CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp
2.3.1. Tăng khả năng đổi mới của doanh nghiệp
Phát triển hoạt động R&D, đặc biệt là in-house R&D là nguồn tri thức tác động
nhiều nhất đến khả năng đổi mới của doanh nghiệp. Dưới đây là các lý giải về ảnh hưởng của R&D lên đổi mới của doanh nghiệp:
2.3.1.1. Mơ hình đổi mới tuyến tính
Một khoảng thời gian dài trong lịch sử, suy nghĩ về đổi mới và thay đổi cơng nghệ đi theo mơ hình đổi mới tuyến tính. Trong những năm đầu thế kỷ XX, mơ hình này được đặc trưng bởi cách tiếp cận khoa học/ công nghệ đẩy (science/technology-
push approach)5. Trong cách tiếp cận này, nghiên cứu, sản xuất và marketing một sản phẩm mới được giả định theo một trình tự thời gian, được xác định rõ theo các giai đoạn riêng biệt. Quá trình đổi mới bắt đầu với các hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, đến giai đoạn triển khai tạo vật mẫu, sau đó đến sản xuất và có thể phổ biến (Hình 2.1). Nói cách khác, người ta cho rằng các nhà khoa học thực hiện các khám phá, các nhà công nghệ áp dụng chúng để phát triển các ý tưởng và sau đó các kỹ sư chuyển những ý tưởng này thành vật mẫu. Sau đó, vật mẫu được đưa đến sản xuất/ chế tạo để tạo ra sản phẩm. Cuối cùng, marketing và bán hàng chịu trách nhiệm cho việc thúc đẩy sản phẩm đến khách hàng (Marinova & Phillimore, 2003).
Từ cuối những năm 1960, đầu 1970, cách tiếp cận công nghệ đẩy chuyển dịch sang cách tiếp cận thị trường kéo (market-pull approach). Động lực quan trọng cho sự chuyển dịch này là sự thay đổi quan điểm về vấn đề đổi mới thành cơng có thể bắt đầu từ một phát hiện khoa học mới hoặc với một nhu cầu trên thị trường. Trong khi đó một cơng nghệ mới xuất hiện hoặc một sự kết hợp mới của những công nghệ đang có được xem là động lực cho một sản phẩm sáng tạo (Herstatt & Lettl, 2004). Kết quả là, phiên bản thị trường kéo của mơ hình đổi mới tuyến tính nhấn mạnh vai trị của marketing như là tác nhân khởi xướng các ý tưởng sản phẩm mới. Những ý tưởng này là kết quả của sự tương tác chặt chẽ với khách hàng và được chuyển vào R&D.
Tuy nhiên, mơ hình này bị phê phán ngày càng nhiều từ giữa những năm 1980 (Godin, 2006; Gưktepe, 2008). Ở thời điểm đó, mơ hình tuyến tính được cho là ―làm méo mó‖ sự thật của đổi mới. Trước hết, khơng có thơng tin phản hồi trong mơ hình tuyến tính. Ví dụ, thiếu vắng những vịng phản hồi giữa các giai đoạn liên quan đến thị trường và cơng nghệ của q trình đổi mới. Tuy nhiên, cạnh tranh nhiều hơn và chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn đã địi hỏi sự tích hợp chặt chẽ hơn R&D với các giai đoạn khác của quá trình đổi mới (Fisher, 2001). Thứ hai, mơ hình tuyến tính của đổi mới có nghĩa là đổi mới dựa trên khoa học, không chỉ ra rằng những đòi hỏi của đổi mới thường tạo lực cho các sáng tạo khoa học (Kline & Rosenberg, 1986). Trong vịng xốy đi lên của sự phát triển hay thử nghiệm các sản phẩm và qui trình mới có thể dẫn đến vấn đề nghiên cứu mới.
Hình 2.1. Mơ hình đổi mới tuyến tính (khoa học/ cơng nghệ đẩy) (Edgington, 1999)
BR (Basic Research): nghiên cứu cơ bản, tạo ra các lý thuyết
AR (Applied Research): nghiên cứu ứng dụng, tạo ra các nguyên lý ứng dụng ED (Experimental Development): triển khai, tạo ra các vật mẫu (prototype) IP (Initial Production): sản xuất lô đầu tiên
D/M (Diffusion/ Marketing): phổ biến, truyền bá.
2.3.1.2. Mơ hình đổi mới theo liên kết chuỗi
Ngược lại với cách tiếp cận tuyến tính, trong đó q trình đổi mới được phát triển trật tự qua những giai đoạn khác nhau. Một số tác giả (Kline & Rosenberg, 1986; Van
Gils, 2010) đã vận dụng cách tiếp cận mới, đó là cách tiếp cận phi tuyến.
