Tình hình giáo dục và đào tạo huyện Từ Liêm

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Từ Liêm trong những năm vừa qua ln có sự chuyển biến rõ rệt về lượng và chất; qui mô mạng lưới Giáo dục và Đào tạo ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập liên tục và học tập suốt đời của nhân dân. Chất lượng giáo dục có tiến bộ rõ rệt, tỉ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi và tốt nghiệp các cấp năm sau cao hơn năm trước. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được tăng cường và củng cố theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Công tác đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho hoạt động giáo dục được quan tâm và đi vào chiều sâu. Huyện đã hồn thành cơng tác xóa phịng học cấp 4, cải tạo hệ thống chiếu sáng học đường ở tất cả các ngành học, cấp học. Toàn huyện đã xây dựng được 29 trường chuẩn Quốc gia (trong đó có 14 trường tiểu học).

Các cấp học thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy nội khố và ngoại khoá ; Đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua các hoạt động chuyên đề là nhiệm vụ trọng tâm trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Các trường đều thực hiện nghiêm túc quy chế chăm sóc ni dưỡng trẻ.

Phong trào thi giáo viên dạy giỏi được duy trì trong các trường. Hội thi giáo viên giỏi được tổ chức từ trường tới huyện và thành phố. Trong các tiết

học giáo viên đã kết hợp các phương tiện đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Các tiết thi dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố có nhiều đổi mới trong phương pháp và sáng tạo trong sử dụng đồ dùng dạy học. Việc đổi mới phương pháp và cách đánh giá học sinh đã được đưa ra tổ nhóm thảo luận, qn triệt và từng bước đã tìm ra các giải pháp nâng tỉ lệ học sinh khá- giỏi và giảm tỉ lệ học sinh yếu kém. Tiếp tục triển khai kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.

Cán bộ quản lý và giáo viên nịng cốt ln được tập huấn về hướng dẫn nhiệm vụ năm học và bồi dưỡng chuyên môn hàng năm.

* Giáo dục tiểu học ngồi cơng lập của huyện Từ Liêm

Theo Báo cáo thống kê năm học 2010 - 2011 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Từ Liêm thì tồn huyện trong năm học vừa qua có 24091 học sinh, trong đó có 5943 học sinh của các trường dân lập, chiếm gần 25% tổng số học sinh toàn huyện. Cùng với các trường công lập, các trường ngồi cơng lập đã đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, giảm áp lực sĩ số cho các trường cơng lập. Đặc biệt các trường ngồi cơng lập đã thu hút được sự đóng góp của nhân dân, của các tổ chức xã hội đầu tư cho giáo dục. Hầu hết, các trường ngồi cơng lập đảm bảo được chất lượng giáo dục đại trà, bên cạnh đó cịn đào tạo mũi nhọn và dạy tăng cường tiếng nước ngoài cho học sinh ngay từ lớp 1, thu hút sự đầu tư của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vào giáo dục Việt Nam như liên kết giáo dục với cá cơ sở giáo dục của các nước như Úc, Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, …

Mặt khác, do nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là thu nhập bình quân đầu người của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng trong nhiều năm trở lại đây đều tăng là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển các trường ngồi cơng lập. Hơn nữa, thủ đơ Hà Nội là cái nơi đào tạo giáo viên có chất lượng nên thu hút được rất nhiều học sinh, sinh viên, giáo viên giỏi của các tỉnh về học và có nhu cầu ở lại thủ đô để giảng dạy trong khi

hộ khẩu chưa có nên khơng được dự tuyển vào các trường cơng lập. Chính vì vậy, nhiều giáo viên giỏi muốn được làm việc tại Hà Nội thì đều tìm đến các trường ngồi cơng lập.

Bên cạnh đó, các trường ngồi cơng lập cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết phải kể đến khó khăn về nguồn vốn, trong thời buổi hiện nay để xây dựng một ngơi trường thì các trường ngồi công lập phải đấu thầu và trả tiền mua đất, tiền xây dựng trường, tự mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học nên phải huy động vốn rất lớn trong khi quỹ đất của thành phố ngày càng bị thu hẹp bởi các dự án xây dựng nhà ở nên để có một ngơi trường khang trang trên một khu đất riêng là vơ cùng khó khăn. Nếu đến nơi có thể có nguồn đất thì dân trí ở đó cịn hạn chế, thu nhập thấp thì họ cũng khơng có khả năng cho con học tập các trường ngồi cơng lập. Vì vậy thực tế tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm có tới 5/6 trường tiểu học ngồi công lập của huyện với gần 6000 học sinh nhưng số học sinh của xã cũng như của huyện Từ Liêm chỉ chiếm khoảng 10% mà chủ yếu là con của các gia đình khá giả có điều kiện mua chung cư xung quanh đó.

Một khó khăn nữa đối với các trường ngồi cơng lập là tư tưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại trường không ổn định do chế độ bảo hiểm xã hội của các nhà trường đối với họ hầu như không đảm bảo như giáo viên trường công lập. Chỉ sau vài năm khi tốt nghiệp ra trường, họ vào làm việc trong các trường ngồi cơng lập và khi có điều kiện là họ chuyển vào trường công lập hoặc các cơ quan Nhà nước để có vị trí làm việc ổn định hơn. Chính vì vậy hàng năm các trường ngồi cơng lập rất khó khăn trong việc ổn định đội ngũ cũng như giữ chân cán bộ, giáo viên, nhân viên giỏi.

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w