng CNC thuộc chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020.

17 Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

18

Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia đến năm 2020.

―Doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu những vấn đề KH&CN thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước được cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN các cấp có thẩm quyền xét tài trợ từ ngân sách sự nghiệp KH&CN‖. Thời gian qua, nhiều bộ, ngành, địa phương hằng năm dành một lượng kinh phí nhất định và thơng qua nhiều hình thức khác nhau (kể cả dưới dạng chương trình) hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D và ĐMCN.

4) Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động R&D nói chung và R&D của doanh nghiệp nói riêng đã được đề cập trong nhiều văn bản chính sách. Chính sách này đề cập đến doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại để đầu tư vào hoạt động R&D, hoạt động triển khai thực nghiệm và SXTN được Ngân hàng phát triển Việt Nam xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư, dành tỷ lệ nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)