Hoạt động đổi mới sản phẩm và qui trình cơng nghệ bao gồm một loạt các khâu liên quan đến R&D, tổ chức, tài chính và thương mại, kể cả đầu tư vào tri thức mới/ hồn thiện hơn về mặt cơng nghệ. R&D chỉ là một trong các hoạt động này và có thể
được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của q trình đổi mới. R&D có thể có tác
dụng không chỉ với tư cách là cội nguồn của các ý tưởng sáng tạo mà còn là phương tiện giải quyết vấn đề mà có thể cần đến ở bất cứ thời điểm nào (Hình 2.2).
Hình 2.2. Mơ hình đổi mới theo liên kết chuỗi (Kline & Rosenberg, 1986)
BR AR ED IP D/M
NGHIÊN CỨU (RESEARCH)
TRI THỨC (KNOWLEDGE) K 1 4 2 3 R K 1 4 2 3 R K 1 4 2 3 R D I S F f f Thị trường
tiềm năng Sáng chế và/ hoặc tạo vật mẫu Phân phối và thị trường Thiết kế chi tiết và thử nghiệm Thiết kế lại và sản xuất C C f f f f C & D C
Ở mơ hình này, khi xuất hiện vấn đề trong quá trình đổi mới, doanh nghiệp sẽ cần đến nền tảng tri thức của mình vào các thời điểm cụ thể. Nền tảng tri thức của doanh nghiệp được tạo nên từ các kết quả R&D trước đây cũng như từ kinh nghiệm thực tiễn. Hệ thống R&D sẽ phát huy vai trò phát triển tri thức mới thay thế tri thức cũ.
Con đường đầu tiên của đổi mới được gọi là ―chuỗi trung tâm của đổi mới‖ (đánh dấu ―C‖ trên Hình 2.2), bắt đầu với nhận thức một cơ hội thị trường mới và sự sản
sinh ra sáng chế và/ hoặc vật mẫu mới. Giai đoạn này được tiếp sau bởi (i) thiết kế chi tiết và thử nghiệm sản phẩm mới, (ii) thiết kế lại và sản xuất và (iii) phân phối và tiếp thị (marketing). Trong quá trình này, nhiều nguồn tri thức được sử dụng. Bằng cách này, các phần khác nhau của tri thức được kết hợp trong những cách thức mới thông qua tương tác và phản hồi để tạo ra tri thức mới (Niininen & Saarinen, 2000). Một loạt vịng thơng tin phản hồi (được đánh dấu ―f‖ và ―F‖) kết nối và điều phối R&D với sản xuất và marketing do đó được xem như con đường thứ hai của đổi mới. Vòng phản hồi ngắn liên kết mỗi giai đoạn trong chuỗi trung tâm với giai đoạn trước đó, trong khi vịng phản hồi dài hơn liên kết nhận thức nhu cầu thị trường và người sử dụng sản phẩm với những giai đoạn thượng nguồn hơn trong quá trình đổi mới.
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đan xen: các liên kết với nghiên cứu được sử dụng tất cả cùng chuỗi trung tâm của đổi mới. Trên Hình 2.2, ba trong số các liên kết này được mô phỏng và đánh dấu ―D‖, ―I‖ và ―S‖. Những chữ cái sau hai mũi tên (I và S) thể hiện sự chỉ trích về mơ hình đổi mới tuyến tính trong đó nói rằng sự đổi mới dựa trên khoa học, nhưng không công nhận các ý kiến phản hồi từ quá trình đổi mới đến khoa học. Sự phát triển của máy móc, thiết bị mới (mũi tên ―I‖) đã hỗ trợ NCKH. Ví dụ trong trường hợp của Pasteur: khơng có kính hiển vi, khơng có cơng trình nghiên cứu của Pasteur và khơng có cơng trình đó nghiên cứu y học hiện đại sẽ rất khó khăn (Niininen & Saarinen, 2000). Hơn nữa, sự hỗ trợ cho nghiên cứu (mũi tên ―S‖) có thể diễn ra bằng cách thu nhận thông tin trực tiếp, hoặc bằng cách quan sát tác phẩm bên ngoài của khoa học ẩn dưới vùng sản phẩm đó. Thơng tin này sau đó có thể áp dụng bất cứ nơi nào trong chuỗi giá trị.
