Kinh nghiệm xây dựng uy tín trường tiểu học ngồi cơng lập ở một số quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 39 - 45)

một số quốc gia trên thế giới

Từ nửa sau thế kỷ XX cho tới nay, mơ hình trường ngồi cơng lập (hay nói cách khác là mơ hình trường do tư nhân hay do các tổ chức không thuộc tổ chức nhà nước làm chủ) ngày càng được quan tâm nhiều hơn nhằm thực hiện nguyên tắc “giáo dục cho tất cả”. Nguyên tắc này có thể coi là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của mơ hình trường tư thục trên thế giới. Ở hầu hết các nước, cùng với sự gia tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục thì việc tăng cường, động viên nhân dân và xã hội chăm lo cho giáo dục là một trong những hình thức quan trọng. Mơ hình trường tư thục, trường dân lập được chính phủ các nước khuyến khích mở rộng bởi loại hình này càng phát triển thì mục đích trên càng được thể hiện rõ. Hiện nay tại các nước châu Á hay các nước châu Âu, ở các nước phát triển hay các nước đang phát triển thì bộ phận

các trường tư thục, các trường dân lập phát triển rất nhanh và mạnh cả về số lượng trường, số lượng học sinh và các loại hình đào tạo, liên kết cũng như chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Ở Trung Quốc, tính đến năm 1995 theo thống kê chưa đầy đủ, tồn Trung Quốc đã có 655 trường tiểu học tư thục.

Ở Nhật, các trường tư thục cũng đã được mở ở tất cả các cấp học nhưng mạnh nhất là bậc mầm non và bậc đại học, khoảng 70% trong khi số lượng các trường tiểu học tư chỉ chiếm khoảng 2%.

Ở Hàn Quốc năm 2009 có 75 trường tiểu học tư thục trên tổng số 5735 trường tiểu học công và 17 trường tiểu học quốc gia. Hiện nay theo Tờ Korea

Times cho biết, Viện Hàn Quốc về Chương trình giảng dạy và đánh giá (thuộc

Bộ Giáo dục Hàn Quốc) vừa cơng bố bản báo cáo phân tích về kết quả kỳ thi trắc nghiệm tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học. Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 11/2010 với hơn 450 000 học sinh. Trong báo cáo đã chỉ rõ, học sinh trường tư thục có điểm số cao hơn học sinh trường cơng và số lượng học sinh kém ở trường công lập nhiều hơn so với trường tư thục.

Ở In-đơ-nê-xi-a, chính phủ chủ trương: giáo dục khơng phải là đặc quyền của nhà nước và khuyến khích tư nhân tham gia bằng cách mở trường tư thục ở các cấp. Hiện nay, nhiều phụ huynh In-đơ-nê-xi-a khơng hài lịng với giáo dục công lập và lựa chọn các trường tư kiểu phương tây bất chấp mức học phí cao. Chính vì vậy, giáo dục tư thục bậc mầm non và đại học tại đây chiếm đến 80%.

Ở Thái Lan có khoảng 15% trường tiểu học tư thục và có tới 50% trường trung học tư thục.

Ở Phi-lip-pin, bậc tiểu học có khoảng 5% số học sinh theo học trường tư và khoảng 70% số học sinh theo học hệ trung học.

Ở Bang-la-đét, 100% số trẻ trong độ tuổi mầm non học tại trường tư, từ 16% đến 20% học sinh tiểu học và có tới 95% học sinh trung học đang theo học trong các trường tư thục.

Qua thống kê con số từ một vài nước trong khu vực châu Á, chúng ta có thể thấy ở hầu hết các nước, giáo dục tư thục chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy tỉ lệ trường tư ở các nước không tuân theo một quy luật nào nhưng tỉ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng và thu hút được rất đông học sinh theo học.

Ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, … trường tư cũng được ưa chuộng và chiếm tỉ lệ cao trong nền giáo dục.

Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng uy tín của hệ thống trường ngồi công lập trên thế giới, tác giả nhận thấy nổi lên một số vấn đề sau:

- Các trường ngồi cơng lập ln đặt ra chiến lược phát triển lâu dài với mục tiêu chất lượng đào tạo rất cao. Khẩu hiệu của các trường có thể hiểu như sau: Người ta khơng có, ta có; Người ta đã có thì ta có tốt hơn; Người ta có

tốt thì ta có mới (hiện đại). Với tiên chỉ như vậy nên sự cạnh tranh giữa các

trường với nhau thật gay gắt và quyết liệt về cung ứng các dịch vụ giáo dục. Bởi thế nên các trường mới thu hút được học sinh của các trường công vào học. Ở Trung Quốc, phương châm mở trường tư là “Đào tạo nhân tài, phát

triển tồn diện Đức, Trí, Thể, Mỹ, lao động cho thế kỷ XXI”. Ở Anh và Mỹ có

các loại hình trường “Độc lập” xác định mục tiêu đào tạo cho học sinh thi được vào các trường đại học nổi tiếng, có uy tín. Ngồi việc học kiến thức trong sách vở, các trường tư thục còn tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động thực tế tại các cơ sở sản xuất. Điều đó giúp học sinh khơng bị bỡ ngỡ khi ra trường, cũng như có tác dụng ngược trở lại cho việc phát triển nhân cách học sinh. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo tại các trường tư ở tất cả các nước nhìn chung đều cao hơn so với các trường cơng lập.

- Các trường ngồi cơng lập ở các nước rất đa dạng và phong phú. Cách thức tổ chức linh hoạt và năng động từ cấp tiền tiểu học (mầm non) đến cấp tiểu học, cấp trung học và đại học với nhiều hình thức khác nhau, từ loại hình đại trà đến các loại hình đặc biệt dành cho giới thượng lưu, có loại hình thiên về giáo dục nghệ thuật, có loại hình dành cho dân cư da màu thuộc tầng lớp khá giả, đến các trường dành cho người định cư.

