Tạo môi trường thuận lợi cho R&D và đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 133 - 137)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4.1. Giải pháp chính sách từ phía nhà nước

4.1.6.1. Tạo môi trường thuận lợi cho R&D và đổi mới

Môi trường cạnh tranh ảnh hưởng đến cả cường độ đổi mới và cách thức mà đổi mới phổ biến đến thị trường. Mức độ cạnh tranh thấp và những quy định kìm hãm cạnh tranh trong thị trường sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến tăng năng suất. Bên cạnh đó sự cạnh tranh yếu giữa những nhà cung cấp có thể làm gia tăng chi phí đầu vào, làm chậm q trình R&D, áp dụng các cơng nghệ sản xuất tốt nhất, làm chậm sự truyền bá công nghệ mới với việc hạn chế đầu tư máy móc, trang thiết bị gắn kèm công nghệ tiên tiến nhất và làm giảm sự khuếch tán của công nghệ nước ngồi thơng qua FDI.

Các chính sách khuyến khích hoặc tăng cạnh tranh trong thị trường sản phẩm có thể có tác động tích cực lên R&D và đổi mới khi các doanh nghiệp phấn đấu để thích ứng với sự cạnh tranh, môi trường thay đổi và các cơ hội thị trường mới để duy trì vị trí tiên phong so với các đối thủ cạnh tranh hoặc để tạo khác biệt sản phẩm trên thị trường. Nhìn chung, mơi trường càng cạnh tranh, quá trình phát triển năng lực R&D và đổi mới càng năng động. Cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp tiến tới các chuẩn quốc tế và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới. Theo Báo cáo

Phát triển Thế giới năm 200543, ―các doanh nghiệp đối mặt với áp lực cạnh tranh

mạnh thì khả năng đổi mới nhiều hơn ít nhất là 50% so với các doanh nghiệp báo cáo khơng có áp lực như vậy‖.

Để tạo ra tính cạnh tranh lớn có thể đạt được thơng qua nhiều cách khác nhau: loại bỏ độc quyền sở hữu nhà nước, giảm thiểu các rào cản đối với doanh nghiệp để thâm nhập, thoát khỏi thị trường và các can thiệp khác vào các quyết định thương mại và đầu tư.

1) Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô

Áp lực để thực hiện hoạt động R&D và đổi mới xuất phát từ cạnh tranh thông qua thương mại quốc tế cũng như từ cạnh tranh trong nước. Các quốc gia với các ngành cơng nghiệp được bảo hộ cao ít có động lực để đổi mới trừ phi cạnh tranh trong nước rất mạnh. Thật vậy, ngay cả khi cạnh tranh mạnh, sự khuyến khích để đổi mới có thể bị suy yếu trong một thị trường với sự cạnh tranh từ những nhà nhập khẩu hàm chứa những tiến bộ cơng nghệ tồn cầu tốt hơn những tiến bộ công nghệ của các đối thủ cạnh tranh trong nước. Như vậy, cạnh tranh từ nước ngoài là rất quan trọng để kích thích R&D và đổi mới trong nước ngay cả khi chỉ là để bắt kịp với cơng nghệ nước ngồi. Do đó, chính phủ nên xem xét các chính sách có thể ảnh hưởng lên các khuyến khích doanh nghiệp để cải thiện năng lực của mình trong việc thực hiện R&D và đổi mới, đặc biệt là các chính sách có ảnh hưởng đến áp lực cạnh tranh trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế được bảo hộ mạnh thì rất ít động lực cho doanh nghiệp nâng cao năng suất bằng cách sử dụng cơng nghệ tốt hơn cơng nghệ sẵn có và thậm chí ít có khuyến khích để phát triển công nghệ mới. Các chính sách quan trọng khác liên quan đến mức độ mở cửa và thơng thống đối với FDI, nhận phép công nghệ, tăng cạnh tranh trong nước và giảm quan liêu thứ bậc. Bên cạnh đó, các điều kiện kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến khơng chỉ mức độ R&D mà cịn bản chất của hoạt động R&D. Môi trường kinh tế vĩ mơ khơng ổn định ít tạo ra những động lực khuyến khích R&D, bởi vì R&D là rủi ro trong khi đó kinh doanh lại dài hạn. Lãi suất cao và lạm phát cao cũng dẫn đến ít R&D hơn bởi vì chu kỳ dài hạn và các rủi ro vốn có sẽ làm cho R&D tốn kém hơn.

