Bảng 3.1 Đánh giá cho điểm các tiêu chí đánh giá
6. Kết cấu của luận văn
1.6.5. Lựa chọn chủ thể đánh giá và huấn luyện kỹ năng đánh giá thực hiện công
1.6.5.1. Lựa chọn chủ thể đánh giá kết quả thực hiện công việc
Khi phát triển một hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc, người quản lý của tổ chức phải đưa ra một loạt các quyết định quan trọng: Ai là người xây dựng tiến trình đánh giá? Ai đánh giá ai? Ai xem lại kết quả đánh giá? Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng như thế nào?. Chủ thể đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của nhân viên có thể là những đối tượng sau:
- Cấp trên đánh giá cho cấp dưới: Cấp trên đánh giá cho cấp dưới vì một số nguyên nhân sau: Để duy trì cấp bậc quyền lực bằng cách khẳng định sự lệ thuộc của cá nhân dưới quyền vào những người thực hiện quá trình đánh giá; Để trợ giúp cho các quyết định đề bạt, thăng chức; Để xác định nhu cầu đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân cho nhân viên; Để xác định các kỹ năng cịn thiếu của nhân viên từ đó xây dựng kế hoạch sắp tới.
Đây có thể được xem là chủ thể phổ biến nhất vì cấp trên là người trực tiếp quản lý nên biết rõ được việc hồn thành cơng việc của cấp dưới. Ngồi ra, cấp trên có trách nhiệm quản lý đơn vị mình nên cần phải đánh giá chính nhân viên của mình. Tuy nhiên, nhược điểm là vì cấp trên đánh giá cấp dưới nên dễ bị yếu tố mối quan hệ cá nhân ảnh hưởng dẫn đến đánh giá thiếu khách quan.
- Cấp dưới đánh giá cấp trên: Cấp dưới đánh giá cấp trên vì một số nguyên nhân sau: Do cấp dưới ở vị trí thuận lợi hơn để nhìn và đánh giá cấp trên của mình về nhiều khía cạnh (chun mơn, hành vi…); Giúp cho cấp trên lưu ý đến các nhu cầu của cấp dưới. Tuy nhiên, nhược điểm là cấp dưới dễ xuề xòa, dễ dãi đánh giá thiếu khách quan nhằm lấy lòng cấp trên.
- Đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau: Kết quả đánh giá này có thể được tin cậy nếu những nhân viên (đồng nghiệp) có cơng tác ổn định, cùng làm việc với nhau trong một thời gian dài và có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc hồn thành cơng việc. Mặc dầu vậy, cách lựa chọn này ít được sử dụng bởi vì dễ xảy ra tình trạng “bằng mặt mà khơng bằng lịng”, khiến kết quả đánh giá thiếu chính xác.
- Tập thể đánh giá (đánh giá nhóm): Nhân viên được đánh giá bởi tập thể hoặc các cấp quản trị có liên quan đến sự hồn thành cơng việc của nhân viên đó. Lựa chọn này có ưu điểm là thể hiện tính khách quan, nhưng nhược điểm là giảm vai trò của lãnh đạo cấp trên và khó mà có thể tập hợp một lúc nhiều cấp quản trị một lúc để đánh giá.
- Tự đánh giá: Người lao động tự đánh giá theo các tiêu chuẩn đã quy định. Phương pháp này chỉ có hiệu quả khi nhân viên có sự giác ngộ, tính tự giác cao và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng.
- Khách hàng đánh giá: Phương pháp này chỉ áp dụng cho đối với các công việc liên quan trực tiếp đến các dịch vụ phục vụ khách hàng (nhân viên bán hàng, lễ tân, tư vấn, tiếp thị…). Các thơng tin được thu thập từ phía khách hàng trong đánh giá nhân viên, sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý điều chỉnh các hành vi, thái độ để sự phục vụ hoàn hảo hơn.
1.6.5.2. Huấn luyện kỹ năng đánh giá thực hiện công việc
Như phần trên đã đề cập, công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên là rất quan trọng, vì kết quả của nó được sử dụng với nhiều quyết định nhân sự như: lương thưởng, thăng tiến, luân chuyển nhân sự…Do đó, nó khơng chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người được đánh giá, mà còn ảnh hưởng đến tổ chức. Việc nhận thức không đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đánh giá, sử dụng sai phương pháp, các tiêu chuẩn khơng chính xác sẽ tạo nên kết quả đánh giá thiếu chính xác, cơng bằng, lãng phí. Chính vì vậy, mà những người làm cơng tác đánh giá kết quả thực hiện công việc cần phải được đào tạo về quan điểm, nhận thức và kỹ năng đánh giá (Trần Kim Dung, 2013, trang 241). Có thể sử dụng hai phương pháp sau để đào tạo người đánh giá:
- Cung cấp các văn bản hướng dẫn: Phương pháp này có ưu điểm là cung cấp thơng tin về hệ thống đánh giá nhanh, ít tốn kém. Nhược điểm là kiến thức không được trang bị đầy đủ có thể dẫn đến sai lầm trong đánh giá.
- Tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện: Có ưu điểm là khắc phục được nhược điểm của cách trên, nhưng lại mất thời gian và tốn chi phí tổ chức khóa đào tạo.