Hội đồng quản trị nhà trường

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học loại hình tư thục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/3/2011, quy định:

"Trong trường phổ thông tư thục, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của trường, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết nghị của Đại hội đồng thành viên góp vốn và có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của trường phù hợp với quy định của pháp luật" [8, 226]. Cũng theo Quy chế này quy định thì Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng định hướng chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động

hàng năm của trường để trình Đại hội đồng thành viên góp vốn tại các kỳ họp; Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường để trình Đại hội đồng thành viên góp vốn xem xét thơng qua; Kiến nghị Đại hội đồng thành viên góp vốn xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của trường khi cần thiết hoặc kiến nghị việc bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị; Xây dựng và ban hành các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài chính của trường; quy định về việc hồn vốn, rút vốn và chuyển nhượng vốn phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính; Huy động các nguồn vốn để xây dựng trường; phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do Hiệu trưởng nhà trường trình; giám sát việc quản lý tài chính và tài sản của nhà trường; báo cáo về tài chính hàng năm của trường tại cuộc họp để Đại hội đồng thành viên góp vốn xem xét thơng qua; Đề cử và đề nghị công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định; Phê duyệt phương án tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của trường trên cơ sở đề xuất của Hiệu trưởng; Có kế hoạch và tổ chức giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường, giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, giám sát Hiệu trưởng và Kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp.

Trong Hội đồng quản trị thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ: Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị; có quyền triệu tập các cuộc họp của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị của Hội đồng quản trị, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị; chủ trì các cuộc họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn; Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý về tồn bộ hoạt động của nhà trường và kiểm sốt việc điều hành của Hiệu trưởng; Ký hợp đồng lao động với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng sau khi được cấp có thẩm quyền cơng nhận; Được quyền điều hành bộ máy tổ chức

và sử dụng con dấu của trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và ký các văn bản, quyết định của Hội đồng quản trị.

Như vậy sự đồng thuận trong Hội đồng quản trị của nhà trường ngồi cơng lập là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc định hướng xây dựng và phát triển uy tín nhà trường. Trong một nhà trường ngồi cơng lập mà Hội đồng quản trị khơng đồn kết thống nhất về mục tiêu, kế hoạch phát triển nhà trường, thường xuyên kiện cáo nhau thì sẽ tạo sự hoang mang trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh. Đội ngũ trong nhà trường sẽ khơng ổn định, khơng có tâm thế để học tập và làm việc, chất lượng giáo dục sẽ giảm sút. Điều đó có nghĩa với việc Hội đồng quản trị đã tự triệt tiêu nhà trường của mình.

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w