X Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc
5 I-sắc Niu-tơn 60 18 60 17 60
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng mục tiêu phát triển của nhà trường
tới có phù hợp với xu thế phát triển chung hay khơng. Chính vì vậy Hội đồng quản trị nhà trường phải có chung mục đích, chung ý tưởng và đồng thuận trong quá trình nhà trường hoạt động.
Cần được sự hỗ trợ và tạo điều kiện về mặt pháp lý của các cấp, các ngành có liên quan, cha mẹ học sinh tin tưởng và ủng hộ vào chiến lược phát triển của nhà trường.
Cần có sự thống nhất về mặt pháp lý trong các quy định đối với nhà trường công lập và quy định đối với nhà trường ngồi cơng lập.
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng mục tiêu phát triển củanhà trường nhà trường
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nhà trường tiểu học ngồi cơng lập, giáo viên phải có những kỹ năng sau đây: Bên cạnh những các kỹ năng trình bày bài dạy mỗi ngày, giáo viên cần có các kỹ năng khác như quản lý và tổ chức, giao tiếp, quản lý dự án; Thông thạo các kỹ năng sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin mới như Internet, giảng dạy trực tuyến, giảng dạy bằng video, … ; Làm quen với các phương pháp mới trong các lĩnh vực đặc biệt của việc giảng dạy như đánh giá hồ sơ, giảng dạy dựa vào vấn đề, nội dung… ; Làm quen với môi trường giáo dục mới với các tổ chức và dự án, với các thuật ngữ và cách làm việc mới, trong đó việc đánh giá giáo viên, hệ thống kiểm tra, đảm bảo chất lượng, tự chủ và tính chịu trách nhiệm sẽ trở thành những khái niệm và hoạt động thường xuyên.
Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, phát triển đồng bộ để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Tập thể sư phạm của đơn vị hiểu rõ nhiệm vụ của nhà trường trong từng giai đoạn để không chỉ bản thân giáo viên thích ứng mà cịn có đủ năng lực để chủ động hội nhập, tham gia tích cực vào q trình xây dựng nhà trường.
Đáp ứng yêu cầu xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phát triển và nâng cao nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Để xây dựng được đội ngũ đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, các nhà trường cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngay từ trong trường sư phạm, từ khi mới tuyển và bồi dưỡng thường xuyên. Nội dung bồi dưỡng bao gồm cả phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, kiến thức cơ bản, kỹ năng sư phạm, kỹ năng quản lý. Cụ thể cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Nâng cao nhận thức trong tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường về tầm quan trọng của việc xây dựng và giữ gìn uy tín nhà trường tiểu học ngồi cơng lập trong xã hội hiện nay. Xây dựng và giữ gìn uy tín cho nhà trường là xây dựng và giữ gìn uy tín cho chính bản thân mình. Khi được cơng tác trong một nhà trường có uy tín trong xã hội thì uy tín của bản thân cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường cũng được nâng cao lên.
- Thường xuyên nâng cao chất lượng chun mơn, năng lực sư phạm, tình cảm nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Các trường ngồi cơng lập nói chung và các trường tiểu học ngồi cơng lập nói riêng đều đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cho mình một đội ngũ chun nghiệp cho nhà trường của mình. Trong đó đội ngũ giáo viên sẽ quyết định phần lớn niềm tin của cha mẹ học sinh, quyết định bản sắc riêng của nhà trường và đặc biệt chất lượng nhà trường như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ giáo viên - người trực tiếp dạy học và giáo dục học sinh.
- Phát huy dân chủ trong nhà trường, đề cao vai trò, vị thế của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các hoạt động giáo dục. Đây là nội dung quan trọng cho các nhà trường. Trong cơ chế đổi mới, cần phát huy tính dân chủ để huy động mọi sức mạnh của đội ngũ, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh.
Trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội được thông qua trong Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định giá trị của tính dân chủ trong giáo dục: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ, phát huy vai trị của tổ chức Đảng, Đồn thanh niên, Cơng đồn trong nhà trường. Biện pháp này đối với các trường ngồi cơng lập là biện pháp hữu hiệu để thu hút cán bộ, giáo viên, nhân viên giỏi tập trung về trường và họ yên tâm, ổn định cơng tác tại trường. Điều đó đồng nghĩa với đội ngũ của trường ổn định, chất lượng dạy học được đảm bảo và duy trì. Các nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chế độ chính sách đối với các thành viên trong nhà trường để động viên tinh thần làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiều Hội đồng quản trị của các trường tiểu học ngồi cơng lập huyện Từ Liêm cịn chưa thực sự quan tâm đến chế độ chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên: chưa tiến hành đóng bảo hiểm xã hội hay chỉ đóng bảo hiểm xã hội cho một nhóm người hoặc mức đóng quá thấp (khơng phải đóng theo mức lương được hưởng như quy định đối với các doanh nghiệp mà đóng theo bậc lương của cơng chức Nhà nước); hoặc đơn cử chỉ là chế độ nghỉ phép hàng năm cũng chưa được đảm bảo đầy đủ. Việc quan tâm đến chế độ chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong một số trường ngồi cơng lập khơng được thường xun. Điều đó dẫn đến tình trạng nhà trường nào khơng đảm bảo quyền lợi cho họ thì họ chỉ vào làm trong một thời gian, khi có điều kiện họ chuyển vào trường cơng lập hoặc sang trường ngồi cơng lập khác có chế độ tốt hơn. Chính vì vậy, các trường tiểu học ngồi cơng lập có uy tín thì ngày càng thu hút được cán bộ, giáo viên, nhân viên giỏi và ngược lại. Như vậy trong các nhà trường đó, đội ngũ ln có sự thay đổi kéo theo chất lượng sẽ khó được duy trì và phát triển. Đội ngũ khơng
ổn định và sẽ không tạo được niềm tin tưởng cho cha mẹ học sinh và như vậy nhà trường không xây dựng được uy tín của mình là điều tất yếu.
- Giám sát, kiểm tra và rút kinh nghiệm công tác giảng dạy và giáo dục của cán bộ, giáo viên, giáo viên trong nhà trường. Chúng ta biết tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên khi xác định làm trong trường ngồi cơng lập họ đã chấp nhận sự thật là luôn luôn phải phấn đấu, trau dồi kinh nghiệm để hồn thiện chun mơn, đáp ứng sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên do đặc thù người Việt Nam sống trong nền bao cấp lâu nên tính tự giác chưa cao, chỉ khi nào kiểm tra thì mới làm, khơng kiểm tra, khơng giám sát thì khơng làm hoặc làm theo kiểu đối phó. Chính vì vậy nhiều trường không làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thì chất lượng dạy học khơng cao và luôn bị động trước những thay đổi của xã hội.
3.2.2.3. Cách tiến hành biện pháp
Xây dựng đội ngũ xuất phát từ yêu cầu học tập của học sinh và những thay đổi ngày càng hiện đại của xã hội. Do vậy, các thành viên trong nhà trường cần được trang bị thêm những kiến thức tổng kết từ thực tiễn, theo chiến lược phát triển của từng nhà trường. Mỗi thầy cô giáo đều được đào tạo ở trường Sư phạm và đạt được một trình độ nhất định về kiến thức, kỹ năng. Nhưng điều quan trọng là khi thực hiện quá trình dạy học và giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là làm việc trong mơi trường ngồi cơng lập, người cán bộ, giáo viên càng phải không ngừng vươn lên để thể hiện được khả năng, năng lực sư phạm đối với công việc, đối với đồng nghiệp và học sinh. Muốn vậy, họ phải luôn tự học, tự rèn luyện, học tập suốt đời. Về phía nhà trường phải có những biện pháp thường xun nâng cao chất lượng đội ngũ về phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu giáo dục tiểu học ngồi cơng lập. Có nhiều hình thức bồi dưỡng chất lượng đội ngũ trong nhà trường, nhưng số lượng được đi đào tạo nâng cao ở ngồi trường khơng được nhiều nên cần đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ nhà trường dưới các hình thức sau:
- Thường xuyên tổ chức lớp chuyên đề về dạy học và giáo dục học sinh. Ban giám hiệu chỉ đạo xây dựng chuyên đề ở tất cả các môn học, các mảng hoạt động trong nhà trường. Nội dung chú trọng những vấn đề còn vướng mắc, còn tồn tại, cần được đưa ra bàn bạc, thống nhất tập thể. Sau đó phải tổ chức tốt việc rút kinh nghiệm để thống nhất được cách thực hiện, giải đáp được những vướng mắc.
