Cơ sở lý luận và thực tiễn của biện pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 108 - 109)

X Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc

8 biện pháp đề xuất

3.5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của biện pháp thực nghiệm

5.3.1.1. Cơ sở lý luận

Nếu tiếp cận quá trình dạy học theo quan điểm hệ thống mà trong đó các phần tử bao gồm: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất, kiểm tra đánh giá thì nội dung dạy học có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chất lượng trong toàn hệ thống. Nội dung dạy học ở tiểu học được quy định trong chương trình sách giáo khoa. Bộ chương trình sách giáo khoa hiện hành được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đại trà từ năm học 2000-2001. Chương trình dạy học là văn bản pháp quy mà giáo viên phải tuân theo tùy điều kiện cụ thể của từng trường, từ đó có thể áp dụng linh hoạt trên cơ sở không thay đổi nội dung và chương trình học bắt buộc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định.

Bên cạnh những thành công của Bộ chương trình sách giáo khoa là những mặt hạn chế như: chương trình sách giáo khoa được dùng chung cho tất cả các vùng có điều kiện hay khơng có điều kiện; trong 11 năm thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa thì có hai lần Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản Hướng dẫn giảm tải và ba lần thay đổi cách thức đánh giá học sinh;... Trong khi đó các trường tiểu học ngồi cơng lập trên địa bàn huyện Từ Liêm có điều kiện hơn các trường cơng lập là tổ chức hoạt động dạy học bán trú 2 buổi/ngày tại trường. Điều đó yêu cầu các trường phải xây dựng cho mình nội dung dạy học phù hợp ngồi thời gian học các nội

dung bắt buộc để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện khẳng định uy tín của trường mình.

3.5.1.2. Cơ sở thực tiễn

Qua phân tích thực trạng cho thấy việc thực hiện nội dung chương trình của các trường tiểu học ngồi cơng lập trên địa bàn huyện Từ Liêm còn bị thụ động khi chỉ dựa vào các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, một số trường còn chưa chú ý xây dựng nội dung và kế hoạch dạy học phân hóa đối tượng học sinh, dạy kỹ năng sống, dạy các môn tự chọn. Trong các tiết học tăng cường, nhiều trường thường cho giáo viên tự chuẩn bị nội dung để dạy nên giáo viên chủ yếu cho học sinh làm bù bài hay tự chữa bài làm sai trong các tiết học chính khóa và làm thêm các bài tập của mơn Tốn và mơn Tiếng Việt. Điều đó càng làm tăng thêm sự căng thẳng, nhàm chán trong học tập của học sinh. Thực tế các mơn học có liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng tạo nên nhân cách học sinh. Chính vì vậy, nội dung 4 (xếp loại học sinh cuối năm) là kết quả đánh giá cả quá trình rèn luyện các mặt hoạt động của học sinh. Nội dung 4 là nội dung đề tài đưa ra để theo dõi hiệu quả chung của quá trình thực nghiệm việc cải tiến 3 nội dung (cải tiến dạy môn học trong sách giáo khoa - Tốn; cải tiến dạy mơn Tự chọn - Tiếng Anh; cải tiến dạy Kỹ năng sống cho học sinh - Bơi).

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w