Xây dựng giá trị văn hoá đặc trưng của nhà trường

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 91 - 93)

X Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc

5 I-sắc Niu-tơn 60 18 60 17 60

3.2.5. Xây dựng giá trị văn hoá đặc trưng của nhà trường

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng giá trị văn hóa đặc trưng của nhà trường để nhà trường ln có nền nếp tốt về dạy và học; học sinh có ý thức kỷ luật, có tinh thần tích cực, chủ động, say mê học tập; giáo viên tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc được giao; tập thể sư phạm nhà trường ln có sự đồng thuận lớn, tạo một mơi trường tích cực và thân thiện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, ngày càng khẳng định uy tín của nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Văn hóa nhà trường thể hiện ở mọi góc độ nhà trường, bao gồm từ phong cách ngơn ngữ của giáo viên và học sinh, cách bài trí lớp học như thế nào ,... cũng như thái độ quan tâm của họ đối với những nội dung chương trình và phương pháp giáo dục, đến những định hướng giá trị nhân cách của học sinh (và cả của giáo viên) trước những thay đổi của cuộc sống trong xã hội hiện đại. Nói chung, một mơi trường giáo dục văn hố, lành mạnh, quan tâm đến chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh sẽ giảm bớt được xung đột và tăng tính ổn định. Do đó các nhà trường, đặc biết các nhà trường tiểu học ngồi cơng lập phải bắt đầu xây dựng văn hóa trong mọi hoạt động của mình.

Trước hết cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, công nhân viên, đội ngũ giáo viên và tồn thể học sinh sinh viên về cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường;

Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng văn hóa nhà trường;

Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên; Tăng cường quản lý nề nếp dạy học và chất lượng dạy và học;

Đẩy mạnh vai trò của đồn thanh niên, coi đó là lực lượng nịng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh sinh viên;

Xây dựng mơi trường cảnh quan văn hóa, khn viên xanh sạch đẹp kết hợp với tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhà trường, lớp học;

Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình; Tổ chức phong trào thi đua xây dựng "nếp sống văn minh" giữa các lớp, các khối lớp vào trong toàn bộ các đơn vị của nhà trường;

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thơng trong cơng tác xây dựng văn hóa đặc trưng của nhà trường.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường có mục tiêu giáo dục rõ ràng.

Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm và ln ý thức được là tấm gương cho học sinh noi theo về thực hiện nền nếp kỷ cương của nhà trường.

Các tổ chức Đội Thiếu niên, Đồn thanh niên, Cơng đoàn nhà trường phát huy vai trị của mình, tổ chức tốt các hoạt động tập thể và làm tốt cơng tác thi đua, góp phần xây dựng và tạo nền nếp tốt cho nhà trường.

Hội cha mẹ học sinh cùng hợp tác trong công việc giáo dục học sinh. Tóm lại: Việc xây dựng nền nếp kỷ cương nhà trường là một vấn đề rất cần thiết, địi hỏi phải có sự thống nhất về chủ trương, biện pháp của tất cả mọi thành viên trong nhà trường. Muốn vậy thì các biện pháp cần phải thực

hiện đồng bộ sẽ tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng giảng dạy của nhà trường, tạo uy tín của nhà trường trong xã hội.

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục xây dựng uy tín trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn huyện từ liêm,thành phố hà nội (Trang 91 - 93)