Phương pháp quản trị bằng mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động khối cơ quan tại đoàn bay 919 (Trang 26)

Bảng 3.1 Đánh giá cho điểm các tiêu chí đánh giá

6. Kết cấu của luận văn

1.6.3.6. Phương pháp quản trị bằng mục tiêu

Mơ hình quản lý mục tiêu được đưa ra và áp dụng từ nửa đầu thế kỉ 20, cha đẻ của mơ hình này là Peter Drucker chun gia quản trị người Đức, đây là một trong những mơ hình có ảnh hưởng lớn và được áp dụng phổ biến đến tận ngày nay. Mơ hình địi hỏi mỗi thành viên phải tự đưa ra cam kết, có trách nhiệm và chín chắn trong mỗi hành động cũng như trong suy nghĩ. Phương pháp nhấn mạnh lên các vấn đề về sự phối hợp của lãnh đạo và nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định; Định kỳ xem xét các tiến bộ đã đạt được của nhân viên; Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong công việc.

Phương pháp MBO là một hệ thống vòng tròn bắt đầu bằng việc thiết lập mục tiêu của tổ chức (bước 1) và cuối cùng quay trở lại bước đầu tiên này. Từ mục tiêu của tổ chức sẽ xây dựng mục tiêu riêng cho các bộ phận (bước 2) rồi từ đó mỗi nhóm/cá nhân sẽ tự xác định mục tiêu cụ thể dựa trên bản liệt kê trách nhiệm của nhân viên do người lãnh đạo chuẩn bị (bước 3). Từ mục tiêu trên, nhà quản lý và nhân viên cùng đưa ra kế hoạch hành động để hoàn thành những mục tiêu cụ thể của mình (bước 4). Từ bản trình bày các mục tiêu sẽ được kèm với bản mô tả chi tiết những hoạt động nhân viên đề ra để tiến hành thực hiện công việc (bước 5). Trong quá trình thực hiện cơng việc, nếu có bất kì có thay đổi do dữ liệu mới hoặc bổ sung thì mục tiêu sẽ được phân tích và điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thực tế (bước 6). Bước cuối cùng là đánh giá kết quả thực hiện công việc (bước 7).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động khối cơ quan tại đoàn bay 919 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)