- Mục tiêu phát triển của các nhà trường ngồi cơng lập trên thế giới là tạo một môi trường cung cấp dịch vụ giáo dục đầy đủ, vượt trội hơn các trường cơng lập. Do đó, đối tượng học sinh mà các nhà trường ngồi cơng lập hướng tới là con em các gia đình có điều kiện kinh tế. Chính vì vậy mức thu học phí của các trường ngồi cơng lập nhìn chung cao hơn so với trường cơng lập và có thể cao hơn nhiều so với thu nhập của cha mẹ học sinh. Có thể lấy ví dụ trường Tiểu học Pô-Lung-Kuk (Hồng Kông) thuộc tập đoàn giáo dục Sunway, mỗi học sinh phải đóng khoảng 45000HKD (~120 triệu đồng)/ 1năm; Ở Mỹ học phí trường tư dao động từ 7 000 USD đến 10 000USD (từ 140 triệu đến 200 triệu đồng)/1năm.

- Phần lớn các trường tư thục đều có cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị phong phú, hiện đại. Điển hình ở Anh, nhiều trường có điều kiện cơ sở vật chất để cho học sinh ở ngay lại trường trong suốt thời gian học nên rất nhiều gia đình có điều kiện đều gửi con đến đó, kể cả gia đình người nước ngồi. Ở Trung Quốc, trường tiểu học Quang Á và Kinh Hoa là hai trường tiên phong trong việc phát triển các dịch vụ phục vụ học sinh như: đưa thiết bị nghe nhìn, có đèn hồng ngoại tiêu độc vào trong phịng học, phịng nghỉ từ những năm 2001, có trung tâm chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, có bác sĩ dinh dưỡng, … Cho đến nay, nhà trường đã lắp đặt hệ thống nối mạng để cha mẹ học sinh có thể kiểm sốt việc học tập của con em mình bất cứ lúc nào.

- Đội ngũ giáo viên trường ngồi cơng lập thường là những giáo viên giỏi được tuyển chọn kỹ lưỡng cả ba mặt: Tư tưởng, tay nghề, nhân cách. Ví dụ ở Mỹ, tiêu chuẩn chung của giáo viên trường tư phải có trình độ cử nhân trở lên, trong đó có 40% đến 50% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

- Các trường ngồi cơng lập mặc dù do tư nhân thành lập, đặt dưới sự quản lý và làm chủ của tư nhân nhưng vẫn nằm trong hệ thống quản lý của nhà nước về giáo dục. Mỗi nước đều có cơ chế quản lý các trường ngồi cơng lập một cách khác nhau nhưng tựu chung vẫn phải đảm bảo mục tiêu giáo dục chung của nhà nước đó.

Tóm lại, qua tìm hiểu tình hình giáo dục tư ở các nước, có thể khẳng định, xây dựng uy tín giáo dục là yêu cầu tất yếu của xã hội và đặc biệt là sự phát triển ngày càng đa dạng của hệ thống trường tư. Khi xây dựng uy tín giáo dục, họ chú ý đến xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và chất lượng đội ngũ giáo viên và đồng thời tích cực quảng bá hình ảnh của mình ở trong nước và quốc tế.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu và hệ thống hoá các cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu trường học và những khái niệm có liên quan, tác giả nhận thức sâu sắc được rằng:

Giáo dục là cơ sở, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Muốn phát triển xã hội thì giáo dục phải được quản lý mà đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng giáo dục.

Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Muốn khẳng định chất lượng giáo dục của mình và đảm bảo cơng bằng trong sự cạnh tranh khi nền giáo dục hiện đại đang được mở rộng vào thị trường giáo dục Việt Nam, giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học ngồi cơng lập nói riêng cần phải nghiên cứu và “xây dựng uy tín trường học”. Hướng tới chất lượng đạt đẳng cấp quốc tế và được quốc tế cơng nhận. Điều đó khơng chỉ thu hút nhân tài mà cịn chống được tình trạng “nhập khẩu giáo dục” ở tất cả các cấp học ngày càng gia tăng ở nước ta.

Thực tế cho thấy, hệ thống giáo dục ngồi cơng lập đã góp phần khơng nhỏ cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Hệ thống này ra đời như là một hệ quả tất yếu khi cả nước đang khó khăn trong vấn đề thiếu hụt về cơ sở vật chất

đào tạo thanh thiếu niên (nhiều trường cơng lập có đến 50-60 học sinh trong một lớp học tiểu học trong khi thế giới yêu cầu chuẩn là 20-24 học sinh tiểu học trong một lớp học). Đảng và Nhà nước ta có chủ trương xã hội hố giáo dục và tạo mọi điều kiện thuận lợi về pháp lý để thu hút sự đầu tư của tư nhân vào giáo dục. Điều này thực chất là giải quyết vấn đề quá tải trong hệ thống các trường công lập. Hệ thống trường ngồi cơng lập đã gánh đỡ cho ngân sách nhà nước về giáo dục, có thể mang lại lợi ích to lớn hơn, làm mất dần cơ chế độc quyền trong giáo dục, các trường cơng lập vì thế cũng phải thay đổi cung cách quản lý để phát triển. Đến nay, hệ thống trường ngồi cơng lập phần nào đã đem lại hiệu quả nhất định và được xã hội đồng tình.

Tuy nhiên thực tế cho thấy để đạt được điều này thì các trường ngồi cơng lập phải tạo dựng cho mình một cung cách quản lý mới nhằm tạo cho mình một cái riêng, phù hợp với nhu cầu của xã hội. Điều này khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng uy tín các trường thuộc hệ thống ngồi công lập.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w