Đối tượng 2011 2012 2013 2014 2015
SC GPHI SC GPHI SC GPHI SC GPHI SC GPHI Đơn đăng ký 68 57 62 46 79 49 83 42 110 51 Bằng độc quyền 15 21 11 19 20 24 04 26 17 26
Ghi chú: SC (sáng chế), GPHI (giải pháp hữu ích).
Nguồn: NCS tổng hợp từ công báo SHTT, 2016
Số lượng đơn đăng ký và văn bằng độc quyền cấp cho các doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp và viện R&D hoặc trường đại học cùng đứng tên đăng ký hoặc sở hữu. Theo tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu cơng báo của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2011-2015, số lượng đơn đăng ký và số lượng bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích mang tên ―doanh nghiệp‖ Việt Nam chỉ có vài chục, thậm chí có năm chỉ có vài bằng độc quyền sáng chế. Nếu chỉ tính cho các doanh nghiệp thuần Việt thì số lượng cịn khiêm tốn hơn nhiều. Như vậy qua số liệu tại Bảng 3.2,
có thể kết luận rằng doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kết quả là cơng nghệ mới có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.
Kết quả trên có thể nói lên rằng đa số doanh nghiệp Việt Nam, thậm chí nhiều doanh nghiệp lớn không mặn mà với phát triển năng lực công nghệ tự thân (in-house
R&D). Đa số doanh nghiệp dựa vào cơng nghệ nhập dưới hình thức máy móc thiết bị,
CGCN theo phương thức chìa khóa trao tay từ nước ngồi hoặc liên doanh với các đối tác nước ngồi. Điều này có thể lý giải các doanh nghiệp chưa có tầm nhìn chiến lược dài hạn, quan tâm nhiều đến lợi nhuận trước mắt, chưa quan tâm xây dựng chiến lược R&D, phát triển năng lực công nghệ lâu dài. Trong nghiên cứu của CIEM, GSO và nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) tiến hành năm 2013 cho thấy trong tổng số mẫu 8.010 doanh nghiệp, với đa số gần 91% doanh nghiệp khơng thực hiện cải tiến cơng nghệ đang có hoặc tiến hành R&D, chỉ
có khoảng 8% doanh nghiệp thực hiện một hoặc cả hai hình thức đầu tư vào đổi mới, có duy nhất 1% doanh nghiệp thực hiện cải tiến và tiến hành R&D (Hình 3.3).
Hình 3.3. Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện cải tiến công nghệ và R&D (CIEM, 2014)
Về phía doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp đa quốc gia thì có thể nói rằng hoạt động R&D thường ít được thực hiện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đa quốc gia sử dụng công nghệ chủ yếu do các cơng ty mẹ ở nước ngồi của họ cho phép để có hiệu quả tối ưu trong điều kiện Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngồi có xu hướng hoạt động độc lập với các cơng ty trong nước và ít tạo thành mạng lưới liên kết sản xuất, cung cấp và phân phối sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp lớn nhà nước thì có thể nói rằng các doanh nghiệp ít chủ động trong các hoạt động R&D, bởi vì các doanh nghiệp này nhận tài trợ nhà nước để thực hiện các dự án R&D dựa trên kế hoạch KH&CN hằng năm của doanh nghiệp. Thực tế tại quốc gia đang phát triển cho thấy các doanh nghiệp lớn nhà nước thường thiếu động lực để đổi mới vì họ chiếm vị trí độc quyền nhất định trong một số ngành nghề và hầu như khơng có cạnh tranh. Rất ít doanh nghiệp nhà nước thiết lập các đơn vị R&D và hoạt động R&D phục vụ cho hoạt động SX-KD của doanh nghiệp.