2) Loại bỏ dần các trở ngại thể chế

Cải cách có thể loại bỏ những trở ngại từ các quy định, tính quan liêu và môi trường thể chế để đổi mới theo nhiều cách khác nhau. Hầu hết các khó khăn liên quan đến quan liêu có thể được khắc phục bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Đơn giản hố các thủ tục hành chính là vấn đề mấu chốt của nhiều quốc gia, chính vì vậy các quốc gia tìm mọi cách để khắc phục khiếm khuyết này, làm thế nào cải thiện chất lượng những quy định luật pháp, loại bỏ trở ngại đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng một số dịch vụ hỗ trợ có thể cải thiện đáng kể tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Những biện pháp thường được sử dụng trong một số quốc gia là dịch vụ thông tin chuyên nghiệp, dịch vụ thông tin pháp luật, dịch vụ đào tạo, vốn vay, bảo lãnh vốn vay, v.v. Các công nghệ hiện đại như Internet, cơng nghệ di động cũng giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy nhanh q trình cải cách. Các cơng nghệ này cũng có thể làm tăng tính minh bạch và hạn chế tham nhũng.

3) Pháp luật về mơi trường kinh doanh

Hồn thiện khung khổ pháp luật cho doanh nghiệp hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh, phát huy nội lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, đối xử bình đẳng về thủ tục thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường và rút khỏi thị trường giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi. Có thể nói việc đơn giản hóa, thuận lợi hóa thủ tục thành lập và sáp nhập doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện đáng kể chỉ số gia nhập thị trường, gia tăng chất lượng môi trường kinh doanh quốc gia.

Cần thay đổi quan niệm doanh nghiệp chỉ được quyền kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký và ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều này dẫn tới thực trạng, nhiều doanh nghiệp khi đăng ký thành lập đã kê khai quá nhiều ngành nghề kinh doanh, nhưng thực tế doanh nghiệp chỉ kinh doanh một vài ngành nghề nhất định và ngược lại. Chính vì vậy cần có những giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động đăng ký ngành nghề kinh doanh mà khơng cần phải mã hóa theo mã ngành kinh tế quốc dân. Khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy khơng

ghi nhận tồn bộ ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ ghi nhận ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Như vậy, doanh nghiệp sẽ được kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật khơng cấm. Bên cạnh đó, thay đổi quy định yêu cầu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề trước rồi mới được kinh doanh, cho phép doanh nghiệp chuyển hướng kinh doanh trước, sau đó đăng ký lại với cơ quan quản lý và tăng cường chính sách hậu kiểm. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động hơn, chớp thời cơ, loại bỏ những rủi ro kinh doanh.

4) Tăng cường hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ

Trong bối tồn cầu hóa, tự do hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề đổi mới để cạnh tranh và tăng lợi nhuận càng trở nên gay gắt đòi hỏi một hệ thống SHTT hữu hiệu và chặt chẽ để ngăn chặn sự cạnh tranh hỗn loạn, khơng trung thực, đồng thời kích thích năng lực đổi mới nội sinh. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng SHTT được khẳng định là ưu tiên hàng đầu trong nhiều quốc gia. Hầu hết các biện pháp chính sách nhằm tăng cường nhận thức về SHTT của doanh nghiệp và thúc đẩy cơ sở hạ tầng phục vụ SHTT. Tăng cường nhận thức với nhiều cánh tiếp cận khác nhau để giảm thiểu những cản trở cho doanh nghiệp áp dụng các biện pháp SHTT như cung cấp cơ sở dữ liệu điện tử, trợ giúp tài chính và một loạt các trợ giúp khác.

Với sự nổi lên và phát triển rất nhanh của các cơng nghệ mới thì chính sách SHTT, đặc biệt là chính sách về sáng chế đang trở thành vấn đề cơ bản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì đổi mới và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường khi mà tri thức và đổi mới đang là vấn đề cốt lõi của lợi thế cạnh tranh.

5) Tài chính cho R&D và đổi mới

Vấn đề này được các quốc gia phát triển thể hiện dưới nhiều hình thức để thúc đẩy hoạt động R&D của doanh nghiệp. Ngồi ra cịn có sự kết hợp giữa hỗ trợ tài chính trực tiếp và khuyến khích thuế. Nhìn chung, các biện pháp tài chính được xem như một công cụ không chỉ thúc đẩy chuyên biệt vào R&D mà còn thúc đẩy diện rộng hơn tức là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đổi mới. Các biện pháp chính sách tài chính cụ thể cho R&D vừa được đề cập ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)