X Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc
5 I-sắc Niu-tơn 60 18 60 17 60
3.2.7. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh
lớp cho học sinh
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
Tổ chức tốt, hài hòa giữa các hoạt động học và chơi - chơi và học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học vì nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thơng qua các hoạt động có ý thức. Hoạt động thực tế có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực nâng cao thể lực, năng lực giao tiếp, kỹ năng ứng xử, xử lý tình huống và tăng cường thể chất và tinh thần của học sinh. Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kĩ năng thực hành. Các hoạt động đó sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin, kích thích óc sáng tạo cho học sinh.
3.2.7.2. Nội dung biện pháp
Hoạt động ngồi giờ lên lớp trong chương trình giáo dục tiểu học được quy định cụ thể tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại Điều 26 đã chỉ rõ:
Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học; Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn; Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khố, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hố; hoạt động bảo vệ mơi trường; lao động cơng ích và các hoạt động xã hội khác [8, 193].
Tổ chức các hoạt động thực tế cho học sinh ở trong nước như cắm trại, tìm hiểu làng nghề, di tích lịch sử, tham quan dã ngoại, hoạt động thực tế, hoạt động từ thiện,… và các hoạt động giao lưu văn hoá, giao lưu thể dục thể
thao, du học hè ở trong nước và nước ngoài là những hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung. Phương pháp giáo dục tích cực, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống, biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh sẽ giúp học sinh có cơ hội phát triển tồn diện nhân cách của mình.
3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường tiểu học ngồi cơng lập trên địa bàn huyện Từ Liêm, gắn giáo dục nhà trường với cộng đồng, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển của các nhà trường tiểu học ngồi cơng lập, các nhà trường cần tiến hành một số giải pháp sau:
- Quán triệt nhận thức của các thành viên trong nhà trường. Bản thân Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng nhà trường phải là người đầu tiên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng kế hoạch, phân công phân nhiệm cụ thể đảm bảo tuân theo những hướng dẫn về hoạt động ngoài giờ lên lớp của ngành và điều kiện hoạt động của nhà trường tiểu học ngồi cơng lập.
- Kết hợp hài hòa trong việc thực hiện các phong trào thi đua về thực hiện chương trình, các nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp được đánh giá qua các đợt thi đua trong năm học của nhà trường với các hình thức khen thưởng sau mỗi đợt.
- Tổ chức các hoạt động mang tính tập thể cao như kết hợp với các tổ chức trong nhà trường. Tập trung các hoạt động thể thao, bóng đá, trị chơi dân gian, các hoạt động tìm hiểu nội dung, chủ đề theo chương trình hoạt động ngồi giờ lên lớp và giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Đẩy mạnh các nội dung hoạt động hướng về cộng đồng như: Thực hiện công tác cùng tuyên truyền về An tồn giao thơng; Thực hiện cơng tác giữ gìn vệ sinh cảnh quan, tuyên truyền với mọi người về giữ gìn vệ sinh mơi trường; Công tác hỗ trợ ủng hộ các bạn nghèo, các bạn ở vùng sâu, vùng xa với phong trào tương thân, tương ái; Thực hiện tốt việc nhận chăm sóc gia đình chính sách, các di tích lịch sử qua đó giáo dục học sinh về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
- Đầu tư các điều kiện cho tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Sân chơi; Các dụng cụ phục vụ cho các trò chơi dân gian; Các dụng cụ phục vụ tuyên truyền; Sách tham khảo, truyện đọc được mua mới, vận động quyên góp sách truyện cho thư viện nhà trường; Nhà trường chủ động kết hợp với các tổ chức giáo dục ở trong nước và nước ngồi để có điều kiện pháp lý tổ chức các hoạt động giao lưu và tham gia các hoạt động xã hội khác.
- Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Các đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp, đặc biệt là chủ động trong các hoạt động bề nổi, các hoạt động lớn của nhà trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường có những giải pháp tích cực, đóng góp cơng sức và tiền của vào các hoạt động giáo dục chung, đặc biệt là hỗ trợ khen thưởng, huy động sự đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh có tiềm năng. Phát huy vai trị hỗ trợ cha mẹ học sinh ở các chi hội các lớp, phát huy nguồn lực từ cha mẹ học sinh cùng với việc xây dựng một quỹ riêng dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường hàng năm để chi phí cho hoạt động và bồi dưỡng cán bộ giáo viên tham gia.
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học ngồi cơng lập ln có thuận lợi hơn các trường cơng lập vì đây là thế mạnh của các nhà trường. Tuy nhiên nhiều nhà trường tổ chức còn chưa hiệu quả do còn non kém về kinh nghiệm tổ chức, bên cạnh đó nhiều nhà trường cịn chưa khích lệ được tinh thần tham gia của cán bộ, giáo viên. Vì vậy để thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ lên
lớp trong các nhà trường tiểu học ngồi cơng lập thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đội ngũ, trước hết là hiệu trưởng cần quán triệt tầm quan trọng và ảnh hưởng tích cực của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhiệm vụ dạy và học trong nhà trường. Đội ngũ Giáo viên cần có trách nhiệm cao với cơng việc, đề xuất với hiệu trưởng để biểu dương kịp thời những học sinh có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện hoạt động ngồi giờ lên lớp.
- Cần phân cơng cụ thể một thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường phụ trách riêng mảng hoạt động ngoài giờ lên lớp. Như vậy các hoạt động được tổ chức thường xun và có tính chun nghiệp cao.
- Là hoạt động có tính tập thể cao nên hiệu trưởng phải tích cực chỉ đạo các hình thức hoạt động phong phú, nội dung sao cho quá trình hoạt động diễn ra phải có mối quan hệ thầy trị, thu hút được mọi người, mọi đồn thể tham gia.
- Muốn tạo được hiệu quả, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được tổ chức thường xun, phải có mục đích xuất phát từ nhiệm vụ năm học, từ chiến lược phát triển của nhà trường, gắn liền với nội dung dạy trên lớp, gắn với chủ đề năm học, nội dung hoạt động Đội. Không coi hoạt động này chỉ là hoạt động vui chơi giải trí đơn thuần.
- Tuyên truyền kịp thời với cha mẹ học sinh về tác dụng, tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp để cha mẹ học sinh cùng tham gia và tạo điều kiện cho con em tham gia các hoạt động tập thể lớn.
- Hiệu trưởng cần bồi dưỡng lực lượng trẻ, lực lượng đồn viên thanh niên làm nịng cốt trong các hoạt động và tiếp tục kế thừa, phát triển các phong trào của trường.
- Hình thức hoạt động phải mang tính giáo dục nhẹ nhàng, vui tươi phong phú, hỗ trợ cho hoạt động học tập ở trên lớp.