Trên thực tế, khi điều tra ý kiến các doanh nghiệp về sự hỗ trợ của các viện R&D trực thuộc đối với doanh nghiệp, thường nhận được những đánh giá chung chung, ít rõ ràng. Dường như các doanh nghiệp chưa thấy được hoạt động nghiên cứu mang lại
cơng nghiệp mạnh có các viện nghiên cứu lớn, tình hình cũng tương tự. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Văn Tuyên (2010) về mức độ hài lòng của doanh
nghiệp đối với các đơn vị R&D trực thuộc minh chứng khá rõ cho điều này. Thứ nhất, nhìn từ giác độ doanh nghiệp, nghiên cứu này đã chỉ ra 2 chiều hướng rất khác
nhau về mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với đơn vị R&D trực thuộc. Hầu hết các tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với đơn vị R&D của nhóm cơng ty/ xí nghiệp đều cao hơn nhiều so với nhóm tập đồn, tổng cơng ty nhà nước (sự khác nhau ở mức ý nghĩa 95%), đặc biệt là các tiêu chí về đáp ứng những địi hỏi từ doanh nghiệp, nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới/sản phẩm được cải tiến, phân tích thử nghiệm mẫu nguyên vật liệu, sản phẩm; giải mã, thích nghi các cơng nghệ mà doanh nghiệp mua về; lắp đặt, đưa vào vận hành thiết bị do doanh nghiệp mua về; hợp tác với các viện, trường, doanh nghiệp bên ngoài để thực hiện các hoạt động KH&CN phục vụ doanh nghiệp. Thực tế này có thể lý giải rằng hầu hết các đơn vị R&D trực thuộc các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước đều do q trình chuyển đổi/ ghép nối mang tính hành chính. Chính vì vậy, theo ý kiến của một số tổng công ty việc có hay khơng đơn vị R&D trực thuộc các tổng công ty này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động SX-KD của doanh nghiệp, thậm chí có những tổng cơng ty cho rằng việc có đơn vị R&D trực thuộc tạo thêm ―gánh nặng‖ cho doanh nghiệp vì hằng năm phải đầu tư một khoản kinh phí nhất định để ―ni‖ các đơn vị R&D này. Điều này có thể nhận thấy có khá nhiều các đơn vị R&D sau một thời gian được đưa về trực thuộc các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước đã phải ―tìm mọi cách để thốt khỏi‖ sự quản lý của doanh nghiệp để trở thành các đơn vị R&D trực thuộc các bộ quản lý nhà nước. Thứ hai, nhìn từ giác độ đơn vị R&D trực thuộc (chủ yếu là các
viện thuộc các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh) cho thấy sự hài lòng của các đơn vị này đối với doanh nghiệp mẹ cũng chỉ ở mức trung bình. Cá biệt ở một số hoạt động (định kỳ thơng báo những khó khăn, vướng mắc,… nhu cầu KH&CN của các doanh nghiệp thành viên để viện nghiên cứu, tìm giải pháp; thơng tin về các kết quả nghiên cứu của Viện cho các doanh nghiệp thành viên biết để áp dụng; chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên phối hợp với viện trong công tác nghiên cứu, áp dụng thành tựu KH&CN), một số đơn vị R&D còn cho thấy mức độ hài lòng rất thấp đối với doanh
nghiệp mẹ. Điều này phản ánh sự quan tâm, hỗ trợ của các doanh nghiệp mẹ đối với hoạt động KH&CN phục vụ trực tiếp cho doanh nghiệp mình, cách thức điều hòa phối hợp giữa hoạt động KH&CN với các hoạt động khác trong các doanh nghiệp còn ở mức độ hạn chế.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chiếm phần lớn số lượng doanh nghiệp, ít có khả năng tổ chức hoạt động R&D nội tại và thiếu thông tin đầy đủ về tri thức mới hoặc nguồn lực cần thiết để nghiên cứu, tạo ra công nghệ cho riêng doanh nghiệp. Những rào cản đối với phát triển cơng nghệ gồm thiếu thơng tin về cơng nghệ thích hợp, nhận thức hạn chế về các sáng kiến công nghệ của chính phủ, doanh nghiệp thiếu nhận thức về nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp và các thủ tục rất phức tạp trong việc tiếp cận hỗ trợ. Những rào cản như vậy đặc biệt nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với chỉ khoảng 15% doanh nghiệp nhận được ưu đãi từ chính phủ (CIEM, 2014). Trình độ cơng nghệ thấp của các doanh nghiệp trong nước cản trở sự lan tỏa công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài. Và tất nhiên điều này dẫn đến sự tham gia ít của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
3.1.2. Thực trạng hoạt động R&D: trường hợp ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam Việt Nam
3.1.2.1. Lý do chọn ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam
Trong nghiên cứu này, tác giả chọn ngành công nghiệp thực phẩm làm ngành điển hình để nghiên cứu về thực trạng hoạt động R&D, dựa trên một số lý do:
- Đây là một trong những ngành chiến lược, được đề cập trong nhiều văn bản: Chiến lược cơng nghiệp hóa của Việt Nam trong khn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ); Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2035 (Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 Thủ tướng Chính phủ); Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 Thủ tướng Chính phủ); Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa của Việt Nam trong khn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ).
