X Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc
7 Thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục 2.4 14 2.2 56 2.3
2.4.1. Về đội ngũ giáo viên
Bảng 2.10: Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh các trường
tiểu học ngồi cơng lập huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong năm học 2011 - 2012 TT Trường Tiểu học dân lập Tổng số lớp Tổng số học sinh Tổng số CBQL Tổng số giáo viên Tổng số nhân viên 1 Đoàn Thị Điểm 94 2948 9 161 191
2 Lê Quý Đôn 75 2151 5 114 54
3 Lô-mô-nô-xốp 26 810 6 44 39
4 Việt - Úc 12 230 1 20 52
5 Niu - tơn 3 46 4 18 4
6 Ô-lym-pia 4 56 2 13 42
Tổng 214 6241 27 370 382
Nguồn: Kế hoạch hoạt động các trường năm học 2011-2012.
Theo báo cáo của các trường tiểu học ngồi cơng lập trên địa bàn huyện Từ Liêm, năm học 2011-2012 các trường tiểu học ngồi cơng lập trên địa bàn huyện Từ Liêm có 370 giáo viên. Như vậy so với 214 lớp thì đội ngũ giáo viên các trường không thiếu (tỷ lệ khoảng 1,7) so với tỷ lệ chuẩn của các trường cơng lập có điều kiện dạy 2buổi/ngày là 1,5giáo viên/1 lớp (Bảng 2.10). Bên cạnh đó ở các trường ngồi cơng lập, ngồi bộ phận giáo viên cịn có cán bộ phụ trách ăn ngủ cho học sinh, cán bộ phụ trách ô tô chiếm số lượng tương đối lớn (nhiều hơn với số lượng giáo viên).
Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ của nhà trường. Đặc biệt 100% số cán bộ giáo viên trong các trường dân lập này đều là lao
động hợp đồng nên nhà trường có điều kiện tuyển chọn cán bộ giáo viên có chất lượng, tâm huyết với nghề, đảm bảo yêu cầu riêng của từng trường. Với các trường có chất lượng, có uy tín thì việc tuyển chọn cán bộ giáo viên khá chặt chẽ như trường Đoàn Thị Điểm, trường Lơ-mơ-nơ-xốp. Mặt khác, các nhà trường cũng gặp phải khó khăn về ổn định đội ngũ, sinh hoạt tổ nhóm chuyên mơn, tổ chức các chun đề, sắp xếp thời khóa biểu, tham gia các phong trào chuyên môn của ngành, đặc biệt là cơng tác quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Như vậy ngoài hệ thống giáo viên đứng lớp, cán bộ quản lý, các trường ngồi cơng lập cịn chủ động được nguồn nhân lực khác chuyên nghiệp hơn so với các trường công lập là hệ thống cán bộ bán trú riêng (phụ trách cho học sinh ăn ngủ bán trú) và hệ thống các cán bộ quản lý có kinh nghiệm làm trợ lý chuyên môn hoặc trợ lý hoạt động của nhà trường (họ là các cán bộ đã từng làm chuyên viên của các Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận huyện, các hiệu trưởng, hiệu phó các trường cơng lập đã nghỉ hưu). Đây là điểm thuận lợi cho các trường ngồi cơng lập trong việc đào tạo cán bộ phục vụ một cách chuyên nghiệp và giáo viên có nhiều thời gian đầu tư vào chuyên môn hơn.
Tuy nhiên theo quy định của bảo hiểm xã hội thì tất cả các cá nhân cơng tác tại các trường ngồi cơng lập đều tham gia bảo hiểm theo quy chế của doanh nghiệp. Trong khi đó khơng phải tất cả các nhà trường đều đóng bảo hiểm cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường và nếu có đóng bảo hiểm xã hội thì ln đóng ở mức thấp nhất (ngang với bậc lương của cán bộ cơng chức, khơng đóng theo mức lương thực hưởng). Đây là vấn đề mà khiến cho tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên khi công tác tại các trường ngồi cơng lập đều khơng an tâm và khơng muốn gắn bó lâu dài với nhà trường. Họ ln tìm cách để được vào dạy trong các trường công lập nên vấn đề ổn định đội ngũ giáo viên trong các nhà trường ngồi cơng lập ln là vấn đề khó khăn nhất.