Thường xuyên cải tiến việc thực hiện nội dung chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

X Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc

5 I-sắc Niu-tơn 60 18 60 17 60

3.2.3. Thường xuyên cải tiến việc thực hiện nội dung chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Cải tiến việc thực hiện nội dung và chương trình sách giáo khoa để đảm bảo chất lượng giáo dục tồn diện trong nhà trường, khẳng định uy tín của trường tiểu học ngồi cơng lập, tạo ra chất lượng vượt trội và sự khác biệt với các trường tiểu học công lập và ngồi cơng lập khác.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Việc bắt buộc đầu tiên đối với các trường tiểu học ngồi cơng lập là phải thực hiện đầy đủ nội dung và chương trình học trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đúng phân phối chương trình cho từng tiết, từng tuần, đúng với nội dung của mỗi tiết học trong sách giáo khoa và theo Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Bên cạnh đó các nhà trường ln phải cập nhật những yêu cầu về giảm tải chương trình sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn. Về phân phối thời gian: Đảm bảo phân phối thời gian học tập ở tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại chương trình tiểu học: Tiểu học có năm lớp học (lớp 1 đến lớp 5) mỗi năm học có 35 tuần lễ, mỗi tuần lễ có 5 ngày học. Dạy học các môn bắt buộc trong mỗi ngày học kéo dài không quá 4 giờ (240 phút) và chia thành các tiết học. Mỗi tiết học trung bình 35 phút. Giữa hai tiết học, học sinh nghỉ 10 phút, mỗi buổi học có 25 phút nghỉ để vui chơi và tập thể dục. Tuy nhiên với các trường ngồi cơng lập có đặc thù riêng nên việc thời gian ở trường của học sinh có thể kéo dài hơn so với quy định để học các môn tự chọn và tham gia các hoạt động rèn kỹ năng sống. Cụ thể:

- Mỗi ngày học các nhà trường có thể sắp xếp 7 tiết học văn hoá (theo quy định trường dạy 2 buổi/ngày của Sở Giáo dục và Đào tạo) và thêm 1 tiết dành cho hoạt động. Như vậy mỗi ngày sẽ có 8 tiết học, nhưng các tiết học này sắp xếp xen kẽ nhau giữa các môn học cơ bản và các môn chuyên biệt để học sinh đỡ nhàm chán và đồng thời cũng dễ cho việc bố trí giáo viên. Đây là điểm khác biệt cơ bản của trường ngồi cơng lập với trường công lập bởi các trường ngồi cơng lập nếu có điều kiện dạy 2 buổi/ngày thì buổi sáng ln được sắp xếp học chính khố và buổi chiều là học tăng cường các mơn tự chọn. Như vậy việc bố trí giáo viên buổi chiều gặp rất nhiều khó khăn.

- Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo ln có những văn bản chỉ đạo dạy giảm tải chương trình sách giáo khoa nhưng thực chất nội dung giảm tải đó chỉ nên dùng cho học sinh các vùng miền khơng có điều kiện cịn so với mặt bằng học sinh ở thành phố và đặc biệt là học sinh trong các trường ngồi cơng lập thì những nội dung giảm tải (chủ yếu về số lượng bài, những nội dung khó) vẫn nên triển khai và dạy bình thường. Đặc biệt hơn, các nhà trường ngồi cơng lập hồn tồn có thể tự soạn thêm những nội dung phù hợp với đối tượng học sinh của mình để tạo điều kiện cho học sinh khi chuyển cấp có thể tham gia thi vào các trường có uy tín của thủ đơ.

- Song song với việc xây dựng chương trình riêng phù hợp với yêu cầu của nhà trường dựa trên các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục để tạo điều kiện phát huy hết vai trị tích cực, chủ động của từng học sinh.

- Gia đình học sinh trong các trường ngồi cơng lập đều có điều kiện nên nhà trường chủ động đưa thêm các môn học khác vào dạy cho học sinh như: Tiếng Anh, Kĩ năng sống, Bơi, Khiêu vũ thể thao, Tin học, … Đây là những môn học rất phù hợp trong điều kiện phát triển xã hội hiện nay mà các trường cơng lập khó có thể thực hiện do các môn học này không phải là mơn bắt buộc nên khơng có biên chế cho giáo viên dạy.