- Việt Nam là quốc gia nơng nghiệp, có thế mạnh về nguyên liệu trong chế biến các sản phẩm thực phẩm có chất lượng. Tuy nhiên, thời gian qua, Việt Nam chỉ xuất khẩu những sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp.
- Đây là ngành có thị trường lớn. Ngồi cơ hội lớn tại thị trường trong nước, việc Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, là thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thành viên của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thành viên của nhiều hiệp định kinh tế quốc tế đã thúc đẩy xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thực phẩm chế biến nói riêng. Q trình hội nhập tác động rất lớn đến doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm. Theo số liệu dự báo của Bộ Công Thương11, đến năm 2016, sức tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam sẽ tăng 5,1%/ năm, ước đạt khoảng 29,5 tỷ đô-la Mỹ. Mức tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người vào năm 2016 ước đạt khoảng 5,8 triệu đồng (tương đương 316 đơ-la Mỹ/ năm). Do đó, chế biến thực phẩm là lĩnh vực vô cùng tiềm năng với doanh nghiệp Việt Nam.
- Một vấn đề nữa đó là khi kinh tế phát triển, nhu cầu con người ngày càng đòi hỏi cao những thực phẩm sạch, thực phẩm ăn khơng béo, có thể bảo quản lâu, v.v.
- Dưới góc độ khả năng sinh lời, thống kê của Vietnam Report trên danh sách V1000 (1.000 doanh nghiệp đóng thuế cao nhất Việt Nam năm 2013) cho thấy, ngành thực phẩm – đồ uống có chỉ số ROE và ROA12 cao thứ hai trong các ngành kinh doanh, chỉ sau ngành viễn thơng. Trong danh sách đóng thuế, ngành thực phẩm - đồ uống cũng thuộc top 5, chỉ sau các ngành ngân hàng – tài chính – bảo hiểm, viễn thơng, khống sản – xăng dầu, xây dựng – bất động sản – vật liệu xây dựng.
- Đây là ngành hứa hẹn đem lại lợi thế so sánh cao, có thể thấy qua ví dụ sau: Hoa Kỳ nổi tiếng với Thung lũng Silicon thì Úc nổi tiếng với Thung lũng Thực phẩm (Food Valley) đóng góp những sản phẩm nổi tiếng khắp thế giới như sữa Úc, hoa quả Úc. Nhờ có nền nơng nghiệp phát triển, cộng thêm khả năng hỗ trợ của ngành công nghiệp thực phẩm, Úc trở thành quốc gia xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Pháp.
11
http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc
12 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity-ROE), tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return On
- Và cuối cùng, đây là ngành có thể mang tính đại diện cho doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam trên nhiều phương diện, kể cả khía cạnh R&D.
3.1.2.2. Doanh nghiệp ngành cơng nghiệp thực phẩm Việt Nam
Doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm bao gồm các doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế biến các sản phẩm của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản, sản xuất đồ uống và thuốc lá. Ngành này cũng gồm các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau như bia, rượu, nước giải khát, thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay và sản phẩm thực phẩm khác.
3.1.2.3. Hoạt động R&D của doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm qua mẫu điều tra qua mẫu điều tra
1) Khái quát về mẫu điều tra và mẫu phản hồi
Tổng số doanh nghiệp thuộc ngành cơng nghiệp thực phẩm Việt Nam tính đến thời điểm tháng 12/2013 (GSO, 2015) là 7.920 doanh nghiệp. Trong đó, số doanh nghiệp có thực hiện hoạt động sản xuất, chế biến (manufacturing) khoảng 2.500. Với tổng thể 2.500 doanh nghiệp và lượng thông thông tin từ mỗi bảng hỏi không nhiều, tỷ lệ lấy mẫu là 10% tổng thể, do vậy quy mô mẫu điều tra là 250 doanh nghiệp và số doanh nghiệp phản hồi bảng hỏi có thể xử lý được là 86 (chiếm 34,34%) (Bảng 3.3) (chi tiết về cuộc điều tra được mô tả chi tiết tại Phụ lục 1).