CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.2. Nghiên cứu và triển khai (R&D) và Đổi mới
1) Nghiên cứu và triển khai (R&D)
Nghiên cứu và triển khai (R&D) là hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách hệ thống để tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hoá, xã hội và sử dụng vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới. Thuật ngữ R&D đã được học giả Vũ Cao Đàm giải thích rõ trong các cơng trình nghiên cứu của mình (V.C.Đàm,
2003; 2011; 2012). R&D bao gồm 3 loại hoạt động: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng và triển khai.
Các hoạt động phát triển công nghệ sau D được học giả Vũ Cao Đàm tiếp tục làm rõ. Phát triển công nghệ bao quát tất cả các giai đoạn ―phát triển công nghệ sau D‖, là hoạt động chủ yếu trong nội dung sản xuất của doanh nghiệp, trong đó khái niệm ―phát triển công nghệ‖ bao gồm những nội dung chủ yếu: (i) Lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch nâng cấp hoặc mở rộng cơng nghệ, trong đó phát triển cơng nghệ được hiểu như ―mở mang công nghệ‖; (ii) Nhập công nghệ và CGCN nhằm mở mang các lĩnh vực công nghệ của sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu; (iii) Quản lý kỹ thuật và cơng nghệ, giám định cơng nghệ và đánh giá trình độ công nghệ. Như vậy, phát triển công nghệ phải được hiểu là sự ―mở mang công nghệ‖ theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
―Mở mang công nghệ theo chiều sâu‖ chính là sự nâng cấp công nghệ (Upgrading) từ trình độ thấp lên một trình độ cao hơn. Nội dung này thuộc phạm trù của chính sách đổi mới (innovation policy)4. Đó là sự ĐMCN dựa trên kết quả R&D các công nghệ của bản thân doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng CGCN để nhận một cơng nghệ có trình độ cao hơn từ các doanh nghiệp khác (chuyển giao ngang), hoặc nhận một công nghệ mới từ kết quả pilot của các tổ chức R&D (chuyển giao dọc),
hoặc thậm chí ký hợp đồng CGCN từ nước ngồi (bao gồm cả chuyển giao dọc và chuyển giao ngang).
―Mở mang cơng nghệ theo chiều rộng‖ chính là sự nhân rộng từ một dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp thành hai, ba hoặc nhiều dây chuyền cơng nghệ có cùng chức năng và cùng trình độ như dây chuyền công nghệ ban đầu. Nội dung này thuộc phạm trù của chính sách đối với sản xuất, nằm ngoài mối quan tâm của hệ thống KH&CN của một số quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ.
Từ đây, trong nghiên cứu này khái niệm “R&D” được hiểu như là các hoạt động
nghiên cứu và triển khai (trước D) và với quy ước này thì doanh nghiệp có thể tiến
hành các hoạt động:
4 Xem thêm Hoàng Văn Tuyên (2007a), ―Chính sách đổi mới: Một số vấn đề cơ bản‖, Tạp chí hoạt động khoa
Nghiên cứu cơ bản (tạo ra các lý thuyết) để mở rộng tri thức về các quá trình cơ bản liên quan đến những gì doanh nghiệp sản xuất, nghiên cứu chiến lược (theo nghĩa là nghiên cứu phù hợp với ngành sản xuất của mình nhưng khơng có ứng dụng cụ thể) nhằm mở rộng phạm vi các dự án ứng dụng;
Nghiên cứu ứng dụng (tạo ra các nguyên lý ứng dụng) nhằm cho ra những sáng chế cụ thể hoặc những cải tiến đối với các kỹ thuật hiện có;
Triển khai: Giai đoạn này gồm: thiết kế mẫu, triển khai và thử nghiệm, nghiên cứu tiếp để cải tiến thiết kế hoặc chức năng kỹ thuật.
2) Đổi mới
Thuật ngữ R&D và Đổi mới thường được nhắc đến đồng thời trong các tài liệu nghiên cứu về đổi mới.
Đổi mới (innovation) có tầm quan trọng ngày càng gia tăng và đóng vai trị như một nguồn lực của lợi thế cạnh tranh với tầm ảnh hưởng rộng lớn đến chính sách. Tuy nhiên, việc đưa ra một định nghĩa thống nhất khơng phải là đơn giản và đã có nhiều tranh luận về vấn đề này (M.Hà & cs., 2015).
Thuật ngữ đổi mới đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX khi nhà kinh tế học Schumpeter (1911) phân biệt giữa việc hình thành một ý tưởng cho sản phẩm hoặc quy trình (sáng chế) với việc ứng dụng ý tưởng đó (đổi mới). Đến năm 1939, Schumpeter mở rộng khái niệm đổi mới như là tập hợp của một chức năng sản xuất mới. Chức năng này bao trùm cả trường hợp hàng hố mới cũng như hình thức tổ chức mới (như sáp nhập), cả trường hợp mở ra những thị trường mới, sự kết hợp các yếu tố theo một cách mới hoặc tiến hành một sự kết hợp mới. Lundvall (1992) cũng
có những quan điểm tương tự.
