X Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc
5 I-sắc Niu-tơn 60 18 60 17 60
3.2.8. Tích cực tổ chức các hoạt động xã hội hoá giáo dục
Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong xã hội; huy động tồn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực chăm lo cho hoạt động giáo dục trong nhà trường; góp phần khẳng định uy tín của nhà trường.
3.2.8.2. Nội dung biện pháp
Trên thực tế, cơ chế hoạt động của các trường ngồi cơng lập là xã hội hoá giáo dục. Bản chất của cơ chế này là huy động mọi nguồn lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân và các tổ chức xã hội góp phần hồn thiện các hoạt động giáo dục của nhà trường. Cha mẹ học sinh luôn được coi là lực lượng chính cùng hợp tác với nhà trường trong cơng tác giáo dục học sinh. Học sinh tiểu học còn quá nhỏ. Lứa tuổi tiểu học vẫn nằm trong sự bao bọc, nâng niu của cha mẹ nên việc trao đổi thường xuyên của cha mẹ học sinh với nhà trường về việc học tập của con ở trường là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, nhà trường ngồi cơng lập ln ln phải lắng nghe những góp ý thẳng thắn mang tính chất xây dựng của cha mẹ học sinh để rút kinh nghiệm cho nhà trường ngày càng hồn thiện hơn, bởi vì khi cha mẹ học sinh chấp nhận đóng tiền học phí, chấp nhận cho con đi học xa nhà, chấp nhận cho con dậy sớm để đi học bằng ơ tơ là họ đã rất có thiện chí với nhà trường. Chính vì vậy, các nhà trường biết huy động sức mạnh của cha mẹ học sinh thì hoạt động của nhà trường ln được ủng hộ và uy tín nhà trường ngày càng được khẳng định.
Mặt khác, nếu mỗi giáo viên chủ nhiệm làm tốt vai trị trách nhiệm của mình, tạo mối liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh, coi học sinh như chính con em ruột thịt của mình từ đó cha mẹ học sinh sẽ càng yên tâm, càng tin tưởng khi giao tương lai của con mình cho nhà trường.
3.2.8.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền làm sao để mọi người hiểu ra rằng: “Nếu xã hội và các gia đình quan tâm với cơng tác giáo dục của nhà trường thì con em họ được hưởng mơi trường giáo dục tốt hơn”. Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn với mục đích dành những gì đẹp nhất cho
trẻ, cải thiện điều kiện học tập của trẻ, đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trị, tạo cho trẻ có nhiều cơ hội phát triển năng lực bản thân hơn.
- Nhà trường chú trọng việc thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh thông qua vở ghi bài hàng ngày, sổ liên lạc sau một đợt kiểm tra. Tìm hiểu nguyện vọng phụ huynh, chia sẻ với họ về nỗi lo lắng về sự chậm tiến của trẻ, nêu rõ những cố gắng của giáo viên đã giúp đỡ trẻ nhưng chưa có kết quả vì thiếu sự phối hợp của gia đình. Đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể đề nghị gia đình và nhà trường cùng quan tâm để đem lại sự tiến bộ của trẻ.
- Yêu cầu phụ huynh chọn lựa được Ban đại diện cha mẹ học sinh từ cấp lớp là những người có thể chung sức, chung lịng với nhà trường để cùng giáo dục học sinh một cách tốt nhất.
- Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của phụ huynh, các nhà trường có thương hiệu trong hệ thống ngồi cơng lập trên địa bàn. Đây là điều kiện khắc phục những hạn chế của các nhà trường chưa có uy tín cần lắng nghe, tìm hiểu, học tập áp dụng cho nhà trường của mình.
- Trong một nhà trường, khi có một phụ huynh hay một người nào đó trực tiếp đến gặp hiệu trưởng để góp ý phê bình nhà trường về một điều gì đó là họ rất quan tâm đến nhà trường, chứng tỏ phong trào xã hội hoá ở nhà trường phát triển tốt. Hãy lắng nghe họ với thái độ tơn trọng, nhà trường sẽ có thêm một lực lượng tư vấn giáo dục ngoài nhà trường đắc lực.
- Bản thân nhà trường cũng phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: ủng hộ các quỹ từ thiện cho giáo dục, xây nhà tình thương cho các gia đình học sinh nghèo, trực tiếp thực hiện các chương trình chia sẻ thơng tin về giáo dục, chương trình ủng hộ vùng sâu vùng xa, ủng hộ các hồn cảnh khó khăn,… Bên cạnh đó huy động cha mẹ học sinh trực tiếp cùng tham gia với nhà trường. Một mặt chăm lo cho các hồn cảnh khó khăn, mặt khác cha mẹ học sinh cũng thấy được công việc cụ thể nhà trường đã làm để giáo dục tinh thần tương thân tương ái cho các em qua những hoạt động
thiết thực. Có như vậy ngơi nhà chung mới thật sự ấm cúng. Phụ huynh học sinh lại càng phấn khởi với những hoạt động mà nhà trường làm được, họ sẵn sàng ủng hộ thời gian, các mối quan hệ, trí tuệ và vật chất vào nâng cao chất lượng của nhà trường.
3.2.8.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Nhà trường phải có kế hoạch hoạt động cụ thể cần huy động cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội giúp đỡ. Tuy nhiên các hoạt động đưa ra phải đúng thời điểm, đúng nội dung và có ý nghĩa, tạo sự tin tưởng của các thành viên trong nhà trường và xã hội.
- Nhà trường cũng phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Trong tất cả các hoạt động cần sự ủng hộ về thời gian, trí tuệ, vật chất của cha mẹ học sinh thì đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường phải là những người nhiệt tình tham gia đầu tiên. Có như vậy thì ngay từ hình ảnh ban đầu đã thuyết phục được sự tin tưởng của cha mẹ học sinh đến những hứa hẹn về chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.