Các liên kết trực tiếp (mũi tên ―D‖) từ giai đoạn nghiên cứu đến sáng chế và thiết kế giống như một phần của mơ hình đổi mới tuyến tính: những phát hiện khoa học
mới bắt đầu dẫn đến đổi mới. Tuy nhiên, dòng chảy này chỉ là một trong nhiều trường hợp hiếm hoi. Cách khác (tức là trường hợp mà trong đó nghiên cứu là cần thiết để giải quyết các vấn đề kỹ thuật gặp phải trong giai đoạn sáng chế và giai đoạn thiết kế) là phổ biến hơn nhiều. Trường hợp, nếu những thách thức kỹ thuật trực tiếp xuất hiện quá khó khăn, nhu cầu thị trường có thể sẽ khơng được lấp đầy bởi doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề có thể trong các giai đoạn sau của một đổi mới cụ thể. Sự liên kết từ đổi mới đến khoa học không chỉ đơn thuần như vậy (thể hiện lúc bắt đầu của q trình đổi mới) mà có thể diễn ra xuyên suốt sự phát triển. Những mối liên kết này, được phản ánh bởi các mũi tên ―K-R‖ trên Hình 2.2, hay cịn gọi là ―mơ hình chuỗi liên kết của đổi mới‖: khoa học được hình dung nằm dọc theo quá trình phát triển trung tâm và quay lại bất cứ khi nào cần.
2.3.1.3. Mơ hình đổi mới mở
Ngày nay, có sự quan tâm đáng kể về tầm quan trọng của nguồn tri thức bên ngoài đối với các doanh nghiệp để thiết lập đổi mới. Khái niệm được biết rộng rãi nhất, sử dụng để mô tả và lý giải hiện tượng này là ―đổi mới mở‖ (Chesbrough,
2006). Bản chất của mơ hình này giả định rằng tri thức hữu ích được phân bổ rộng
rãi. Với tốc độ phát triển của tri thức và các sản phẩm bao gồm một phạm vi rộng lớn hơn của các công nghệ khác nhau, nền tảng tri thức riêng của một doanh nghiệp - như đã được xác định trong mơ hình chuỗi liên kết của đổi mới - thường khơng được giải thích đầy đủ để đạt được sự đổi mới (Van Gils, 2010).
Kết quả là, ngay cả những doanh nghiệp sáng tạo nhất phải xác định, kết nối và hài hịa giữa tri thức bên trong và bên ngồi. Định hướng bên ngoài này đã trở thành một phần cốt lõi của quá trình đổi mới hiện đại (Chesbrough, 2006; Berchicci, 2013;
Du & cs., 2006). Thay vì một cái gọi là mơ hình ―đổi mới đóng‖, ở đó các dự án chỉ
có thể xâm nhập vào một đầu và thoát ra bằng cách đi vào thị trường hoặc bị ngừng lại. Mơ hình ―mở‖ nhấn mạnh rằng có rất nhiều cách cho những ý tưởng để chảy vào quá trình và nhiều cách để nó chảy ra ngoài thị trường (Hình 2.3) (Chesbrough,
2006). Ví dụ, các dự án có thể tạo ra một thị trường mới cho doanh nghiệp thông qua
sự phát triển một spin-off, trong khi cơng nghệ mới có thể nhập vào q trình đổi mới ở nhiều giai đoạn.
Hình 2.3. Mơ hình đổi mới đóng (trái) và mở (phải) (Chesbrough, 2006)
2.3.1.4. Mơ hình “đổi mới động”
Mơ hình đổi mới mở xem xét tầm quan trọng của nguồn tri thức bên ngoài doanh nghiệp đối với hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mơ hình này tiếp cận hoạt động R&D giống như trong mơ hình tuyến tính từ nghiên cứu đến triển khai. Vả lại mơ hình này chưa làm rõ được sự phát triển tri thức do kết hợp giữa tri thức bên ngoài và tri thức bên trong của doanh nghiệp thông qua hoạt động R&D. Xuất phát từ hạn chế này, tại Hình 2.4 mơ phỏng q trình phát triển tri thức doanh nghiệp qua 4 điểm nút chuyển đổi tri thức thông qua hoạt động R&D của doanh nghiệp.
Các dự án nghiên cứu Thị trường Nghiên cứu (R)
Ranh giới của DN
Triển khai (D) Các dự án nghiên cứu nội tại Các dự án nghiên cứu bên ngoài Tiếp nhận cơng nghệ bên ngồi
Nghiên cứu (R) Triển khai (D)
Thị trường hiện tại Thị trường mới DN mới Công nghệ R&D Công nghệ R&D Chuyển một phần tri thức nội tại doanh nghiệp ra ngồi. Ví dụ hợp tác R&D, xuất khẩu R&D, CGCN, hình thành DN mới, v.v.
Tri thức doanh nghiệp được trao đổi, tích lũy, phát triển bên ngồi. Ví dụ dự án R&D, cơng nghệ, nhân lực… được phát triển ngồi doanh nghiệp.
Chuyển tri thức từ bên ngoài vào doanh nghiệp. Ví dụ tiếp nhận R&D, cơng nghệ, cá nhân,…
từ bên ngồi.