Tác giả Nelson xác định đổi mới theo một khái niệm rộng bao gồm các quy trình
mà doanh nghiệp làm chủ và đưa vào thiết kế các sản phẩm và quy trình mới đối với doanh nghiệp, bất luận chúng mới trên tồn thế giới hay thậm chí quốc gia. Ở đây, khái niệm đổi mới không chỉ là việc giới thiệu một công nghệ lần đầu tiên mà còn là sự truyền bá công nghệ (Nelson, 1993).
Edquist đưa ra khái niệm đổi mới như là việc đưa tri thức mới ra nền kinh tế hoặc
như là kết quả của q trình học hỏi có tương tác. Tương tác trong nền kinh tế có thể là các phần tri thức khác nhau được kết hợp lại với nhau theo cách mới hoặc tri thức mới được tạo ra có khi là quy trình mới hoặc sản phẩm mới. Những tương tác như vậy không chỉ diễn ra trong mối liên quan đến R&D mà còn liên quan đến những hoạt động kinh tế thông thường và hằng ngày như việc mua bán, sản xuất và marketing. Sự tương tác xuất hiện trong các doanh nghiệp (giữa các cá nhân hoặc phòng, ban khác nhau), giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp khác nhau hoặc giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác thậm chí cả cơ quan cơng quyền (Edquist, 1997).
Đổi mới được Hindle & Yencken trích trong nghiên cứu của Gurr (2001) đưa ra khái niệm đổi mới ngắn gọn như sau: đổi mới là một ý tưởng - ứng dụng - tạo lợi nhuận. Ở đây tác giả sử dụng hai thuật ngữ đổi mới small-i và BIG-I. Đổi mới small-i – đó là từ đồng nghĩa trong cách giải thích đổi mới với sáng chế (invention) và tính mới (newsness). Đổi mới BIG-I xuất phát từ việc khai thác thương mại của tri thức mới, mục tiêu cuối cùng là tạo ra của cải, việc khai thác thương mại có thể thơng qua việc tạo ra một thực thể kinh doanh mới hay hình thành một doanh nghiệp mới trong tổ chức hiện có. Việc khai thác tri thức mới như vậy dẫn đến việc khám phá ra một cơ hội thương mại nhằm thay đổi cơ bản chức năng sản xuất (Hindle & Yencken, 2004).
Nghiên cứu của Ủy ban châu Âu cho rằng, đổi mới là một quy trình mà doanh nghiệp làm chủ và thực hiện công việc thiết kế, sản xuất hàng hoá và dịch vụ mà là mới đối với doanh nghiệp đó, bất luận chúng có mới hay khơng đối với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước (EC, 2003).
Tài liệu của OECD (2005) xác định đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình bao
gồm các sản phẩm và quy trình mới về cơng nghệ được thực hiện và cải tiến cơng nghệ đáng kể trong sản phẩm và quy trình. Đổi mới sản phẩm và quy trình cơng nghệ được thực hiện nếu sản phẩm mới đưa được ra thị trường (đổi mới sản phẩm) hoặc quy trình mới được sử dụng trong quy trình sản xuất (đổi mới quy trình).
Trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Quân & Nguyễn Hồng Việt (2006), sau khi phân tích một số đặc điểm của đổi mới (tính tổng thể, tính định hướng thị trường, tính đa dạng, tính khơng tuần tự, tính hệ thống, khả năng tự tiến hố và tự tổ chức, doanh
nghiệp là chủ thể của hoạt động đổi mới), các tác giả đã nhấn mạnh đổi mới là hoạt động tìm kiếm và theo đuổi lợi nhuận của các doanh nghiệp và doanh nhân trên thị trường thơng qua q trình tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới được thị trường chấp nhận. Đổi mới là một tổng thể bao gồm nhiều loại hoạt động xã hội rất phức tạp, có liên quan chặt chẽ với nhau như nghiên cứu, triển khai công nghệ, thiết kế chế tạo, tiếp thị và thương mại hoá, giáo dục, đào tạo được tiến hành bởi hàng loạt tổ chức, tác nhân liên quan như viện R&D, doanh nghiệp, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp, v.v. Hệ thống các tác nhân và quan hệ diễn ra trong hoạt động đổi mới có cấu trúc phức tạp, diễn tiến khơng tuần tự nhưng có khả năng tự tổ chức, tự liên kết, tự tiến hoá địi hỏi mơi trường và thiết chế quản lý thích hợp, khơng gian liên kết đủ rộng để có thể diễn ra hoạt động đổi mới. Do vậy, đổi mới khơng đơn thuần gói gọn trong chính sách, đổi mới vừa là các thực thể vừa là các mối quan hệ lại vừa là cách tiếp cận lý thuyết.
Tác giả Mai Hà (2013) đưa ra định nghĩa sau: đổi mới là quá trình kết hợp các sáng tạo và các hoạt động có liên quan mang lại giá trị bền vững (M.Hà, 2013).
Tóm lại, mặc dù có những cách định nghĩa và tiếp cận khác nhau, trong nghiên cứu này, khái niệm đổi mới được hiểu là một quá trình mà doanh nghiệp kết hợp các hoạt động có liên quan mang lại giá trị bền vững trên thị trường. Để đổi mới thành công, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của đổi mới mà doanh nghiệp thực hiện.