Có những giá trị văn hoá doanh nghiệp không thuộc về văn hóa dân tộc, cũng không phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên, đƣợc gọi là những kinh nghiệm học hỏi đƣợc. Chúng hình thành hoặc vô thức hoặc có ý thức và ảnh hƣởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp có thể tích cực cũng có thể tiêu cực. Hình thức của những giá trị hoc hỏi đƣợc thƣờng rất phong phú và phổ biến:
- Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: đây là những kinh nghiệm có đƣợc khi xử lý các vấn đề chung. Sau đó chúng đƣợc tuyên bố và phổ biến chung trong toàn doanh nghiệp và tiếp tục đƣợc truyền lại cho các thế hệ nhân viên mới. Đó có thể là những kinh nghiệm về giao dịch với khách hàng, về phục vụ yêu cầu của khách hoặc cũng có thể là những kinh nghiệm ứng phó với những thay đổi…
- Những giá trị học hỏi từ các doanh nghiệp khác: Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, của những chƣơng trình giao lƣu giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, của những khoá đào tạo mà doanh nghiệp này mở cho nhân viên của doanh nghiệp khác tham gia… Thông thƣờng ban đầu có một nhóm nhân viên của doanh nghiệp tiếp thu những giá trị và truyền lại cho đồng nghiệp khác hoặc ngƣời này tự ý tiếp thu chúng… Sau một thời gian, các giá trị này trở thành ”tập quán” chung cho toàn doanh nghiệp.
- Những giá trị văn hoá đƣợc tiếp nhận trong quá trình giao lƣu với nền văn hoá khác: Đây là trƣờng hợp phổ biến đối với các công ty đa và xuyên quốc gia, các doanh
nghiệp gửi nhân viên tham dự những khoá đào tạo ở nƣớc ngoài, các doanh nghiệp có đối tác là ngƣời nƣớc ngoài …
- Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới mang đến: Việc tiếp thu những giá trị này thƣờng trải qua một thời gian dài, một cách có ý thức hoặc vô thức.
- Những xu hƣớng hoặc trào lƣu xã hội: Xu hƣớng ửƣ dụng điện thoại di động, xu hƣớng thắt cà vạt khi đến nơi làm việc, học ngoại ngữ, tin học…
Nhìn chung khó có thể thống kê hết các hình thức của những giá trị học hỏi đƣợc trong doanh nghiệp, chỉ biết rằng những kinh nghiệm này có rất ít sự góp mặt của nhà lãnh đạo, mà phần lớn chúng do tập thể nhân viên tạo ra. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là những ngƣời biết cách ứng xử với những kinh nghiệm này để đạt đƣợc hiệu quả quản trị cao nhất, tạo nên môi trƣờng văn hoá hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của doanh nghiệp.