Ngoại hóa tri thức (Externalization) Tạo tri thức nội tại
(Creation) R&D Kết hợp tri thức (Combination) Nội nhập tri thức (Internalization) Hình thành tri thức mới qua R&D của doanh nghiệp (in-house hoặc hợp tác).
Bốn q trình (thơng qua bốn điểm nút chuyển đổi tri thức) có quan hệ qua lại lẫn nhau. Theo đó, tri thức lưu chuyển trong tổ chức và chuyển hóa thành những dạng khác nhau và phát triển theo hình xốy ốc, gồm: (i) Hình thành tri thức mới (Creation) qua R&D của doanh nghiệp (dưới hình thức in-house R&D hoặc hợp tác thực hiện R&D; (ii) Ngọai hóa (Externalization), chuyển một phần tri thức nội tại doanh nghiệp ra ngồi thơng qua hình thức như hợp tác R&D, xuất khẩu R&D, CGCN, hình thành doanh nghiệp mới, v.v. (iii) Kết hợp (Combination), tri thức doanh nghiệp được trao đổi, tích lũy, phát triển bên ngồi doanh nghiệp thơng qua quá trình thực hiện các dự án R&D, phát triển cơng nghệ, đào tạo nhân lực bên ngồi doanh nghiệp; và (iv) Nội nhập (Internalization), chuyển tri thức từ bên ngoài vào doanh nghiệp thông qua tiếp nhận R&D, công nghệ, nhân lực có năng lực R&D từ bên ngồi doanh nghiệp.
Các q trình lưu chuyển tri thức trên không xuất hiện một cách độc lập, mà cùng nhau xuất hiện dưới các dạng thức kết hợp khác nhau trong các mơ hình hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động R&D, sự hợp tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, năng lực R&D phát triển lên một mức mới, năng lực đổi mới phát triển theo một vịng xốy ốc gọi là quá trình CECI của đổi mới.
2.3.2. Hình thành cơng nghệ “lõi” cho doanh nghiệp
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực cơng nghệ của mình bằng việc hình thành và đưa vào hoạt động các trung tâm R&D, trung tâm thiết kế mới để thực hiện các hoạt động R&D tạo công nghệ mới hoặc nâng cấp cơng nghệ đang có với mục tiêu đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
Như trong chương tổng quan cho thấy nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hoạt động R&D và đặc biệt là in-house R&D có vai trị quan trọng hình thành năng lực lõi, cụ thể hơn là công nghệ lõi của doanh nghiệp.
2.3.3. Tăng vị thế và giá trị của doanh nghiệp
Cấp phép công nghệ ngày càng phát triển trong các ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghệ sinh học, điện tử, bán dẫn và phần mềm máy tính. Cấp phép cơng nghệ là một khía cạnh trong phát triển của thị trường công nghệ. Trên thị trường công
nghệ, nếu bên mua có được thơng tin tốt hơn sẽ tốt hơn. Như trong chương tổng quan cho thấy nhiều học giả đã chứng minh rằng in-house R&D bổ sung cho việc nhận
phép công nghệ bằng việc tăng cường khả năng sử dụng cơ hội công nghệ và cho phép doanh nghiệp lựa chọn hiệu quả hơn, tập trung nhiều hơn vào những nguồn cơng nghệ bên ngồi có giá trị, tăng cường khả năng của bên tiếp nhận công nghệ tiềm năng để phát triển đổi mới của chính họ và vì vậy cải thiện vị trí đàm phán của bên nhận phép cơng nghệ, do đó giảm giá của cơng nghệ được cấp phép.
2.3.4. Tăng cường hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
R&D là một hoạt động thâm dụng tri thức trong một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động R&D có lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu sang các nơi khác khơng có loại sản phẩm đó. Các doanh nghiệp này sẽ có được lợi thế cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành cơng nghiệp. Do đó việc đầu tư vào R&D thành công sẽ dẫn đến những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp và tất nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên, lợi nhuận tăng thì doanh nghiệp có nhiều khả năng để tái đầu tư vào R&D trong chu kỳ tiếp theo. Cứ như vậy tạo ra một vịng xốy đi lên xuất khẩu và hoạt động R&D của doanh nghiệp.
2.3.5. Giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh
Rõ ràng việc đưa ra thị trường những sản phẩm mới hay những sản phẩm được cải tiến giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được nhiều thị phần hơn, bán được nhiều sản phẩm và thậm chí thâm nhập vào các thị trường nước ngoài như vừa đề cập ở trên. Ngoài ra, trên cơ sở tạo ra sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các thị trường ngách mới. Từ đây dẫn đến khả năng tăng trưởng và phát triển nhanh của doanh nghiệp.
2.3.6. Nhận xét
Như vậy hoạt động R&D có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vai trò của hoạt động R&D trong doanh nghiệp được thể