Mỗi nhà trường tiểu học ngồi cơng lập đều phải xây dựng quỹ thời gian cho học sinh học các môn tự chọn và tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng cho mình. Nếu các hoạt động đó chỉ xếp vào một thời gian nhất định cho tất cả các lớp thì khơng thể tận dụng được nguồn nhân lực trong trường, khó huy động giáo viên tham gia vì khơng thể sắp xếp giáo viên dạy cả ngày hoặc có ngày chỉ dạy có 1-2 tiết được. Chính vì vậy bộ phận sắp xếp thời khoá biểu trong trường phải nắm được quy định của Bộ về việc sắp thời khoá biểu và phải chú ý đến quyền lợi học tập của học sinh. Vậy để hài hồ trong việc bố trí dạy học các mơn bắt buộc và các môn tự chọn trong trường, chúng ta nên xếp các môn bắt buộc và các môn tự chọn xen kẽ nhau để học sinh học không bị nhàn chán, giáo viên không bị quá tải, đồng thời bố trí giáo viên dạy xen kẽ các lớp cũng thuận lợi hơn. Các trường tiểu học ngồi cơng lập có ưu thế hơn các trường cơng lập là ngay từ đầu họ đã có chiến lược dạy học bán trú tại trường. Trong mỗi nhà trường, Hiệu trưởng là người chỉ đạo nhà trường thực hiện mọi nhiệm vụ năm học. Người Hiệu trưởng có thể chỉ đạo cải tiến việc thực hiện nội dung và chương trình trong nhà trường dựa trên những quy định về thời lượng của mỗi ngày học. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở cấp Tiểu học mỗi ngày học có tối đa 7 tiết học văn hoá nhưng với các nhà trường ngồi cơng lập có thể thêm mỗi ngày 1 tiết hoạt động để có điều kiện tăng cường thêm các hoạt động rèn kỹ năng sống. Như vậy mỗi tuần, mỗi lớp có 40 tiết được chia ra 24 tiết chính khố (học chương trình bắt buộc) và 16 tiết tự chọn được chia ra các môn học Ngoại ngữ (từ 6 - 10 tiết), các mơn tự chọn cịn lại như Tin học, hoạt động tập thể, Kỹ năng sống, Bồi dưỡng kiến thức (từ 6 đến 10 tiết).

Tuỳ điều kiện cụ thể của từng trường, Ban giám hiệu lên kế hoạch và xếp thời khóa biểu cho phù hợp. Tuy nhiên khi tiến hành phân chia thời khóa biểu phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Dạy đủ các môn bắt buộc.

- Đan xen giữa các tiết học, môn học cho hợp lý. Không nên phân chia cụ thể kế hoạch dạy học buổi thứ nhất và buổi thứ hai trong ngày. Tuy nhiên nên ưu tiên các mơn chính khố vào buổi sáng, các mơn năng khiếu và tự chọn vào buổi chiều. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp học sinh có thái độ tơn trọng các mơn học như nhau, có tâm thế học tập như nhau các tiết học, đồng thời sẽ không gây mệt mỏi cho học sinh.

Cải tiến việc thực hiện nội dung và chương trình trong nhà trường càng cần thiết hơn khi mọi hoạt động của trẻ hầu hết diễn ra ở trường suốt từ sáng đến chiều. Trong hoạt động dạy học và giáo dục cần kết hợp cân đối, hài hòa giữa học tập, vui chơi và các hoạt động khác đối với học sinh tiểu học. Làm sao cho các em học sinh khi đến trường luôn cảm thấy vui vẻ, phấn khởi theo đúng chủ trương của ngành “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Khi đó, các em sẽ tăng thêm hứng thú và khả năng học tập, thêm yêu trường, mến lớp và có điều kiện phát triển tồn diện.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Bám sát các văn bản chỉ đạo của ngành, của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Từ Liêm.

- Dựa trên phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thực hiện đúng quy chế chuyên môn theo quy định của ngành.

- Thực hiện chế độ quản lý thông tin hai chiều để kịp thời điều chỉnh nếu thấy bất hợp lý.

- Đội ngũ trong nhà trường cần phải tích cực, chủ động thay đổi để ln đem đến cho các em học sinh những điều mới mẻ, thú vị khi ở trường.

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w