- Tổ chức tốt các phong trào thi đua trong nhà trường ngay từ đầu năm. Tất cả các phong trào thi đua đều phải có tiêu chí đánh giá rõ ràng để cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có định hướng phấn đấu, vươn lên trong hoạt động của mình.
- Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của các bộ phận. Với giáo viên sẽ được được bàn bạc, trao đổi bài khó, tiết khó, đưa ra các phương án giải quyết các vấn đề khó trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Với các nhân viên phụ trách các hoạt động khác sẽ có cơ hội học hỏi, thống nhất cách thức thực hiện các hoạt động của mình trong nhà trường để đáp ứng các dịch vụ trong nhà trường.
- Mở rộng các cuộc giao lưu, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các trường danh tiếng ở trong nước và nước ngoài.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho đội ngũ nhà trường như: Kiến thức chuyên môn, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng ứng xử trong và ngoài nhà trường....
- Ban giám hiệu tích cực thanh tra các hoạt động trong nhà trường để đánh giá chính xác và uốn nắn kịp thời năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đồng thời qua đó sẽ đánh giá được khả năng của mỗi thành viên trong nhà trường, từ đó có kế hoạch phát huy những ưu điểm, mặt mạnh, cũng như bồi dưỡng trực tiếp những mặt còn hạn chế.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm khuyến khích, động viên và thu hút cán bộ, giáo viên giỏi vào trường.
- Phát huy vai trị chủ động của các tổ chun mơn trong công tác tự bồi dưỡng trong nhà trường, tạo bầu khơng khí dân chủ, tin cậy lẫn nhau.
- Trân trọng, chấp nhận cá tính, chấp nhận sự khác biệt của từng thành viên trong nhà trường.
Kết quả của việc xây dựng đội ngũ phải được thể hiện ở việc mở rộng tầm nhìn, nhận thức rõ sứ mệnh cá nhân, của tập thể, nâng cao khả năng tham gia vào quá trình xây dựng uy tín của nhà trường.
Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác xây dựng đội ngũ tại đơn vị theo từng thời kỳ một cách nghiêm túc, tạo cơ sở để lập kế hoạch giai đoạn kế tiếp một cách chuẩn xác, tạo cơ hội cho mọi thành viên của trường phát huy hết khả năng cho hoạt động của mình. Đó là cách huy động được nguồn lực lớn nhất cho sự phát triển của nhà trường.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hội đồng quản trị nhà trường phải nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề ổn định chất lượng đội ngũ trong việc thực hiện chiến lược phát triển, đảm bảo chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường. Từ đó xây dựng được kế hoạch sử dụng tài chính riêng để đầu tư cho việc bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cũng như đảm bảo chế độ xã hội cho các thành viên làm việc trong nhà trường.
Hợp đồng lao động của trường ngồi cơng lập cần chặt chẽ, phù hợp, đòi hỏi các thành viên trong nhà trường không ngừng phấn đấu rèn luyện bản thân đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của nhà trường.
Ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ theo từng giai đoạn, từng chu kì cho cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
Hiệu trưởng phải sắp xếp công việc của trường một cách hợp lý, khoa học, phân công trách nhiệm rõ ràng để các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có đủ thời gian học tập nâng cao trình độ đáp ứng sự phát trển của nhà trường.
Tóm lại: Tập trung đầu tư mạnh mẽ vào công tác xây dựng đội ngũ tại đơn vị là biện pháp rất quan trọng, tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo dựng uy tín của đội ngũ giáo viên, góp phần xây dựng và giữ gìn uy tín nhà trường.