Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động dạy học và giáo dục, tổ chức bán trú và đưa đón học sinh

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 88 - 91)

X Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc

5 I-sắc Niu-tơn 60 18 60 17 60

3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động dạy học và giáo dục, tổ chức bán trú và đưa đón học sinh

và giáo dục, tổ chức bán trú và đưa đón học sinh

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị dạy học để tạo môi trường học tập tốt, hiện đại, khơng bị lỗi thời lạc hậu. Đó là bộ mặt của nhà trường, là hình ảnh ra mắt đầu tiên để hấp dẫn của nhà trường với cha

mẹ học sinh và học sinh. Việc làm đó cũng là để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, khẳng định uy tín của trường.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Cơ sở vật chất (trường lớp, đồ dùng, phương tiện, thiết bị dạy học) là điều kiện thiết yếu quan trọng để tiến hành q trình dạy học có hiệu quả. Cơ sở vật chất có vai trị quan trọng thứ ba sau vai trò của giáo viên và học sinh trong việc quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Các nhà trường thấy rõ mức độ cần thiết và chú trọng tới việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường. Muốn vậy, các nhà trường thường xuyên cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu dạy và học, yêu cầu rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất cho học sinh.

- Giữ gìn khung cảnh sư phạm, đảm bảo cảnh quan nhà trường.

- Tăng cường trang bị, áp dụng thiết bị kỹ thuật tiên tiến vào các hoạt động trong nhà trường.

- Giáo dục tính tự giác giữ gìn, bảo vệ cơ sở vật chất cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

Trong các nhà trường ngồi cơng lập, kinh phí dành cho xây dựng cơ sở vật chất chủ yếu dựa vào đầu tư ban đầu của Hội đồng quản trị và các cổ đơng, sau đó là nguồn thu từ học sinh. Mặc dù Nhà nước có hỗ trợ nhưng chủ yếu hỗ trợ về mặt pháp lý, nhưng các trường ngồi cơng lập vẫn phải đóng thuế (ưu đãi trong giáo dục) là 3% doanh thu của nhà trường (các doanh nghiệp kinh doanh khác là 10%) cho Nhà nước. Một số trường thu hút được nhiều học sinh đến học thường là trường có đầu tư nhiều cho cơ sở vật chất như xây dựng trường lớp khang trang, sĩ số học sinh trong lớp chỉ bằng 2/3 sĩ số trong lớp của các trường cơng lập, trường có sân chơi, bãi tập, có các phịng học chức năng, có bể bơi, phịng học có điều hồ, có nối mạng internet, học sinh có phịng ăn, ngủ riêng, … Tất cả các yếu tố về cơ sở vật chất như trên đều hướng tới xã hội hiện đại, chuyên nghiệp nên ngay từ đầu cha mẹ học

sinh đã tin tưởng và gửi con vào trường. Chính vì nắm được tâm lý như vậy nên các nhà quản; lý giáo dục thuộc hệ thống ngồi cơng lập trong điều kiện có thể đều đầu tư rất mạnh cho cơ sở vật chất.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Trong bối cảnh huyện Từ Liêm còn rất nhiều quỹ đất dành cho dự án đơ thị thì các trường đang đi th địa điểm học hoặc đang học chung với trường trung học cơ sở phải nhanh chóng lập dự án đấu thầu đất dành cho trường tiểu học trong các khu đô thị mới. Đây là cơng việc khơng phải dễ. Khi có đất, có trường riêng rồi thì việc làm tiếp theo đó là đầu tư bằng nhiều nguồn lực để tăng cường kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho dạy học bán trú và dạy tăng cường các môn tự chọn: Ngoại ngữ, Tin học, các hoạt động phát triển năng khiếu trong nhà trường.

Cơ sở vật chất trong nhà trường tiểu học ngồi cơng lập bao gồm: Xây dựng khuôn viên theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia; Xây dựng nhà trường có đủ số phịng học để nhà trường tổ chức tốt hoạt động dạy học bán trú (có phịng ăn, nghỉ cho 100% học sinh); Đủ các phòng chức năng (thư viện chuẩn, phòng học tiếng, phòng học năng khiếu như múa, võ, đàn, …) và hệ thống sân chơi, bãi tập tạo điều kiện cho học sinh phát triển thể chất; Tăng cường máy vi tính, máy chiếu, nối mạng vào từng lớp học để tạo điều kiện truy cập thông tin tiện lợi nhất;

Trang thiết bị dạy học phải được trang bị đầy đủ, đồng bộ, đầu tư theo hướng hiện đại, cập nhật với các nước trong khu vực.

Thường xuyên bồi dưỡng kĩ năng sử dụng cơ sở vật chất và chỉ đạo việc sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có và khuyến khích giáo viên tự thiết kế, tự làm đồ dùng dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài dạy.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hội đồng quản trị nhà trường cần phải có nhận thức đúng đắn về vai trị của việc đầu tư cơ sở vật chất đối với sự phát triển bền vững của nhà trường.

Từ đó có kế hoạch đầu tư cho phù hợp với quy mô phát triển bền vững của nhà trường.

Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu nhà trường năng động biết cách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các thành viên trong Hội đồng quản trị và các cổ đông, của các tổ chức xã hội, của cha mẹ học sinh,...

Từng thành viên trong nhà trường phải tích cực sử dụng và biết giữ gìn cơ sở vật chất cả nhà trường. Đồng thời thường xuyên tham mưu với Ban giám hiệu và Hội đồng quản trị nhà trường về việc sửa chữa và mua sắm bổ sung cơ sở vật chất trong nhà trường ngày càng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w